Lưu ý để tránh nhầm chân ga với chân phanh khi lái xe ôtô
Việc nhầm chân ga với chân phanh dẫn tới tai nạn không phải điều hiếm khi xảy ra. Vậy làm gì để tránh khỏi sự nhầm lẫn này khi lái xe?
Tập thành thói quen
Điều chỉnh ghế ngồi, gương chiếu hậu và bàn đạp (nếu có thể) trước khi bạn bắt đầu khởi động xe. Nếu bạn lái một chiếc xe lạ, hãy bảo đảm rằng bạn đã làm quen với vị trí và cảm giác của chân ga và chân phanh.
Luôn để gót chân phải dưới bàn đạp phanh
Luôn luôn điều khiển bàn đạp ga và phanh cùng bằng bàn chân phải. Khi đạp ga, xoay bàn chân qua phải, chỉ đạp nửa bàn chân lên bàn đạp ga. Khi phanh, bàn chân đạp thẳng theo phản ứng tự nhiên. Đối với xe số tự động không có bàn đạp ly hợp, tuyệt đối phải để chân trái được rảnh rỗi, không sử dụng chân trái đạp phanh, chân phải đạp ga.
Tránh phân tâm
Video đang HOT
Phải tập trung vào việc lái xe cho đến khi ngừng xe vào chỗ đỗ một cách an toàn.
Hãy cẩn thận
Nhầm lẫn chân ga với chân phanh thường xảy ra ở bãi đỗ xe và ở giao lộ. Do đó, hãy điều khiển xe một cách từ tốn và cẩn thận ở những nơi này.
Đi giày nhẹ, đế mỏng
Giày dép có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe. Đi chân trần có thể khiến bạn đau chân khi lái xe lâu dài. Dép trơn khiến bàn chân người lái xe có thể bị tuột ra khỏi dép, nhất là đối với những người bàn chân bị đổ mồ hôi. Giày bốt có cổ dài và cứng làm hạn chế cử động cổ chân. Giày cao gót mặt tiếp xúc bé, có thể trượt chân ra khỏi bàn đạp. Nên đi giày nhẹ đế mỏng hay dép có quai hậu khi điều khiển xe. Nếu bạn có thói quen đi bốt hay giày cao gót, hãy để sẵn trong xe một đôi giày đế mỏng để mang khi lái xe.
Thi trượt bằng lái xe ôtô được thi lại mấy lần?
Nhiều người băn khoăn thi trượt bằng lái xe ôtô nhiều quá có bị cấm thi?Theo quy định hiện hành, một bài thi sát hạch bằng lái xe ô tô bao gồm 3 phần: bài thi lý thuyết, thi sát hạch trong sa hình và phần thi đường trường.
Để được cấp bằng lái xe ôtô bắt buộc học viên phải vượt qua được cả ba phần thi này.
Ở phần thi lý thuyết nếu học viên không đạt có thể thi lại. Hiện nay, pháp luật không quy định số lần thi lại.
Ở phần thi thực hành (sa hình và đường trường), nếu không may thi trượt lần đầu thì tương tự như phần thi lý thuyết, học viên có thể đăng ký lịch thi lại. Thế nhưng, ở phần thi thực hành, nếu qua hai lần không thành công, học viên bắt buộc phải thi lại từ phần lý thuyết.
Hiện nay, nhiều người băn khoăn thi trượt bằng lái xe ôtô nhiều quá có bị cấm thi hay không?
Trả lời cho câu hỏi này là không?
Hồ sơ của học viên sẽ không bị hủy cho dù người đó có thi lại bằng lái xe ôtô bao nhiêu lần đi nữa. Đương nhiên với mỗi lần thi lại bằng lái xe thì ngoài công sức và thời gian phải bỏ ra thì học viên còn phải chịu thêm một khoản phí thi lại. Lệ phí sẽ được tính theo từng phần lý thuyết hoặc thực hành mà học viên thi lại.
Biểu phí thi lại theo từng thời điểm tuân theo quy định của Tổng cục đường bộ: phí thi lại lý thuyết là khoảng 100.000 đồng, còn thi lại phần thực hành sa hình là khoảng 450.000 đồng.
Học viên không bị hạn chế số lần thi lại lấy bằng lái xe ôtô. Ảnh LĐO
Thực tế từng ghi nhận ở Việt Nam có trường hợp của nam diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm thi bằng lái xe ôtô đến lần thứ 14 mới đỗ.
Thế nhưng con số này chưa là gì so với các "kỷ lục gia" trên thế giới.
Tại Anh, một người đàn ông 42 tuổi đã trượt bài kiểm tra lý thuyết tới 157 lần, đến lần thi thứ 158 mới đỗ. Tuy nhiên, ngay trong lần thi thực hành đầu tiên ông đã đạt điểm tối đa.
Còn tại Ba Lan, kỷ lục thuộc về một người đàn ông 50 tuổi đã phải thi lý thuyết lái xe ôtô tới 192 lần trong suốt 17 năm mới đạt. Ở Ba Lan, các tài xế phải vượt qua bài thi lý thuyết rồi mới được thi thực hành. Nước này cũng không có quy định giới hạn số lần thi. Tỷ lệ đỗ thông thường là 50-60% với bài thi lý thuyết và dưới 40% với bài thi thực hành.
Còn tại Hàn Quốc bà Cha Sa-soon sau 960 lần thi sát hạch mới có bằng lái. Việc thi bằng lái của bà thực sự là một câu chuyện dài. Trong suốt 3 năm, từ 2005 - 2007, bà Cha Sa-soon đi thi lý thuyết lái xe mỗi ngày 1 lần, 5 lần mỗi tuần. Sau đó, bà giảm xuống đều đặn khoảng 2 lần mỗi tuần, nhưng quyết không bỏ cuộc.
Sau 950 lần thi, bà Cha đã vượt qua phần lý thuyết lái xe với số điểm 60/100. Sau đó, bà liên tục trượt phần thi thực hành. Sau đó một năm, bà Cha mới thành công ở lần thi thực hành thứ 960.
Những lưu ý bỏ túi khi lái xe trong thời tiết mưa bão Lái xe ôtô trong điều kiện mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm... Những lưu ý dưới đây sẽ rất hữu ích giúp bạn di chuyển an toàn khi gặp thời tiết xấu. Lái xe an toàn là một trong những nguyên tắc mà các lái xe cần tuân thủ, tuy nhiên trong mùa mưa bão không phải ai cũng nắm chắc....