Lưu ý cho người bị viêm khớp
Y học chứng minh, ở môi trường lạnh, thân nhiệt của người mắc bệnh viêm khớp thấp hơn so với người mạnh khỏe. Trong khi đó, thân nhiệt lại tăng chậm hơn khi nhiệt độ môi trường tăng lên.
Trên thực tế, người mắc bệnh viêm khớp rất nhạy cảm với thời tiết, thời tiết thay đổi, hiện tượng đau nhức cũng thay đổi theo. Điều này không có nghĩa là bệnh tình càng thêm nặng bởi khi thời tiết tốt lên thì đau nhức cũng dần dần mất đi.
Vậy nên, để giảm bớt đau nhức, người bệnh nên có sự chuẩn bị để triệu chứng bệnh giảm thiểu ở mức thấp nhất: Giữ ấm cơ thể là quan trọng nhất!
Thời tiết lạnh làm cho độ kết dính niêm dịch tại khớp tăng lên, gây thêm trở ngại cho các hoạt động của khớp. Vậy nên người bị viêm thấp khớp thường có cảm giác đau nhức các khớp khi không khí lạnh bắt đầu ùa về. Vì thế việc giữ ấm lúc này là quan trọng nhất.
Người bị viêm thấp khớp cần cố gằng giảm thiểu gánh nặng và hoạt động vùng khớp bằng cách giảm cân, dùng gậy chống hoặc tay vịn nếu bị viêm khớp đầu gối, dùng găng tay hoặc miếng bảo vệ nếu bị viêm khớp cổ tay.
Người bị viêm khớp dạng phong thấp rất cần sự trợ giúp của người nhà, không nên vì điều trị khó khăn mà mất đi lòng tin. Thực tế, chỉ cẩn chú ý một số chi tiết nhỏ là có thể khống chế được bệnh tình như nghỉ ngơi điều độ, giảm bớt hoạt động khi phát bệnh; tập luyện khi bệnh lui để duy trì cơ bắp, duy trì chức năng cho khớp.
Người bị viêm khớp do ăn uống thì cần phải chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa can-xi như sữa, chế phẩm từ đậu, tránh ăn các thực phẩm kích thích, đông lạnh. Nếu trong khi uống thuốc bị phù thũng và huyết áp cao thì nên khống chế lượng dung nạp của muối và nước.
Còn có một số thực phẩm thuộc vào hàng cấm kỵ của người mắc bệnh viêm khớp dạng phong thấp, bởi vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất trao đổi có thể làm tăng gánh nặng cho khớp, trong đó bao gồm các thực phẩm chất béo cao, hải sản ( ví dụ như hải sâm, tảo biển, cá biển, tôm biển…) và các sản phẩm quá chua quá mặn ( ví dụ như lạc, rượu trắng, các loại rau củ muối, trứng muối, cá muối vv).
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Chườm khăn nóng giải quyết 10 vấn đề sức khỏe
Dùng khăn nóng để chườm là cách chúng ta vẫn thường áp dụng để giảm mệt mỏi, sưng ở mắt. Ngoài ra, chườm khăn nóng còn có rất nhiều tác dụng hữu ích khác nữa.
1. Giảm nhẹ mệt mỏi cho mắt
Dùng khăn ấm chườm mắt có thể thúc đẩy tuần hoàn máu xung quanh vùng mắt, giảm bớt mệt mỏi cho mắt, có thể giảm nhẹ chứng khô mắt và còn có công dụng khỏe não, sáng mắt.
2. Phòng chống điếc tai
Dùng khăn ấm chườm lên trên tai hoặc xoa nhẹ lên tai có thể cải thiện tuần hoàn máu vùng tai, phòng chống điếc tai, ù tai do thiếu máu gây ra.
3. Cải thiện đau đầu, chóng mặt
Dùng khăn nóng chườm ở gáy, mỗi lần khoảng chừng mấy phút, như thế có thể kích thích huyệt vị sau não, có thể cải thiện triệu chứng đau đầu ở một số người, còn có thể nâng cao năng lực phản ứng và khả năng suy nghĩ.
4. Chữa bệnh đơ cổ
Cổ hơi bị cứng, bị đơ có thể dùng khăn ấm đắp lên chỗ cứng đồng thời phối hợp hoạt động phần cổ. Phần đầu chầm chậm nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng chuyển động theo hướng trước sau và phải trái.
5. Phòng chống bệnh xương cổ
Các triệu chứng bệnh xương cổ thời kỳ đầu như cổ đơ cứng, đau nhức hoặc sau khi bị lạnh thì xuất hiện đau nhức, lúc đó chúng ta có thể chườm khăn ấm để cải thiện triệu chứng, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm nhẹ co rút cơ bắp, phòng chống bệnh xương cổ.
6. Giảm nhẹ đau nhức thắt lưng mãn tính
Khi đau nhức vùng thắt lưng dùng khăn nóng để chườm có thể giảm nhẹ triệu chứng cục bộ. Nếu bệnh tình nghiêm trọng thì phải kịp thời đưa đến bệnh viện khám.
7. Giảm nhẹ đau nhức phần mông
Phần cơ mông, thịt mông bị xơ cứng và kèm theo đau nhức, tê cứng thì chúng ta có thể nằm sấp dùng khăn ấm chườm lên phần bị đau nhức, có thể giảm nhẹ được cơn đau.
8. Chữa trị đau kinh hoặc đau bụng do lạnh
Phụ nữ bị đau bụng kinh hoặc do bụng bị lạnh gây ra đau bụng thì có thể dung khăn ấm chườm lên bụng, như thế sẽ có tác dụng hóa giải khí, máu tích tụ, giảm cơn đau.
9. Vết thương do ngã
Vận động viên sau khi bị thương, sây sát thì không nên lập tức chườm khăn nóng, chờ cho 2-3 ngày sau vết thương không chảy máu và không sưng phù, có thể dùng khăn ấm chườm lên chỗ đau sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng.
10. Thịt xơ cứng do tiêm
Dùng khăn ấm chườm lên chỗ vết kim tiêm bị xơ cứng, mỗi ngày khoảng 30 phút, vừa chườm vừa xoa nhẹ, như thế có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở vùng bị xơ cứng, đẩy nhanh tốc độ hấp thụ thuốc.
Lưu ý: Khi chườm khăn nóng,nên lựa chọn khăn sạch sẽ, ngâm khăn trong nước nóng ở nhiệt độ 40-45oC, sau khi vắt khô chườm lên chỗ bị đau nhức, khi tiếp xúc với da nên không có cảm giác đau nhức. Tốt nhất là đắp qua một tấm vải sạch để làm lớp đệm ở chỗ vết thương.
Thông thường cứ 5 phút thay khăn một lần, tốt nhất là dùng 2 khăn thay thế cho nhau. Thời gian chườm cho mỗi lần là khoảng 15- 20 phút, mỗi ngày từ 3- 5 lần.
Theo Dân Trí
Mùa đông và các bệnh ở chân tay Dù ở trong phòng ấm mà chân tay vẫn lạnh giá; trời chuẩn bị chuyển lạnh, đầu gối đã "báo cáo" bằng biểu hiện đau nhức... là những chứng bệnh thường gặp trong mùa đông. Tay chân lạnh Mùa đông đến, có rất nhiều phụ nữ bị bệnh tay chân lạnh. Vậy là dù ở trong phòng ấm áp vẫn phải quần áo...