Lưu ý gì khi bày biện bếp ăn trong mùa Tết?
Ngoài phòng khách, sân nhà thì gia chủ cũng cần lưu ý trang trí căn bếp hài hòa trong năm mới.
Nhà bếp là nơi quan trọng, nơi chứa lương thực và cũng là nơi gia đình sum họp cùng nhau trong những bữa cơm đầm ấm. Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi, để có một năm mới ấm cúng, nhà bếp cũng cần phải phải được chuẩn bị tươm tất theo những gợi ý dưới đây:
Lau dọn sạch sẽ bàn thờ TÁO QUÂN
Táo Quân là vị thần cai quản khói lửa, lương thực gia đình. Vào dịp năm mới, điều đầu tiên cần làm cho nhà bếp là lau dọn lại bài vị, lư hương và chum nước của Táo Quân. Bàn thờ ông Táo sạch sẽ đầu năm sẽ mang lại rất nhiều may mắn ấm cúng cho gia chủ cả năm.
Bếp lò sạch sẽ
Qua một năm nấu nướng liên tục, năm mới cần vượng khí mới và đây là lúc các bếp lò cần được làm sạch sẽ. Một căn bếp có các bếp lò bầy hầy dơ bẩn sẽ ngụ ý cho một năm mới nhếch nhác và không hanh thông gia đạo .
Thay hết chén dĩa bị sứt mẻ
Chén dĩa đựng thức ăn nếu sứt mẻ sẽ tượng trưng cho sự gây gỗ bất hòa trong năm mới. chúng ta nên để ý thay hết các vật dụng này, ít nhất trong những ngày Tết để mọi người sẽ dùng bữa với các vật dụng mới mẻ và nguyên vẹn. Cơm cũng ngon hơn và sự đầm ấm cũng thật nhiều.
Khăn trải bàn
Một chiếc khăn trải bàn mới tinh, sạch sẽ làm cho bữa ăn năm mới trang trọng, hấp dẫn hơn. Các loại khăn trải bàn có màu hồng nhạt, xanh lá nhạt hoặc màu trắng sẽ kích thích nhãn quan tỉnh táo và làm cho thức ăn bài trí trên đó được đẹp mắt, ngon miệng hơn.
Một gian bếp sạch đẹp mang lại cảm giác ấm cúng trong năm mới
Bàn ăn
Bàn ăn cực kỳ quan trọng vì đó là nơi cả nhà cùng hội tụ để dùng bữa. Nên chọn các loại bàn tròn hoặc oval vì dễ đễ bài trí thức ăn và quây quần cùng nhau. Bàn ăn vuông hoặc chữ nhật đôi khi vì các cạnh nhọn mà làm cho mọi người cảm thấy không thoải mái và kém tự nhiên.
Bàn ăn cũng nên có kích thước phù hợp với những thàng viên trong gia đình và không gian bếp, bàn ăn quá lớn làm nên cảm giác lạc lõng chơi vơi, bàn ăn quá nhỏ thì chật chội khó xoay trở .
Màu sắc
Đón năm mới, nhà bếp nên được sơn phết lại cho mới mẻ. Vì đây là khu vực nóng và thường có ám khói, dầu mỡ nên tường dễ cũ kỹ gây cảm giác không sạch sẽ. Nhà bếp nếu được sơn lại với các tông màu ấm áp, nhẹ nhàng như màu vàng nhạt của đất, trắng sữa, trắng kem sẽ mang lại cảm giác sạch sẽ và yên bình. Thích hợp cho các bữa cơm đầm ấm.
Chậu cây
Việc đặt 1 chậu cây xinh xắn tại 1 góc bếp hoặc là góc cửa bước vào trong bếp sẽ tạo thêm sức sống cho không gian khô nóng nhà bếp. Ngoài ra theo quy tắc ngũ hành tương sinh, mộc sinh hỏa tương sinh rất tốt cho nhà bếp.
Chậu nước
Có thể đặt chậu nước trong đó có vài cây thủy sinh và những chú cá nhỏ trên tủ lạnh, động thái này sẽ làm sinh động hơn cho nhà bếp và giảm căng thẳng mệt mỏi. Đừng quá căng thẳng khi đặt dấu hỏi tại sao lại dụng nước trong bếp, vì Thủy Hỏa Bất Tương Xạ có nghĩa lửa và nướckhông phải lúc nào cũng tiêu diệt nhau đâu.Chúng cũng cần song hành để cân bằng âm dương. Đặt 1 chậu nước nhỏ trên nóc tủ lạnh có thể dung hòa được khí nóng trong bếp.
Video đang HOT
Khánh Hòa
Theo vietnamnet
Căn bếp nhỏ xíu xây nhiều năm vẫn gọn đẹp như mới của mẹ đảm ở TP. HCM
Từng góc bếp ngăn nắp, từng khoảng diện tích nhỏ được tính toán kỹ lưỡng để bày biện vật dụng phù hợp... Tất cả những bí quyết ấy đã giúp chị Thùy Trang luôn giữ được không gian nấu nướng gọn gàng, đẹp mắt dù bếp đã thi công và sử dụng nhiều năm.
Đối với nhiều người phụ nữ, căn bếp là tình yêu lâu bền. Họ có thể nấu nướng nhiều món ngon cho gia đình, thể hiện tình yêu với tổ ấm bằng cách chăm chút, trang trí cho căn bếp.
Mỗi ngày đi làm về, họ đều tất bật nấu nướng, dọn dẹp. Giữ cho không gian nhỏ này luôn ấm cúng, gọn gàng cũng là một trong những cách giúp họ tạo thêm được nguồn cảm hứng chế biến nhiều món ngon, yêu tổ ấm của mình hơn.
Căn bếp của gia đình chị Thùy Trang (35 tuổi), sống ở quận Tân Bình, TP HCM là một ví dụ. Chị Trang hiện tại đang làm việc vị trí Hành chính - Nhân sự của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. vì tính chất công việc nên chủ yếu chị làm việc tại nhà. Nhờ vậy, chị cảm thấy thuận lợi hơn khi dành nhiều thời gian vào bếp, chăm chút từng bữa ăn hàng ngày cho gia đình mình gồm hai vợ chồng và một bé gái 4 tuổi.
Chị Thùy Trang yêu thích không gian nấu nướng của gia đình mình.
Không gian bếp nhỏ gọn được sắp xếp quy củ, gọn gàng.
Dù góc nấu nướng nhỏ nhưng vô cùng gọn và xinh.
Căn hộ chung cư nơi gia đình chị sinh sống có diện tích khoảng 90m2. Gian bếp được thiết kế mở kết nối với khu vực tiếp khách. Gia đình chị đã về ở trong căn hộ này được 5 năm kể từ khi nhận nhà từ chủ đầu từ. Không gian bếp được thiết kế sẵn khá hợp lý nên chị không sửa sang lại. Cách đây hơn 2 năm, chị Trang nhờ thợ đóng thêm đảo bếp, kệ lò vi sóng và kệ để đồ khô để tăng thêm không gian lưu trữ.
Chị Trang học hỏi những bí quyết hay giúp căn bếp luôn ưa nhìn.
Mỗi ngăn tủ đều được bố trí đồ đạc đúng cách.
Ngăn tủ phía dưới được chia kệ bên trong và thêm những giỏ nhựa để phân loại đồ đạc.
Từng ngăn nhỏ đều được bố trí hợp lý.
Góc ngăn kéo gọn gàng.
Khu vực bố trí đĩa, nồi.
Đồ gia dụng trong bếp.
Chị Trang hạn chế bày biện đồ bên ngoài.
Các ngăn kéo bên trong đều được cất trữ đồ ngăn nắp.
Bên cạnh đảo bếp là hệ tủ chữ L hợp lý với hình dạng không gian. Hệ tủ bếp trên được chị Trang bố trí sắp xếp bát, đĩa dùng hàng ngày và hệ tủ dưới là nơi cất trữ khuôn khay bánh, nồi chảo nấu ăn.
Chị cố gắng tận dụng khoảng trống của hệ thống để sắp xếp đồ đạc vào vị trí cố định, hạn chế đồ để trên mặt bếp vì khi nấu dễ bị bám mỡ, chiếm không gian trong quá trình nấu nướng và đặc biệt là khi nhìn vào, bếp sẽ trông khá lộn xộn, bừa bộn.
Tủ lạnh cũng được bày biện gọn gàng.
Mỗi ngăn được chị bố trí đồ bằng cách thêm giỏ nhựa để phân loại đồ đạc dễ dàng.
Với chị Trang, căn bếp luôn là nơi chị sử dụng nhiều nhất trong ngày. Vì thế, chị luôn học hỏi kinh nghiệm để có thể sắp xếp bếp gọn đẹp, hài hòa nhất có thể.
Chị Trang cho biết: "Để giúp không gian bếp gọn, trước hết mình phải biết cách loại bỏ. Mình suy nghĩ xem vật dụng nào cần giữ lại, vật dụng nào cần bỏ, không nên chứa quá nhiều đồ mà không sử dụng hết. Mình cũng học theo chị Marie Kondo hiện đang sống bên Nhật về việc sắp xếp và lưu trữ. Đồ đạc nhà mình được sắp xếp theo kiểu phân loại và chia theo hộp. Ngoài ra, mình luôn học hỏi thêm kinh nghiệm của các chị em trong các hội nhóm có cùng sở thích để rút ra kinh nghiệm, bài học phù hợp với bản thân".
Gần bếp là khu vực loggia.
Nơi mọi người có thể ngồi ngắm cảnh thành phố từ trên cao hay hoa lá xung quanh.
Tạo thói quen sống ngăn nắp cũng là cách làm đẹp nhà.
Cuốn sách mà chị Trang rất thích và đọc đi đọc lại nhiều lần đó là: Nghệ thuật bài trí của người Nhật, Sống ít đi hạnh phúc nhiều hơn, At home with Madame Chic. Bà mẹ trẻ biết ơn những cuốn sách ấy đã mang đến nhiều kinh nghiệm hữu ích giúp chị sắp xếp tổ ấm gọn đẹp, mang lại nhiều năng lượng tích cực cho cuộc sống thường ngày của chị và gia đình mình.
Theo Helino
Những căn bếp gia đình bình dị nhưng cũng đủ khiến bất kì ai phải mê đắm Không phải những căn bếp được trang hoàng rực rỡ, sang trọng mà vẻ đẹp bình dị, gần gũi, mang lại hơi ấm gia đình mới là lựa chọn yêu thích của các chị em hiện nay. Mỗi gia đình lại có một không gian nhà bếp khác nhau. Có người thích vẻ đẹp hiện đại trẻ trung, lại có người theo phong...