Lưu ý cần nắm lòng khi sử dụng phanh ô tô trong các tình huống kẻo ‘mất mạng’
Phanh ô tô không chỉ đơn giản là dừng xe mà còn đảm bảo vận tốc sao cho ổn định. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống tài xế không biết cách phanh sẽ gây nguy hiểm. Do đó, tài xế không nên bỏ qua các kỹ thuật phanh cơ bản.
Mất lái trượt xe rất dễ xảy ra khi đi trên những đoạn đường bị ướt mưa hay bùn lầy. Lúc này tài xế cần phanh nhẹn và đạp phanh liên tục nhiều lần để bánh xe có điều kiện bám mặt đường và tránh được việc bị bó cứng phanh. Việc đạp phanh nhiều lần này tương tự với công nghệ ABS trên xe, càng nhiều lần trong một thời gian ngắn thì độ an toàn càng cao.
Tuyệt đối không được cắt côn khi khi xe đang xuống dốc, vì nó cực kỳ nguy hiểm. Cắt côn sẽ làm ô tô lao theo quán tính với vận tốc tăng dần và chiếc xe rất khó phanh lại trong trường hợp khẩn cấp. Nên đi xe ở số thấp để ghìm tốc độ của xe, đồng thời luôn sẵn sàng phanh nhẹ khi cần thiết để kiểm soát vận tốc, giúp giảm hao mòn má phanh.
Sử dụng phanh sao cho an toàn và đúng thì ít tài xế biết.
Đối với các tình huống giảm tốc độ có kiểm soát
Trên xe số tự động, người lái chỉ cần đạp phanh với lực phù hợp để hãm tốc. Còn trên xe dùng số sàn, bên cạnh việc đạp phanh với lực tăng dần cần kết hợp trả số phù hợp với tốc độ của xe.
Đối với các tình huống cần giảm tốc đột ngột
Video đang HOT
Công nghệ chống bó cứng phanh ABS đã trở thành tiêu chuẩn an toàn tối thiểu trên ô tô hiện nay nên người lái không còn nỗi lo bánh xe bị khóa cứng dẫn đến mất lái khi phanh gấp. Do đó, khi gặp tình huống nguy hiểm, người lái chỉ cần đạp phanh nhanh nhất có thể để giảm tốc độ xe đến ngưỡng an toàn.
Có một lưu ý đối với người điều khiển xe số sàn là không nên vừa đạp phanh vừa đạp ly hợp (để tránh cho xe chết máy) khi giảm tốc. Do khi đạp ly hợp, phanh động cơ (sức ghì từ động cơ) sẽ không còn tác dụng, xe sẽ bị trôi và làm tăng quãng đường phanh.
Thời điểm tối ưu người lái nên đạp ly hợp là ngay trước khi xe dừng hẳn, như vậy vẫn đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất mà xe không tắt máy. Nếu tình huống quá nguy hiểm, ưu tiên hàng đầu vẫn là giảm tốc độ xe nhanh nhất có thể, việc xe tắt máy hay không không còn quan trọng.
Khi dừng xe chờ đèn đỏ
Đây là tình huống vận hành gây nhiều tranh cãi nhất khi sử dụng hộp số và phanh. Đối với xe số sàn, các cơ bản nhất là về mo (về N) kết hợp đạp phanh. Nếu dừng đèn đỏ quá lâu có thể kéo phanh tay và bỏ chân khỏi phanh. Còn đối với các xe số tự động, người lái có đến 3 lựa chọn khi dừng đèn đỏ là để D kết giữ phanh, về N kết hợp giữ phanh hoặc về P và không cần dùng phanh. Cả ba cách này đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng.
Số D – Drive (số tiến)
Đây có lẽ là vị trí được nhiều người lái sử dụng nhất bởi nó cực kỳ tự nhiên và thuận tiện. Người lái chỉ cần giữ phanh khi dừng đèn đỏ, đến khi đèn xanh chỉ việc nhả phanh cho xe tự di chuyển. Bên cạnh đó, khi có tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như xe phía sau mất phanh lao tới thì người lái có thể nhanh chóng nhả phanh rồi chạy đi hoặc chuyển làn để hạn chế thiệt hại.
Đổi lại, người lái phải sử dụng chân liên tục trong suốt quá trình chờ đèn đỏ, đồng thời cũng cần duy trình sự tập trung để xe không bị trôi rồi đâm vào xe khác. Phương pháp này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các chi tiết cơ khí bên trong hộp số. Tuy nhiên sẽ khiến xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với số N hay P một chút do các xe số tự động được lập trình để động cơ chạy không tải với số N hoặc P ở vòng tua thấp hơn so với D.
Số N – Neutral (số 0, số mo)
Thói quen về số N thường được nhiều chủ xe duy trì từ lúc còn lái xe số sàn đến khi chuyển qua xe số tự động. Bên cạnh ưu điểm tiết kiệm chút nhiên liệu như đã đề cập, những khi dừng đèn đỏ lâu thì số N là lựa chọn có phần thích hợp hơn số D. Tuy nhiên, ở những nơi mặt đường có độ nghiêng người lái vẫn phải giữ bàn đạp phanh hoặc kéo phanh tay để xe không bị trôi, như vậy cũng không thuận tiện hơn số D là bao. Bên cạnh đó, khi có tình huống khẩn cấp, người lái cũng sẽ mất thêm một khoảng thời gian thao tác để sang số trước khi có thể đưa xe tránh khỏi khu vực nguy hiểm.
Số P (Park – đỗ xe)
Không ít tài xế vẫn có thói quen sử dụng số P khi dừng đèn đỏ. Cũng giống như N, số P sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, tài xế có thể thư giãn chân hoàn toàn khi không cần phải giữ phanh dù xe đang ở điều kiện mặt đường nào. Tuy nhiên, thao tác về P từ D phải qua đến 2 cấp số nữa (từ D qua N và R mới đến P), về lâu về dài có thể gây những hao mòn nhất định cho hộp số.
Ngoài ra, chi tiết chốt đỗ (hay còn được gọi là bánh răng con cóc) giúp giữ xe đứng yên ở số P cũng giảm phần nào độ bền khi phải làm việc nhiều và liên tục. Cuối cùng, việc đánh lái và tránh nguy hiểm khi dừng đèn đỏ cũng mất nhiều thời gian của người lái hơn.
Theo VietQ
Hành trình thuê xe và tự lái hơn 2.500 km qua 4 nước châu Âu: Pháp - Đức - Thuỵ Sĩ - Ý (Phần 3)
Chặng này đi từ lãnh thổ của Đức và điểm đến là Italy nhưng có băng qua Thuỵ Sĩ. Chiều dài khoảng 350 km và mất khoảng 4 tiếng do tốc độ không được nhanh như khi đi Autobahn.
CHẶNG 3: LORRACH - MILANO
Sáng ngủ dậy, tôi thong thả một chút ở Lorrach, chơi bắn súng tiếp với khẩu súng dài và khoảng 11h trưa xuất phát.
Điều không may đầu tiên ở chặng này là không chịu ăn trưa ở Đức mà để qua Thuỵ Sĩ mới ăn. Hậu quả là tôi tốn kha khá tiền để ăn bữa trưa trong một trạm dừng chân ở đâu đó trên đất Thuỵ Sĩ, nơi người ta vẫn dùng đồng Franc, dù trả bằng Euro vẫn nhận. Nói chung, xác định chi phí ăn uống ở Thuỵ Sĩ cực đắt, cao gấp 3-4 lần so với Đức chứ không đùa. Nếu lái xe thì nên cân nhắc lựa chọn điểm ăn cho phù hợp, tiết kiệm được kha khá.
Tính toán kĩ lưỡng khi đi đường sẽ giúp giảm bớt chi phí
Lúc ghé ăn em có mua cái Vignette để dán lên kính lái khi đi vô đất Thuỵ Sĩ. Cái này là phí đường bộ của Thuỵ Sĩ, tính theo năm, giá hình như 36 Euro. Mua xong nhớ dán lên kính lái giống như tem đăng kiểm của mình. Nếu không dán có thể bị chụp hình và ăn biên bản phạt.
Một cái nữa cần lưu ý là đổ nhiên liệu khi đi qua các vùng khác nhau. Thật ra không lo là không có trạm nhiên liệu để đổ đâu mà quan trọng là giá thế nào. Chuyến này hai người cũng gặp một chút vấn đề khi vô trúng cái trạm họ tính tới hơn 2 Euro cho 1 lít dầu Diesel, hơn gấp rưỡi so mấy trạm đã đổ trước đó. Đổ 40 Euro mà được chưa tới 20 lít Diesel. Nhưng vì lúc đó dầu trong xe còn ít nên cũng phải đổ thôi.
Thuỵ Sĩ là quốc gia phải đến khi tới thăm châu Âu
Khung cảnh trên đường từ Lorrach đến Milano có những đoạn rất đẹp, đặc biệt là ở những đoạn thuộc Thuỵ Sĩ. Các dãy núi nối tiếp nhau, ôm lấy những ngôi làng hay một cái hồ lớn, tạo nên những khung cảnh kỳ vĩ. Thuỵ Sĩ thì quá nổi tiếng về những thứ này rồi. Nếu mọi người thích lái xe, thích chinh phục những cung đường đèo thì Thuỵ Sĩ chắc chắn là quốc gia phải đến khi thăm châu Âu.
Đoạn đường này có đi qua hầm Gotthard, một cái hầm nằm ngay dưới dãy núi Alps nhưng cái mình đi là hầm đường bộ. Còn cái hầm Gotthard nổi tiếng là hầm đường sắt dài nhất thế giới với chiều dài khoảng 57 km, dài hơn hầm dưới biển Seikan ở Nhật Bản. Đường hầm Gotthard khởi công năm 1996 và hoàn thành vào năm 2016. Thông tin cơ bản là vậy, ai nào quan tâm thì có thể Google thêm.
Từ hầm đường bộ Gotthard, lái thêm khoảng 1,5 tiếng nữa là đến Lugano, một thành phố nằm ở miền Nam Thuỵ Sĩ, thuộc bang Ticino, nói tiếng Ý, có chung đường biên giới với Ý. Đây là thành phố lớn thứ 9 của Thụy Sĩ tính theo dân số và là thành phố nói tiếng Ý lớn nhất nằm ngoài nước Ý. Lugano nằm bên cạnh hồ Lugano, có mùa hè ấm áp và việc trong những năm gần đây thành phố thu hút một số lượng ngày càng tăng những người nổi tiếng, ngôi sao giải trí và các vận động viên thành danh đã khiến cho thành phố này được đặt biệt danh là "Monte Carlo của Thụy Sĩ".
Milano là một trong những địa điểm đẹp nhất tại châu Âu
Ghé Lugano đổ nhiên liệu và đi vệ sinh, chuẩn bị cho quãng đường 80 km còn lại trước khi đến Milano. Đoạn này giao thông không tốt lắm nên chạy chậm, có hơn 80 km mà mất khoảng 2 tiếng đồng hồ. Đặc biệt là về gần đến trung tâm Milano thì lại càng kẹt, một phần là do đúng giờ cao điểm.
Đến căn nhà Airbnb ở đối diện Nhà ga trung tâm Milano là khoảng hơn 8h tối, hơi mệt và đói bụng nên chỉ vội cất đồ rồi đi ăn tối. Ăn xong thì đỡ hơn nên đi ra Nhà thờ Duomo di Milano ăn kem và uống cafe ngắm người ta đi chơi. Ngôi nhà thờ chánh toà Milano này là một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới, xây dựng hết khoảng 600 năm rồi, cực kỳ hoành tráng và đồ sộ. Muốn vào trong tham quan phải mua vé, nếu mua vé thường thì xếp hàng hơn bị lâu.
Tu viện Piazza di Santa Maria dell Grazie ở Milano
Tuy nhiên ở Milano có một điểm khác rất đáng ghé qua đó là Tu viện Piazza di Santa Maria dell Grazie, nơi có bức tranh tường nổi tiếng "Bữa Tiệc Ly" của danh hoạ Leonardo da Vinci, thần tượng của em. Em may mắn đã vào xem tận mắt bức tranh này 3 năm trước rồi nên lần này không ghé lại xem nữa.
Kết thúc chặng 3, chuẩn bị cho 2 ngày cuối tuần sôi động tại giải đua Go-Kart vô địch thế giới FIA Karting World Championship ở đường đua South Garda Karting, Lonato, Brescia, Italia, "sào huyệt" của môn Go-Kart thế giới.
Theo Cartimes
"Lỗi chết người" của hệ thống Cruise Control trên ô tô và cách xử lý Cruise Control bị lỗi là một tình huống rất nguy hiểm. Nếu không biết xử lý đúng cách, người lái có thể hoảng loạn và gây nên hậu quả nghiêm trọng. Cruise Control - ga tự động hay kiểm soát hành trình là công nghệ phổ biến trên nhiều dòng xe hiện nay. Tuy nhiên tiện ích này cũng có những bất cập...