Lựu pháo M777 có thể được sản xuất trở lại sau màn thể hiện ở Ukraine
Tập đoàn vũ khí của Anh, BAE đang xem xét khởi động lại việc sản xuất lựu pháo M777 sau khi màn thể hiện thành công của chúng trên chiến trường Ukraine đã làm hồi sinh sự quan tâm của nhiều khách hàng đến loại vũ khí này.
Binh sĩ Ukraine nã hỏa lực từ một khẩu M-777. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine
Theo tờ Wall Street Journal, BAE cho biết một số quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua lựu pháo M777 trong khi hoạt động sản xuất chúng hiện đang bị cắt giảm. Các yêu cầu được đưa ra sau khi các lực lượng Ukraine đã sử dụng loại pháo này để tấn công quân đội Nga trong những tháng gần đây. M777 còn được mệnh danh là “vua chiến trường” ở Ukraine.
Công ty vũ khí Anh cho biết họ hiện đang đàm phán về việc khởi động lại sản xuất M777 với Quân đội Mỹ. Theo luật pháp Mỹ, bất kỳ hoạt động mua bán vũ khí nào với nước ngoài cũng phải được sự chấp thuận của chính phủ.
Khả năng hồi sinh của lựu pháo M777 đã cho thấy cách cuộc xung đột ở Ukraine có thể định hình lại ngành vũ khí toàn cầu. Các nhà phân tích nhận định, các loại vũ khí cao cấp bao gồm Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) M142 của Mỹ và tên lửa chống tăng di động NLAW của Anh-Thụy Điển đã được chứng minh là rất hiệu quả ở Ukraine, có khả năng giành được các đơn đặt hàng mới. Trong khi đó, nhiều vũ khí Nga được dự báo sẽ giảm doanh số bán hàng trên thị trường toàn cầu.
Lựu pháo M-777 được tập kết tại căn cứ không quân March, bang California, Mỹ trước khi được chuyển tới Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Lựu pháo – một loại súng cơ động, nòng dài, từ lâu đã trở thành nền tảng của pháo binh hiện đại. Tuy nhiên, nó đã đóng một vai trò nổi bật trong cuộc xung đột ở Ukraine hơn là trong các cuộc xung đột khác gần đây như ở Afghanistan hay cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ hai ở Iraq.
Đặc biệt, hiệu suất của M777 đã được nâng cao nhờ việc sử dụng ngày càng nhiều các loại đạn dẫn đường chính xác bằng GPS, thay vì các loại đạn không dẫn đường truyền thống. M777 cũng là một trong loại pháo được chuyển giao dồi dào nhất trong các loại pháo được phương Tây cung cấp cho Ukraine, với ít nhất 170 khẩu được nhận từ Mỹ, Australia và Canada.
Lựu pháo M777 được đánh giá là dễ dàng vận hành cho quân đội và ít tốn kém hơn nhiều loại pháo tương tự khác của phương Tây. Ngoài ra, độ tin cậy và tính linh hoạt của M777 đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia và nhà phân tích quân sự.
Video đang HOT
M777 đã cho phép các lực lượng của Ukraine bắn nhiều loại đạn hơn so với các loại vũ khí cũ. Ảnh: Shutterstock
Mark Signorelli, Phó chủ tịch phụ trách phát triển kinh doanh của BAE, một trong những công ty quốc phòng lớn nhất thế giới, cho biết: “Việc chứng minh tính hiệu quả và tiện ích của nhiều loại hệ thống pháo đang xuất hiện từ cuộc xung đột Ukraine”.
BAE cho biết nếu yêu cầu từ những khách mua M777 tiềm năng, bao gồm các quốc gia ở Trung Âu, trở thành đơn đặt hàng thực tế, thì có thể dẫn đến sản xuất 500 lựu pháo mới.
Lựu pháo được đưa lên máy bay vận tải của quân đội Mỹ để chuyển tới Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Dễ vận hành và ít tốn kém hơn các loại pháo tương tự, độ tin cậy và tính linh hoạt của M777 đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự. Ảnh: Reuters
“Yêu cầu không phải lúc nào cũng biến thành hợp đồng”, ông Signorelli nói và cho biết thêm, để khởi động lại dây chuyền sản xuất M777 có lãi, công ty cần ít nhất 150 đơn vị pháo được đặt hàng.
Quân đội Mỹ dự kiến sẽ không bổ sung M777 vào kho dự trữ của mình. Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã mua hơn 1.000 khẩu pháo này, được đưa vào trang bị từ năm 2005.
M777 chủ yếu được sản xuất tại Anh nhưng thường được lắp ráp tại Mỹ và chương trình hiện đang trong giai đoạn cuối cùng với việc sản xuất các đơn đặt hàng cuối cùng cho Ấn Độ.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng phát, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine khoảng 126 khẩu lựu pháo M777, cùng với hơn 226.000 viên đạn cho các khẩu pháo 155mm này.
Binh sĩ Ukraine lo ngại mối nguy từ máy bay không người lái Iran
Cách đây hơn một tuần, máy bay không người lái của Iran được cho là lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Ukraine.
Máy bay không người lái tiếp cận mục tiêu trong cuộc diễn tập ở Iran. Ảnh: AP
Theo tờ Politico, Andriana Arekhta, một trung sĩ thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine, cho biết máy bay không người lái được cho là của Iran đã bay từ Crimea để tấn công đơn vị đặc nhiệm của mình đang chiến đấu gần thành phố Kherson, miền nam nước này. Máy bay không người lái đã thả bom vào vị trí của họ, phá hủy hai xe tăng đang có người bên trong.
Arekhta cho biết rất khó nhìn thấy những chiếc máy bay không người lái này trên radar. Cô nói: "Đó là một vấn đề lớn".
Trong tuần qua, Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga triển khai các máy bay không người lái chiến đấu Shahed và Mohajer được nhập khẩu từ Iran với số lượng lớn hơn trên khắp Ukraine. Một số lao vào các vị trí chiến đấu, đập vỡ xe tăng và xe bọc thép, trong khi số khác khác tấn công cơ sở hạ tầng.
Trong bài phát biểu ngày 23/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ hơn chục máy bay không người lái ở khu vực phía đông Dnipropetrovsk và Odessa. Không quân Ukraine xác định chúng là máy bay không người lái cảm tử Shahed-136 và máy bay không người lái Mohajer-6 mang theo đạn dược và cũng có thể được sử dụng để trinh sát.
Trong các cuộc phỏng vấn, một nhà hoạt động Ukraine và ba binh sĩ cho biết máy bay không người lái Iran là mối đe dọa lớn. Sự xuất hiện của các thiết bị này khiến Ukraine càng có nhu cầu cấp thiết được phương Tây gửi thêm vũ khí hiện đại.
Các máy bay không người lái Iran dường như có thể giúp phía Nga thay đổi cục diện. Chúng tương đối nhỏ và bay ở độ cao thấp, né tránh các radar của Ukraine. Arekhta cho biết cô có thể bắn hạ chúng bằng tên lửa phòng không Stinger, nhưng chỉ vào ban ngày vì vũ khí do Mỹ cung cấp không đi kèm hệ thống nhìn đêm.
Theo Arekhta, Ukraine cần các hệ thống phòng không hiện đại và radar 360 độ để đối phó với mối đe dọa mới.
Arekhta sử dụng máy bay không người lái Switchblade 300 do Mỹ cung cấp, nhưng về cơ bản đây là hệ thống thương mại không đủ mạnh để chống xe bọc thép và pháo. Cô cho rằng Ukraine cần máy bay không người lái Switchblade 600 được nâng cấp.
Mỹ đã ký hợp đồng với nhà sản xuất AeroVironment để gửi phiên bản 600, nhưng phải nhiều tháng Ukraine mới có thể nhận được loại này.
Trong khi đó, các lực lượng Ukraine đang đương đầu với lực lượng Nga trên hai mặt trận: tiến về phía đông từ sông Oskil vào vùng Donbas và phía nam từ Kherson. Sau bước đột phá ban đầu vào đầu tháng mà Ukraine đã chiếm lại phần lớn khu vực Kharkiv, bước tiến đã chậm lại đáng kể. Các binh sĩ Ukraine đang tiến vào Donbass, nơi hai bên về cơ bản đã bế tắc kể từ năm 2014.
Tại khu vực Donetsk, trận chiến giờ trở nên khó khăn hơn với Ukraine vì các lực lượng Nga đang chiến đấu từ các chiến hào và hầm trú ẩn được xây dựng từ nhiều năm trước.
Ở phía đông bắc, các binh sĩ Ukraine đang cố gắng chiếm lại lãnh thổ bằng xe Toyota và các xe ô tô dân sự khác do xe học thép đã bị phá hủy. Các phương tiện này đặc biệt dễ bị tấn công bằng máy bay không người lái.
Ukraine cho rằng mảnh vỡ này thuộc về máy bay không người lái Shahed của Iran. Ảnh: AP
Arekhta cho biết các xe tăng cũ từ thời Liên Xô mà Ukraine đang sử dụng có nhiều vấn đề như lỗi hệ thống ngắm bắn và không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, buộc họ phải dùng bình chữa cháy nhỏ bên ngoài nếu bị trúng đạn. Xe tăng không kết nối với radio do phương Tây cung cấp, vì vậy Arekhta phải sử dụng điện thoại di động để liên lạc.
Ukraine cho biết các lực lượng cần xe tăng hiện đại, xe chiến đấu Bradley và Humvee để đối mặt với pháo hạng nặng của Nga.
Daria Kaleniuk, Giám đốc tổ chức phi lợi nhuận của Trung tâm Hành động Chống Tham nhũng Ukraine cho biết dùng xe Toyota và các xe ô tô dân dụng rất bất tiện, đặc biệt nếu các máy bay không người lái của Iran đang bay qua.
Trong khi đó, ngày 23/9, Ukraine thông báo hạ cấp quan hệ với Iran, trục xuất một số nhà ngoại giao Iran về nước vì cáo buộc quốc gia Trung Đông này cấp máy bay không người lái cho Nga. Ukraine và Mỹ từng cáo buộc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga. Tuy nhiên, chính quyền Iran đã bác bỏ cáo buộc này.
Ngày 24/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho hay nước này lấy làm tiếc trước quyết định hạ cấp quan hệ song phương của Ukraine. Ông Kanaani đề nghị Ukraine kiềm chế để không chịu tác động từ các bên thứ 3 vốn tìm cách phá hoại mối quan hệ giữa hai nước.
Phương Tây khó có khả năng tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine Không có dấu hiệu cho thấy Mỹ và EU sẽ đẩy mạnh chuyển giao vũ khí cho Ukraine nhằm phản ứng với sắc lệnh động viên một phần của Nga. Pháo tự hành Caesar của Pháp tại chiến tuyến ở Ukraine. Ảnh: AFP Theo hãng tin Bloomberg, giới chức Kiev đã kêu gọi Mỹ và phương Tây cung cấp thêm hệ thống phóng...