Lưu vực sông Nhuệ – Đáy: Nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm chính
Thời gian qua, môi trường nước lưu vực sông Nhuệ – Đáy liên tục bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính được Bộ TN&MT nhận định là do nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Một đoạn sông Nhuệ chảy qua quận Hà Đông. Ảnh: Hải Linh
Theo Bộ TN&MT, trong khi hầu hết các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung và cơ bản tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường (BVMT), thì các cụm công nghiệp đã và đang xây dựng trạm xử lý tập trung chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 30%), ngoại trừ TP Hà Nội (khoảng trên 60%); nước thải làng nghề cơ bản không được thu gom và xử lý. Nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất là nước thải sinh hoạt, chiếm tỷ lệ lên tới 70% tổng lượng nước thải vào sông Nhuệ – sông Đáy nhưng không được thu gom, xử lý và xả thẳng ra nguồn tiếp nhận. Mặt khác, còn do dòng chảy trên sông không đáp ứng được khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm, đặc biệt là đối với sông Nhuệ.
Video đang HOT
Được biết, biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ là đảm bảo dòng chảy tối thiểu thông qua việc tăng cường bổ sung nước từ sông Hồng (qua cống Liên Mạc). Việc vận hành cống Liên Mạc hiện nay được thực hiện theo Quy trình kỹ thuật về quản lý khai thác và bảo vệ cống Liên Mạc ban hành năm 1968 và Quyết định số 105/2002/QĐ-BNN ngày 19/11/2002 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi sông Nhuệ. Tuy nhiên, vào mùa khô khi mực nước sông Hồng thấp hơn cao trình vận hành của cống Liên Mạc thì không thể lấy nước từ sông Hồng vào bổ cập cho sông Nhuệ. Việc lấy nước chỉ thực hiện được trong các đợt hồ chứa phía thượng lưu xả theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, các ngày còn lại trong tháng 11 đến tháng 5 năm sau hầu như phải đóng cống để tránh chảy ngược nước từ trong hệ thống ra sông Hồng. Ngoài ra, trong những năm gần đây, việc khai thác cát cũng diễn ra gần khu vực lấy nước của cống, dẫn đến tình trạng hạ thấp lòng dẫn, suy giảm mực nước sông Hồng nên cũng ảnh hưởng đến việc lấy nước trong mùa cạn của cống.
Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ – Đáy, ngày 29/7 vừa qua, Bộ TN&MT có Văn bản số 3638/BTNMT-TCMT gửi Bộ NN UBND các tỉnh/TP: Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình và Nam Định về việc phối hợp xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông. Trong đó, đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả nước thải và chất lượng nước sông Nhuệ – Đáy trước khi chảy vào địa bàn các tỉnh phía hạ lưu; tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về BVMT tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung (có chủ đầu tư hạ tầng), các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, trong đó tập trung vào các cơ sở có lượng xả thải lớn (trên 200m3/ngày, đêm), các cơ sở xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Nhuệ – Đáy; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động, cưỡng chế đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật…
Theo Kinhtedothi
Đà Nẵng phát động toàn dân học bơi phòng, chống đuối nước
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2019.
Kế hoạch nhằm tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của việc tập luyện môn bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, đồng thời vận động toàn dân tích cực tập luyện môn bơi nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực, phòng chống bệnh tật cho trẻ em và cộng đồng.
Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, gia đình và nhà trường, xã hội trong việc phát triển phong trào dạy bơi, học bơi và công tác phòng, chống đuối nước, góp phần từng bước giảm tai nạn đuối nước.
Đà Nẵng phát động toàn dân học bơi nhằm phòng, chống đuối nước
UBND TP Đà Nẵng giao Sở Văn hóa và Thể thao triển khai tổ chức tập huấn xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên cứu hộ; tổ chức các giải bơi, hội thi bơi cho học sinh, thanh thiếu nhi và nhân dân trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt động thể thao dưới nước.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận huyện, các trường học trực thuộc thực hiện hiệu quả phong trào dạy - học bơi và trang bị kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em.
Giao UBND các quận huyện chỉ đạo, nhắc nhở các đơn vị cơ sở hoạt động bể bơi đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, nhân viên theo quy định.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Cải thiện nguồn nước nhằm hạn chế cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè Ngày 23-4, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, nhằm giảm tình trạng cá chết trên tuyến kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè. UBND TP giao Sở NN-PTNT TP chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND quận và các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện công tác giảm đàn cá để phòng ngừa sự cố cá chết hàng...