Lưu ý khi dùng nước thanh nhiệt từ cây cỏ
Vào những ngày hè, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn.
Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp trên thị trường hiện nay, nhưng xu hướng lựa chọn và tự chế biến nước uống giải nhiệt từ những cây cỏ theo kinh nghiệm dân gian lại được ưa chuộng
Các loại nước như nước trà xanh, nước nụ hoặc lá vối, nước nhân trần, nước la hán, nước chó đẻ răng cưa, nước rau má, nước chè vằng, nước mía, nước cỏ ngọt, nước râu ngô, nước cúc hoa, nước hoa hòe, nước quả dứa dại, nước mạch môn, nước đậu đen sao cháy, nước khổ qua, nước bí đao… là thức uống bổ dưỡng trong mùa hè, rất tốt với những người có thể chất “thiên nhiệt”.
Hoa cúc tươi nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, nên bảo quản cẩn thận.
Người ta có thể dùng độc vị hoặc có thể dùng một vài vị phối hợp với nhau để tạo nên những thứ nước giải khát thơm ngon, dễ uống và làm tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, mát gan như hoa hòe với cúc hoa, đậu đen với mạch môn, nụ vối với la hán, râu ngô với quả dứa dại…, thậm chí có thể phối hợp khá nhiều vị với nhau để tạo nên các loại trà tam bảo, ngũ bảo, bát bảo rất hấp dẫn.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, “nhiệt” là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp, nhiệt nặng hơn được gọi là “hỏa”. Nhiệt được tạo nên từ nhiều nguồn: từ ngoài là do ngoại tà xâm nhập bên trong cơ thể mà hóa sinh, đặc biệt là hai nhân tố thử và thấp thường gặp vào mùa hè. Tính chất của nhiệt là nóng bức, dễ gây hao tổn tân dịch và hình thể.
Video đang HOT
Tùy theo vị trí tác động mà nhiệt tạo nên các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau: nhiệt tích ở da (bì phu) gây mụn nhọt, lở loét; nhiệt tích ở đường hô hấp (phế tạng) gây đau họng, viêm khí phế quản, viêm phổi…, nhiệt tích ở đường tiêu hóa (tỳ, vị, đại tràng) gây tưa lưỡi, loét miệng, viêm dạ dày, loét hành tá tràng, táo bón, trĩ hạ…
Theo nghiên cứu hiện đại, các cây cỏ này đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau. Mỗi loại có các tác dụng riêng biệt như nước hoa cúc làm hạ huyết áp, nước hoa hòe làm bền vững thành mạch máu, nước rau ngô và dứa dại lợi tiểu và làm tan sỏi đường tiết niệu, nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào gan, nước nụ vối kích thích tiêu hóa… Tuy nhiên, dù là thực phẩm đi nữa khi sử dụng các loại nước giải khát, thanh nhiệt này cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:
Trước hết, liều lượng cần vừa phải, tránh lạm dụng quá mức, đặc biệt đối với trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu dễ bị lạnh bụng, đi lỏng. Nếu có dùng cam thảo để tạo nên vị ngọt, dễ uống thì tuyệt đối không dùng quá nhiều, thông thường mỗi ấm trà chỉ cho vài ba lát là được.
Sau những bữa ăn có nhiều đồ sống lạnh thì nên giảm lượng cấc loại nước uống này để tránh gây rối loạn tiêu hóa.
Khi chọn mua các cây cỏ này ở dạng khô thì phải tránh thứ bị ẩm mốc và đã để quá lâu. Tốt nhất là nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, bảo quản cẩn thận để dùng dần.
Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối.
BS. Thanh Hà
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết
Trong y hoc cô truyên, sôt xuât huyêt đươc xêp vao nhom ôn bênh va ôn dich va đươc tri liêu băng nhiêu biên phap khac nhau, trong đo co viêc sư dung cac kinh nghiêm dân gian. Bai viêt nay xin đươc giơi thiêu môt sô bài thuốc tiêu biêu điều trị sốt xuất huyết độ I và II, đơn gian, dê kiêm ơ nông thôn va vung sâu, vung xa.
Lá cối xay
Bai 1: Rau ma 20g, co mân trâu 20g, la huyêt du 20g, la côi xay 20g, co nho nôi sao chay 40g, săc đăc uông.
Bai 2: La côi xay, la bông ma đê (hoăc rau ma hoăc co mân trâu hoăc co tranh) môi thư 10 - 20g, co nho nôi tươi 30 - 40g (nêu khô thi 15 - 20g), trăc ba diêp sao đen 12g (hoăc la huyêt du hoăc hoa hoe 16g), săc uông trong ngay. Nêu co ban ngưa cho thêm rau sam 20g; nêu đai tiên tao cho thêm mông tơi 20g hoăc rau sam 20g.
Bai 3: Lá cúc tần 12g, cỏ nho nôi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nêu không co thi thay băng kinh giơi sao đen 12g), sắn dây 20g nêu không co thi thay băng la dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, săc vơi 600ml nước trong 30 phút, uống âm, chia 3 lần trong ngay.
Bai 4: Sinh đia 12g, mach môn 12g, hoa hoe 12g, huyên sâm 12g, co nho nôi khô 30g, săc vơi 3 bat nươc, cô lai con 1 bat chia uông 2 lân trong ngay. Dung tôt cho trương hơp co xuât huyêt dươi da, nôn hoăc đai tiêu tiên ra mau.
Bai 5: Rau diêp ca 100g, rau ngot 100g, co nho nôi 50g, rưa sach, vo vơi nươc sôi đê nguôi, chia uông nhiêu lân trong ngay.
Bai 6: Hanh thai (sâm cau) sao đen 20g, trăc ba diêp sao đen 16g, co nho nôi 12g, qua danh danh sao đen 8g, săc vơi 600ml nươc, cô lai con 300ml, chia uông 6 lân trong ngay. Dung tôt cho trương hơp sôt cao va đa co ban xuât huyêt.
Bai 7: Cỏ nho nôi 20g, la cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, săc vơi 600ml nước trong 30 phút, uông ấm chia 3 lần trong ngay.
Bai 8: Cỏ nho nôi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nêu không co thi thay băng la côi xay 12g), bông mã đề 16g (nêu không co thi thay băng la tre 16g, gừng tươi 3 lát, săc vơi 600ml nước sạch trong 30 phút, uông ấm, chia 3 lần trong ngay. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.
Lưu ý: Chi đươc dung đơn thuân cho sôt xuât huyêt đô I (người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết) và cấp độ II (người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết: xuất huyết dưới da, ra máu cam, ra máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài). Vơi đô III va IV (bệnh nhân có biểu hiện sốc và sốc nặng) nhât thiêt phai sư dung cac biên phap cua y hoc hiên đai, cac bai thuôc nay chi co tac dung hô trơ điêu tri.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn
Theo Sức khỏe Đời sống
Răng sữa hư, nhổ bỏ sẽ gây hại răng vĩnh viễn? Con trai tôi 5 tuổi, có vài cái răng sữa sâu nặng, tôi định cho con đi nhổ luôn vì cũng sắp đến tuổi thay răng nhưng dì tôi nói nhổ răng sữa sớm thì răng vĩnh viễn sẽ mọc rất xấu, dễ hỏng. Tôi cho con đánh răng thường xuyên, ngày 2 lần nhưng không hiểu sao răng thằng bé vẫn bị...