Lưu ý đặc biệt về kính chắn gió ô tô ngày nắng nóng
Khi nhiệt độ ngoài trời ở mức trên dưới 40 độ C, kính chắn gió sẽ phải chịu một mức nhiệt tới hơn 60 độ C.
Hãy nhớ lưu ý dưới đây về kính chắn gió để không bị mất tiền oan.
Theo các chuyên gia về kính cường lực, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến lớp keo bên trong các lớp kính chắn gió ôtô co giãn đột ngột và dễ dẫn đến nứt vỡ, đặc biệt là các tấm kính đã bị sứt do đá bắn hoặc do va chạm…
Trời nắng nóng sẽ gây hại cho oto của bạn.
Việc rửa kính ngay sau khi vừa đi ngoài trời nắng sẽ khiến cho nhiệt độ của kính bị thay đổi, lớp keo bị co giãn đột ngột dễ dẫn đến nứt vỡ, đặc biệt là các tấm kính đã bị sứt do đá bắn hoặc do va chạm…
Điều này không chỉ gây ra thiệt hại lãng phí một khoản tiền để thay mới kính chắn gió, mà thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đối với người sử dụng, đặc biệt trong trường hợp có trẻ em.
Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến lớp keo bên trong các lớp kính chắn gió ôtô co giãn và dễ dẫn đến nứt vỡ kính
Video đang HOT
Kính chắn gió bị nứt vỡ, làm thế nào để khắc phục?
- Khi chẳng may kính xe bị nứt/vỡ, hãy cố gắng giữ sạch vết nứt/vỡ đó bằng việc dán một miếng decal để tránh bụi bẩn và nước chui vào. Điều này giúp việc xử lí vết nứt/vỡ, không để lại vết bên trong kính.
- Không tác động lực vào chỗ nứt/vỡ để tránh làm tăng kính thước vết nứt.
- Không đóng mạnh cửa hoặc cốp xe, tránh rung động làm tăng vết nứt (có thể hạ kính cửa xuống 1-2cm để tránh trường hợp dồn khí khoang lái tác động lên kính).
- Không chạm tay vào vết nứt vì mồ hôi, dầu nhờn có thể làm vết hàn không đạt hiệu quả cao.
- Tránh việc làm thay đổi nhiệt độ đột ngột tác động lên kính chắn gió; nắng trực tiếp, rửa xe khi kính vừa chịu nắng nóng (nhiệt độ bề mặt chưa giảm).
Cách xử lý đèn ô tô bị ố vàng không cần đến gara?
Hiện nay, có một số giải pháp phổ biến và hiệu quả trong việc làm mới cho đèn pha bị ố vàng và hoàn toàn có thể thực hiện nó ngay tại nhà.
Sau một thời gian sử dụng sẽ dễ dàng nhận thấy đèn pha bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ố vàng của đèn ô tô
Sau một thời gian sử dụng sẽ dễ dàng nhận thấy đèn pha bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng. Tuy nhiên, không nhiều người dùng có thể biết được nguyên nhân thật sự dẫn đến tình trạng này. Đó là vì ô tô không được chăm sóc đúng cách, nhựa đèn pha sẽ chuyển sang màu vàng, mờ đi và cản trở ánh sáng phát ra từ bóng đèn. Và nếu xe có đèn pha ngả sang màu vàng, có lẽ người sử dụng đã không làm sạch đèn đúng cách.
Việc rửa xe thường xuyên không đảm bảo rằng đèn pha sẽ sáng rõ
Trong đó, việc rửa xe thường xuyên không đảm bảo rằng đèn pha sẽ sáng rõ về lâu dài mà màu ố vàng chính là kết quả của việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV, bụi bẩn, sự ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác mà xe gặp trên đường. Ngoài ra, việc đỗ xe ở nơi không có mái che, để xe và đèn tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến đèn xe trở nên ố vàng và xuống cấp.
Kem đánh răng vốn được biết với khả năng có thể làm sạch rất tuyệt vời
Cách khắc phục hiện tượng ố vàng của đèn ô tô đơn giản nhất
Hiện nay, có một số giải pháp phổ biến và hiệu quả trong việc làm mới cho đèn pha bị ố vàng và hoàn toàn có thể thực hiện nó ngay tại nhà. Trong đó, một số vật dụng cần thiết mà người sử dụng xe cần chuẩn bị là kem đánh răng, một ít sáp đánh bóng xe... Tùy vào điều kiện và trường hợp cụ thể mà sẽ áp dụng những phương pháp khắc phục phù hợp.
Nên lưu ý lau theo hình tròn một cách chậm rãi để có kết quả tốt nhất sau đó rửa lại với nước sạch và quan trọng nhất là lau khô lại bằng khăn sạch và mềm
Dùng kem đánh răng
Kem đánh răng vốn được biết với khả năng có thể làm sạch rất tuyệt vời, ngay cả nhựa polycarbonate. Đây được xem là một giải pháp nhanh chóng để tẩy đi vết ố vàng trên bề mặt của đèn pha. Vì kem đánh răng có các hóa chất giúp loại bỏ mảng bám nên phát huy được hiệu quả trong việc xử lý quá trình oxy hóa của đèn pha. Quá trình làm sạch đèn pha bằng kem đánh răng rất đơn giản, chỉ cần thêm một ít kem đánh răng vào miếng rửa chén bát hoặc giẻ sạch và sau đó chà trực tiếp lên bề mặt của vỏ đèn.
Nên lưu ý lau theo hình tròn một cách chậm rãi để có kết quả tốt nhất sau đó rửa lại với nước sạch và quan trọng nhất là lau khô lại bằng khăn sạch và mềm. Cuối cùng là bôi sáp sau đó đánh bóng để có đèn pha trong suốt như mới. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể duy trì hiệu quả được khoảng 2 đến 4 tháng.
Giấy ráp cũng có thể khắc phục tình trạng đèn pha bị mờ
Dùng giấy ráp
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô của nhiều chuyên gia, nếu muốn đèn pha sạch và sáng rõ trong một thời gian dài, có thể áp dụng giải pháp chà giấy ráp cho đèn pha. Những dụng cụ cần chuẩn bị: giấy ráp, nước sạch, cồn, dung dịch phủ bóng để chống tia UV và khăn sạch, mềm. Đầu tiên là làm ướt đèn pha bằng nước sạch và làm ướt cả phần giấy ráp. Sau đó, đánh bóng phần đèn pha theo vòng tròn cho đến khi hoàn thành xong toàn bộ khu vực đèn.
Trong lúc chà giấy ráp, nên xịt một lượng nước vừa phải. Sau đó, rửa sạch và lau khô lại bằng khăn sạch. Đến khi đèn khô hoàn toàn, hãy làm sạch bằng cồn và lau sạch bằng khăn giấy để đảm bảo nó không có bụi trước khi phủ lớp dung dịch chống tia UV.
Bước tiếp theo là che xung quanh khu vực đèn pha. Tiếp đến xịt dung dịch phủ bóng tạo thành một lớp phủ rõ ràng và để khô ít nhất trong vòng một ngày. Nếu chỉ rửa xe bằng nước thông thường sẽ không đảm bảo cho đèn pha giữ được độ sáng lâu dài. Vì vậy, cần phải tạo ra lớp phủ ngăn tia UV tác động trực tiếp đến đèn.
"Thủ phạm" khiến động cơ xe ôtô bị nóng? Động cơ quá nóng thậm chí bốc khói là "bệnh" của nhiều xe ôtô. Nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của xe. Thiếu dầu động cơ Dầu nhớt có nhiệm vụ bôi trơn các chi tiết trong động cơ, lọc các chất bụi bẩn, mạt kim loại, giảm...