Lưu ý khi đắp mặt nạ dưỡng da
Có một thói quen của nhiều chị em là đắp mặt nạ nằm xem phim, đọc truyện, đọc báo thậm chí là ngủ. Những việc làm này sẽ khiến bạn bị phân tán tư tưởng, quên mất thời gian phải bỏ mặt nạ đi.
Việc đắp mặt nạ thiên nhiên tại nhà được rất nhiều chị em ưa chuộng vì nghĩ rằng không gây hại cho da mặt. Tuy nhiên nếu không đắp mặt đúng cách thì có thể dẫn đến việc không những không làm da tốt lên mà còn gây ra mụn và tổn hại cho da.
1. Đắp mặt nạ nhiều lần một tuần
Nếu bạn đắp mặt nạ thiên nhiên và thấy tốt cho da rồi tự ý tăng tần suất đắp mặt lên 4, 5 lần một tuần hoặc nhiều hơn nữa là không đúng. Việc đắp mặt quá thường xuyên, kể cả đối với mặt nạ từ hoa quả sẽ làm da mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ bề mặt. Đó là lớp dầu giúp da chống lại những tác động của môi trường, dẫn đến việc da dễ bị tổn thương.
Chỉ nên đắp mặt tối đa 3 lần một tuần.
Lời khuyên: Với bất kì loại mặt nạ dưỡng da nào, bạn chỉ nên sử dụng 1 đến 3 lần một tuần.
2. Để mặt nạ quá lâu trên da
Có một thói quen của nhiều chị em là đắp mặt nạ nằm xem phim, đọc truyện, đọc báo thậm chí là ngủ. Những việc làm này sẽ khiến bạn bị phân tán tư tưởng, quên mất thời gian phải bỏ mặt nạ đi. Điều này sẽ trở thành điểm &’tiêu cực’ cho làn da của bạn. Việc lưu giữ quá lâu dưỡng chất trên da sẽ không làm tăng hiệu quả mà còn làm da bị bưng bít, thiếu oxy. Ngoài ra, khi mặt nạ để lâu khô đi, da cũng bị mất nước theo.
Không được đắp mặt nạ quá lâu, đặc biệt tránh đắp mặt nạ rồi để qua đêm.
Lời khuyên: Đối với tất cả các loại mặt nạ, chỉ nên đắp không quá 15 phút để da hấp thu đủ dưỡng chất mà không làm mất đi độ ẩm.
Video đang HOT
3. Đắp mặt nạ khi bị mụn
Da bị mụn tuyệt đối không nên đắp các loại mặt nạ có thành phần dưỡng chất không có tác dụng diệt khuẩn như: Dưa chuột, lòng đỏ trứng gà…Những dưỡng chất này không thể giúp bạn loại bỏ mụn mà còn là môi trường tốt để vi khuẩn mụn phát triển. Vì thế, khi da bị mụn, phải tìm hiểu thật kĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm đắp mặt nào.
Đắp mặt nạ khi bị mụn thậm chí còn làm mụn phát triển thêm.
Lời khuyên: Tốt hơn hết khi bị mụn, bạn phải giữ gìn da thật sạch sẽ, chỉ đắp các loại mặt nạ có thành phần diệt khuẩn tốt như: Mật ong, dầu olive, dầu dừa…tuy nhiên, có những làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng, do vậy phải hết sức thận trọng khi đắp mặt lúc da bị mụn.
4. Đắp mặt nạ quá dày
Bạn nghĩ rằng đắp mặt nạ dày thì se có tác dụng nhiều hơn? điều này là sai lầm. Có thể với nhiều loại mặt nạ, khi đắp dày thì sẽ khiến cho bề mặt da tiếp xúc với dưỡng chất nhiều hơn, thúc đẩy lưu thông máu, làm cho dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn vào tế bào da. Tuy nhiên, mặt nạ quá dày sẽ làm cho lỗ chân lông của bạn giãn ra to hơn mức bình thường rất nhiều để hấp thu dưỡng chất. Vì thế, đắp mặt nạ dày sẽ làm lỗ chân lông to ra, bụi bẩn vi khuẩn sẽ dễ đi sâu vào lớp biểu bì da hơn.
Tránh tuyệt đối việc đắp mặt nạ &’dày cộp’ trên da.
Lời khuyên: Chỉ nên bôi một lớp mặt nạ mỏng, tránh tuyệt đối vùng da mắt.
5. Không phân biệt thành phần mặt nạ
Đây là sai lầm hay mắc phải nhất của các chị em khi làm đẹp. Chúng ta thường thấy hướng dẫn đắp mặt làm trắng, trị mụn bất kì và làm theo mà không để ý đến việc da mình có phù hợp với các thành phần đó hay không. Có những loại mặt nạ chỉ phù hợp với da nhờn, có loại mặt nạ chỉ hợp với da khô. Nếu dùng sai, da bạn có thể bị kích ứng, gây hại cho da. Ví dụ da bạn đã bị nhờn nhưng lại dùng mặt nạ cho da khô, cung cấp thêm dưỡng ẩm, da sẽ càng trở nên bóng dầu hơn.
Cân nhắc thật kĩ việc đắp mặt nạ nào phù hợp với làn da của bạn.
Lời khuyên: Phải tìm hiểu thật kĩ thành phần của hỗn hợp đắp mặt và xem xét da bạn thuộc loại da nào, có phù hợp với các thành phần đó hay không.
Theo Blogsuckhoe
Nghẹt thở cứu hộ nạn nhân rơi xuống hang sâu 70 m
"Hang đá quá sâu, đáy hang lại rất nhỏ, nhiều mô đá nhô ra, trong khi nạn nhân bị đa chấn thương và đã bất tỉnh. Tôi buộc dây thừng vào bụng nạn nhân, một tay đỡ bình ô xy, một tay giữ người nạn nhân không va đập vào vách đá trong lúc mọi người kéo chúng tôi lên".
Lực lượng cứu hộ và người dân phối hợp cứu hộ nạn nhân - Ảnh: Hòa Lan
Thượng sỹ Đoàn Khánh Linh (Phòng Cảnh sát PCCC số 5, Nghệ An), kể lại cuộc giải cứu anh Đào Văn Tâm (44 tuổi, trú xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) bị rơi xuống hang đá sâu 70 m.
Thượng sỹ Linh cho biết, nhận được tin báo, anh cùng các đồng đội tới hiện trường, phối hợp với người dân địa phương và các lực lượng khác tổ chức cứu hộ anh Tâm. Do địa hình đường núi hiểm trở, nên xe cứu hộ không vào được hiện trường. Toàn đội phải khuân vác các phương tiện, vượt hơn 1 km mới tới được cửa hang, nơi anh Tâm gặp nạn.
Cửa hang, nơi anh Tâm bị rơi xuống - Ảnh: Hòa Lan
"Tôi được tổ công tác buộc dây thừng vào bụng, dùng đèn pin treo trên đầu để chiếu sáng. Do hang đá chỉ rộng khoảng 1 m, có nhiều mô đá nhô ra, trời tối, thiếu ô xy nên việc chui xuống hang sâu để cứu hộ nạn nhân gặp nhiều khó khăn. Người dân và tổ công tác từ từ thả dây, tôi luồn lách qua các mô đá, hơn 30 phút mới tiếp cận được nạn nhân", thượng sỹ Linh kể.
"Lúc đó anh Tâm đã bất tỉnh, đang bị mắc vào mô đá nhô ra giữa hang đá, bị gãy tay chân, chảy máu nhiều ở đầu. Tôi nói qua bộ đàm với anh em ở phía trên thòng thêm một dây thừng nữa xuống. Tôi buộc dây thừng vào bụng anh Tâm, rồi nói mọi người ở phía trên từ từ kéo lên", thượng sỹ Linh kể tiếp.
Theo thượng sỹ Linh, việc khó khăn nhất là khi đưa nạn nhân lên vì hang đá quá sâu, nhiều mô đá nhô ra trong khi đó anh Tâm đã bất tỉnh, phải cho thở bằng ô xy. "Tôi một tay đỡ bình ô xy cho anh Tâm thở, một tay giữ người anh Tâm luồn lách qua các mô đá để không bị va đập vào vách. May mắn là cuối cùng, chúng tôi cũng đưa được anh Tâm ra ngoài", thượng sỹ Linh nói.
Lực lượng cứu hộ và người dân phối hợp cứu hộ nạn nhân - Ảnh: Hòa Lan
Sau khi đưa nạn nhân lên khỏi hang sâu, anh Tâm được sơ cứu và đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An cấp cứu.
Chiều nay, 11.6, trả lời PV Thanh Niên Online, bác sĩ Trần Minh Long, Trưởng Khoa hồi sức tích cực ngoại khoa, Bệnh viện đa khoa Nghệ An, cho biết bệnh nhân Tâm nhập viện vào đầu giờ chiều 10.6, trong tình trạng đa chấn thương, chấn thương sọ não, gãy xương cổ tay, gãy cổ.
"Hiện tại bệnh nhân Tâm vẫn đang hôn mê, phải thở bằng máy, trong tình trạng nguy kịch", bác sĩ Long nói.
Anh Tâm vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Nghệ An trong tình trạng nguy kịch - Ảnh Phạm Đức
Như Thanh Niên Online đã đưa tin, sáng 10.6, trong lúc lên núi đá gần khu vực khai thác mỏ 99 (thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An), anh Đào Văn Tâm bị rơi xuống hang đá sâu khoảng 70 m.
Phạm Đức
Theo Thanhnien
4 thuyền viên tử vong trong hầm nước đá Ngày 24.4, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân khiến 4 thuyền viên tử vong trong hầm chứa nước đá của tàu cá BV 98569 TS do ông Đỗ Văn Tâm (ngụ TP.Vũng Tàu, làm chủ). Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang điều tra nguyên nhân khiến 4 thuyền...