Lưu ý doanh nghiệp cung cấp đủ thông tin xuất xứ khi xuất khẩu vào Ấn Độ
Thị trường Ấn Độ đang mở cửa mạnh mẽ qua việc vừa ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và trong năm 2022 có thể ký với một số quốc gia khác như Anh, EU, Canada, cộng đồng các nước vùng vịnh.
Phân loại Thanh Long Bình Thuận trước khi đi tiêu thụ. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Tuy nhiên, để kiểm soát chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự công bằng trên thị trường, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành Quy tắc Hải quan (Quản lý Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại – CAROTAR năm 2020). Do đó, các chuyên gia lưu ý doanh nghiệp khi xuất khẩu vào Ấn Độ phải cung cấp thông tin chi tiết về quốc gia xuất xứ (COO) cho các cơ quan chức năng nước này để tiến hành thủ tục xác minh khi cần thiết.
Nhận định về thị trường Ấn Độ, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: Ấn Độ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Với dân số khoảng 1,4 tỷ người và dung lượng thị trường lớn, Ấn Độ sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp các nước; trong đó, có Việt Nam.
Theo ông Lê Hoàng Tài, giai đoạn hiện nay khi cả Ấn Độ và Việt Nam đang thoát ra khỏi cái bóng của dịch COVID-19 và tập trung vào việc phục hồi kinh tế nhanh chóng. Vì vậy, đây chính là thời điểm vàng để tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long, các mặt hàng gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả. Ngược lại, doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư sản xuất sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại thị trường Ấn Độ. Do đó, trong quan hệ thương mại, Việt Nam và Ấn Độ vẫn còn nhiều dư địa cho hợp tác đầu tư và thương mại đối với sản phẩm nông sản cũng như hỗ trợ nhau về công nghệ chế biến.
Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, nếu như năm 2000, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 200 triệu USD thì đến năm 2021 con số này đã tăng lên 13 tỷ USD.
Riêng quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,92 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 2,05 tỷ USD. Theo đó, kim ngạch thương mại song phương năm 2022 giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ hướng tới mục tiêu 15 tỷ USD.
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Ấn Độ là sắt thép; bông; ngũ cốc; thịt; hải sản; nhôm; các sản phẩm điện tử. Trong khi các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính sang Ấn Độ bao gồm điện tử, hóa chất vô cơ, nhựa, đồng.
Video đang HOT
Chia sẻ thêm về thị trường Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết: Thông thường, cứ 5 năm 1 lần Ấn Độ lại ban hành chính sách ngoại thương. Chính sách ngoại thương hiện hành ban hành từ năm 2015, hết hiệu lực năm 2020 và được kéo dài đến tháng 3/2022.
Đáng lưu ý, chính sách ngoại thương Ấn Độ đưa ra các gói hỗ trợ xuất khẩu đối với các mặt hàng trọng điểm, chủ lực của Ấn Độ thông qua cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Theo ông Bùi Trung Thướng, trong 4 năm liên tiếp kể từ năm 2017-2018 đến năm 2020-2021, Việt Nam luôn đạt thặng dư trong thương mại đối với Ấn Độ. Do vậy, kỳ vọng trong hết năm tài chính 2021-2022 Việt Nam sẽ nằm trong Top 20 đối tác lớn nhất của Ấn Độ.
Ông Yogesh Gaba, chuyên gia về thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) cho biết: Quy tắc Hải quan (Quản lý Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại – CAROTAR năm 2020) yêu cầu nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định như yêu cầu về tỷ lệ gia công, nội địa hóa sản phẩm tại nước xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu từ 35% trở lên. Hơn nữa, doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện thẩm định cơ bản trước khi nhập khẩu hàng hóa đó.
Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục xác minh, doanh nghiệp nhập khẩu muốn thông qua lô hàng sẽ phải đặt một khoản tiền bảo lãnh bằng chênh lệch giữa thuế thông thường và thuế ưu đãi.
Theo Quy tắc 3, CAROTAR 2020, để được hưởng mức thuế suất ưu đãi theo FTA, tại thời điểm nộp đơn xin nhập khẩu, nhà nhập khẩu hoặc đại lý phải kê khai, ghi rõ trên vận đơn và tờ khai nhập khẩu (Bill of Entry) về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Cùng với đó ghi rõ trong hóa đơn nhập cảnh thông báo thuế quan tương ứng đối với từng mặt hàng; xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ đối với từng mặt hàng được yêu cầu thuế suất ưu đãi; nhập chi tiết chứng nhận xuất xứ vào vận đơn.
Ông Yogesh Gaba cũng lưu ý trong trường hợp nếu COO không được xuất trình tại thời điểm làm tờ khai hải quan thì ưu đãi thuế quan sẽ không được áp dụng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu có thể bổ sung trong khoảng thời gian nhất định để được hưởng thuế suất ưu đãi.
Đặc biệt, những yêu cầu về COO hết sức nghiêm ngặt. Đơn cử như nếu trong lô hàng có 15 loại sản phẩm, nhưng chỉ 1 loại sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về COO thì toàn bộ 14 sản phẩm còn lại cũng đều không được chấp thuận.
Theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long và nông sản nói chung tới khu vực phía Nam Ấn Độ. Bên cạnh mặt hàng hoa quả tươi, Việt Nam và Ấn Độ còn có tiềm năng mở rộng kinh doanh với mặt hàng gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả… khi các doanh nghiệp Ấn Độ đang muốn tìm kiếm các đối tác tại Việt Nam để sản xuất các mặt hàng này.
Ngoài ra, Việt Nam và Ấn Độ còn có tiềm năng mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như dược phẩm, dệt may, thực phẩm chế biến… Bởi nếu có thể phát triển hợp tác liên doanh hai bên sẽ giúp nhau chuyển giao các công nghệ cao, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nhất là mặt hàng dược phẩm sang các quốc gia trong khu vực.
Giá cà phê hôm nay 9/4: Bất ngờ tăng vọt phiên cuối tuần; chưa khai thác tốt thị trường và nguy cơ bị thay thế
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh từ 20,92% trong hai tháng đầu năm 2021 xuống còn 6,62% thị phần trong hai tháng đầu năm 2022.
Giá cà phê trong nước giảm tiếp 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (8/4). (Nguồn: Freepik)
Giá cà phê hôm nay 9/4
Giá cà phê trên cả hai sàn bất ngờ tăng mạnh sau nhiều phiên giảm. Nhiều tin tức cơ bản đã gây áp lực không hề nhỏ lên các thị trường cà phê kỳ hạn, góp phần thu hẹp khoảng cách giá nghịch đảo, dự đoán cũng sẽ kết thúc trong tháng này.
Trước đó, việc thị trường hàng hóa giảm là điều không quá ngạc nhiên khi USDX tiếp nối đà tăng trở lại khiến lo ngại rủi ro ngày càng nhiều hơn, trong khi lãi suất cơ bản USD sắp được nâng lên sẽ là áp lực với hầu hết giá cả hàng hóa. Theo các nhà quan sát, giá cà phê hai sàn bị kéo giảm vào lúc này không chỉ vì đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm mà còn do nguồn cung từ Việt Nam tăng mạnh. Trong khi đó, các chỉ báo kỹ thuật cho thấy thị trường arabica đã rơi vào vùng "quá mua" , giới đầu cơ cần phải thanh lý, điều chỉnh vị thế.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London bất ngờ tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 27 USD (1,31%), giao dịch tại 2.091 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 30 USD (1,45%) giao dịch tại 2.096 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 5,50 Cent (2,43%), giao dịch tại 231,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 5,40 Cent (2,39%), giao dịch tại 231,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương, các thị trường cung cấp cà phê chính cho Trung Quốc gồm Malaysia, Colombia, Ethiopia, Italy, Nhật Bản,...
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 9 cho Trung Quốc. Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong tháng 2/2022, nước này nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với kim ngạch 995 nghìn USD, giảm 88,2% so với tháng 2/2021.
Tính chung hai tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, giảm mạnh 72,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 làm cản trở xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt thị trường Trung Quốc. Thị phần cà phê của Việt Nam tại Trung Quốc đang bị thay thế dần bởi các nguồn cung cấp khác như Malaysia, Italy, Ethiopia, Nhật Bản.
Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, tháng 2, nước này nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với kim ngạch 995 nghìn USD, giảm 88,2% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, giảm mạnh 72,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh từ 20,92% trong 2 tháng đầu năm 2021 xuống còn 6,62% thị phần trong 2 tháng đầu năm 2022.
"Có thể nói, bên cạnh những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 làm cản trở xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt thị trường Trung Quốc. Thị phần cà phê của Việt Nam tại Trung Quốc đang bị thay thế dần bởi các nguồn cung cấp khác như Malaysia, Italy, Ethiopia, Nhật Bản. Trong 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc cũng giảm mạnh nhập khẩu cà phê từ Brazil, mức giảm 47,5%, đạt 3,85 triệu USD", Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cà phê của nước này trong tháng 2 đạt 25,33 triệu USD, giảm 15,7% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 59,32 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2021. Các thị trường cung cấp chính cà phê cho Trung Quốc gồm: Malaysia, Colombia, Ethiopia, Italy, Nhật Bản...
Trong khi theo Hiệp hội Cà phê Trung Quốc (CCAB), tiêu thụ cà phê tại nước này đang tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 15%. Do đó, Trung Quốc đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nhập khẩu. Tuy nhiên, chính sách 'Zezo Covid" của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường cà phê.
Tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc Sáng 1/4, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản phối hợp với Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) và các đơn vị tổ chức hội nghị Xử lý các vấn đề vướng mắc kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu...