Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư
Xạ trị là phương pháp thường được chỉ định để điều trị bệnh ung thư, dựa trên tác động phá hủy và tiêu diệt của những tia sóng năng lượng cao đến các tế bào ung thư.
Những bệnh nhân xạ trị ung thư sẽ gặp phải những tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc, đau sau xạ trị… Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trị bệnh thì những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư là vô cùng cần thiết.
Tìm hiểu về phương pháp xạ trị ung thư
Phương pháp xạ trị hiện nay được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh ung thư, nó giống với phẫu thuật ở chỗ điều trị tại chỗ nên chỉ gây ảnh hưởng đến một vị trí nhất định trong cơ thể người bệnh. Khi tiến hành xạ trị, những tia sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… sẽ tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư trên cơ thể người bệnh.
Không chỉ có khả năng chữa khỏi một số bệnh ung thư mà phương pháp xạ trị còn có thể giúp hỗ trợ trước và sau phẫu thuật điều trị bệnh ung thư, làm tăng hiệu quả của quá trình hóa trị và giảm nhanh các triệu chứng trên cơ thể người bệnh. Hiện nay, xạ trị có thể sử dụng độc lập hoặc cả xạ trị, hóa trị và phẫu thuật đều có thể được sử dụng cùng lúc trong điều trị nhiều căn bệnh ung thư.
Có thể tiến hành xạ trị ung thư bằng nhiều cách khác nhau như: Xạ trị áp sát, xạ trị chiếu ngoài, tiêm thuốc chứa đồng vị phóng xạ hoặc cho bệnh nhân uống thuốc, xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.
Loét sau xạ trị, buồn nôn, mệt mỏi hay rụng tóc, đau sau xạ trị….đều là những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi tiến hành xạ trị ung thư.
Những nốt ruồi xuất hiện trên da có thể là do ung thư tế bào hắc tố (Melanoma) – một căn bệnh ung thư da phổ biến gây chết người.
Trong toàn bộ quá trình xạ trị ung thư, người bệnh sẽ được điều trị, chăm sóc bởi một nhóm các chuyên gia y tế, gồm:
Bác sĩ chuyên khoa về xạ trị: Là những người có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản để điều trị ung thư bằng bức xạ, bác sĩ chuyên khoa về xạ trị sẽ là người chịu trách nhiệm chính về kế hoạch và quá trình xạ trị của bệnh nhân.
Kỹ sư vật lý y học: Là những người sẽ đảm bảo chất lượng của các thiết bị xạ trị, điều khiển máy móc thiết bị xạ trị phát ra liều điều trị đúng như phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, đồng thời hỗ trợ bác sĩ xạ trị lập kế hoạch điều trị và chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị.
Video đang HOT
Kỹ thuật viên xạ trị: Là người vận hành các thiết bị xạ trị và giúp bệnh nhân xạ trị hàng ngày.
Điều dưỡng xạ trị: Giúp bệnh nhân nắm bắt các thông tin về xạ trị cũng như theo dõi tác dụng phụ như loét sau xạ trị, đau sau xạ trị hay buồn nôn, rụng tóc ở người bệnh.
Ngoài ra, quá trình chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị cũng được thực hiện bởi các chuyên gia dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe hay kỹ thuật viên vật lý trị liệu khác.
Khi thực hiện xạ trị ung thư, bệnh nhân ung thư sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, đau sau xạ trị, chóng mặt hay rụng tóc do điều trị hóa chất… điều này là do nhiều tổn thương cục bộ gây nên. Do đó, chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư cần phải làm tốt cả quá trình trước, trong và sau khi tiến hành xạ trị.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trước khi xạ trị
Người bệnh trước khi tiến hành xạ trị cần được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, tránh căng thẳng, sợ hãi. Đặc biệt là cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường thể lực, cải thiện tình hình cục bộ, hạn chế tối đa viêm nhiễm cục bộ.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trong khi xạ trị: Trong quá trình xạ trị, nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện như kém ăn, xuất huyết, đau…thì cần phải được xử lý kịp thời. Lúc này, các bác sĩ sẽ chú ý điều chỉnh phương pháp điều trị và liều lượng thuốc, bảo vệ những phần không cần phải chiếu xạ, đồng thời sẽ cho người bệnh sử dụng vitamin B, thuốc an thần. Tiếp theo, người chăm sóc bệnh nhân ung thư cần giúp cơ thể bệnh nhân hấp thụ đầy đủ nước để làm giảm các phản ứng trên cơ thể và tránh những tổn thương cục bộ do xạ trị.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị: Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Chú ý phần da sau khi bị chiếu xạ cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóa học và vật lý, tránh cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi xạ trị.
Đối với những xạ trị cục bộ cụ thể như xạ trị thực quản thì sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm. Xạ trị trực tràng thì cần tìm cách tránh đại tiện khô, tránh bị táo bón….
Bệnh nhân cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.
Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Khi nào cần liên hệ với bác sĩ khi xạ trị ung thư: Bệnh nhân xạ trị ung thư cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng, phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các biểu hiện như:
Đau sau xạ trị không giảm, đặc biệt là đau luôn ở 1 vị tríCơ thể xuất hiện khối u bất thườngNôn, buồn nôn sau xạ trị, tiêu chảy, ăn uống kémSốt cao liên tụcDa nổi ban hoặc chảy máu bất thường.
Theo Vimec
Bé 21 tháng tuổi đánh bại ung thư giai đoạn cuối
Sau 5 đợt hóa trị, 2 lần ghép tế bào gốc và cả tá đợt xạ trị, một bé gái 21 tháng tuổi đã đánh bại hoàn toàn ung thư giai đoạn cuối.
Năm 2017, bé Molly Hughes 4 tháng tuổi ở bang Kentucky (Mỹ) được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối, khả năng chữa khỏi khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này là rất thấp.
Tuần qua, kết quả xét nghiệm cho thấy không còn dấu hiệu bệnh tật trong cơ thể bé.
"Chúng tôi thở phào. Cháu vui vẻ, chơi đùa và làm những việc bình thường như trước kia", mẹ Molly, chị Chelsea Hughes, nói với CNN ngày 5/4.
Molly được chẩn đoán có u nguyên bào thần kinh - một loại ung thư phát triển từ tế bào thần kinh. Bệnh này thường tấn công trẻ em dưới 5 tuổi, bác sĩ Kelly Goldsmith, người chỉ đạo chương trình điều trị tại bệnh viện nhi Atlanta, cho biết.
Ung thư có nguy cơ tái phát cao nên Molly sẽ phải đi khám mỗi tháng 3 lần trong vòng 5 năm, chị Hughes nói.
Molly đã bắt đầu dùng một loại thuốc mới đang được thử nghiệm. Thuốc này sẽ giúp ngăn ung thư tái phát. Nhưng chị Hughes nói: "Chúng tôi vẫn cần những lời cầu nguyện".
Bé Molly đã khỏi bệnh ung thư dù bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối. Ảnh: Chelsea Hughes.
130 đêm trong bệnh viện
"Khi bác sĩ phát hiện cháu bị ung thư, bệnh đã chạy khắp cơ thể con bé", chị Hughes kể.
Điều trị kéo dài khoảng 15 tháng, bao gồm hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, ghép tế bào gốc và liệu pháp miễn dịch. "Con bé thực sự ốm yếu. Việc điều trị quá khắc nghiệt đối với cơ thể trẻ con", mẹ của Molly kể.
Gia đình Molly đã trải qua khoảng 130 đêm ở trong bệnh viện. Mọi người đều bị ảnh hưởng, trong đó có anh trai của Molly (hiện nay 4 tuổi). Anh trai của Molly phải ở với bà ngoại.
Ngoài ra, một trong những đợt hóa trị khiến Molly bị điếc. Giờ đây, bé phải đeo máy trợ thính.
Vì Molly bị ung thư giai đoạn cuối ở phần ngực nên ngực bé không được để ướt. Tắm cho bé là việc rất khó khăn.
Để ăn mừng Molly khỏi bệnh, gia đình em sẽ sớm ra bãi biển. "Đây sẽ là lần đầu tiên con bé có thể bơi được", chị Hughes nói.
Bé Molly đã khỏi bệnh ung thư dù bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối. .
THÁI AN
Theo Tiền Phong
Bệnh nhân ung thư đầu cổ đầu tiên được xạ trị định vị thân Ngày 18/03/2019, 3 đơn vị của BV Ung Bướu TP.HCM gồm Khoa Xạ 3, Xạ 1 và Kỹ thuật Phóng xạ phối hợp triển khai kỹ thuật xạ trị định vị thân (SBRT) cho một bệnh nhân ung thư đầu cổ. Đây là ca đầu tiên BV Ung Bướu triển khai thực hiện kỹ thuật này với hệ thống máy xạ trị hiện...