Lưu ngay những quán ‘cà phê đặc sản’ đáng thử ở Hà Nội
“ Cà phê đặc sản” ( specialty coffee) là loại đồ uống đang được giới trẻ săn lùng. Dưới đây là 7 địa chỉ thưởng thức cà phê đặc sản ở Hà Nội bạn có thể tham khảo.
Blackbird: Là “người anh em” của Tranquil Coffee, Blackbird thừa hưởng không khí yên lặng, ấm cúng và chất lượng cà phê đảm bảo. Quán có tông màu chủ đạo là cam, xám và được thiết kế theo phong cách tối giản, tinh tế. Background màu cam bắt mắt bên ngoài quán là góc chụp hình được các tín đồ “sống ảo” yêu thích. Ảnh: Blackbird.
Diện tích khiêm tốn, lại ít chỗ ngồi, bạn sẽ khó tránh khỏi cảnh kín chỗ vào cuối tuần. Một điểm bất tiện nữa là quán không có chỗ để xe nên bạn sẽ phải gửi xe ở khu vực xung quanh đó. Giá ở đây dao động từ 45.000-65.000 đồng. Ảnh: Blackbird.
The Berryfield: Quán nằm trên tầng 2 của một khu phố nhỏ và có diện tích khá khiêm tốn. Tuy nhiên, nơi đây thu hút thực khách bởi vẻ ngoài với ban công nhỏ xinh cùng quầy bar có thể ngắm nhìn cách barista pha đồ cho khách và lắng nghe những câu chuyện thú vị xoay quanh ly cà phê. Ảnh: _warm.hands, numb2192.
Tầng 3 của quán là khu vực rang xay hạt cà phê. The Berryfield sở hữu nhiều loại hạt cà phê từ các vùng khác nhau để bạn lựa chọn. Tới đây, bạn nên gọi thêm bánh để thưởng thức cùng đồ uống nóng hổi. Ảnh: Berryfield.
Video đang HOT
All day Coffee: Nằm ở vị trí đắc địa của thủ đô, All Day Coffee với nhiều góc chụp “Tây” luôn trong top quán cà phê được check-in nhiều nhất. Tại đây, nguồn hạt cà phê được lựa chọn kỹ lưỡng và trực tiếp rang hàng ngày để luôn tươi mới. Ảnh: All day coffee.
Tuy nhiên, giá đồ uống ở đây tương đối cao, khoảng 50.000-60.000 đồng/phần, quán thường xuyên trong tình trạng “cháy chỗ”. Ảnh: rose.ng_.
Le beret: Quán mang đậm chất Pháp từ cái tên cho tới không gian. Chỉ có một tầng nhưng không gian quán khá thoáng và sạch sẽ với khung cửa kính lớn nhìn ra đường phố, thích hợp cho bạn ngồi học hay làm việc. Điều khiến thực khách hài lòng nhất về quán là thái độ phục vụ nhiệt tình và chu đáo từ nhân viên. Ảnh: Leberet.
Bạn Minh Châu (Hà Nội) chia sẻ: “Mình ngồi ở đây khá lâu và nhận ra các bạn nhân viên rất chu đáo, thường để ý xem khách còn nước lọc không để rót thêm”. Tuy nhiên, nhiều thực khách tới đây nhận xét khu vực để xe của quán khá bất tiện. Giá đồ ở đây khoảng 50.000-100.000 đồng. Ảnh: Leberet.
Kafe ville: Nếu là dân nghiền cà phê, bạn có thể từng nghe tới cái tên Kafe ville. Không gian quán được thiết kế đơn giản, hiện đại với tông màu trắng chủ đạo và yên tĩnh cho bạn thư thái thưởng thức tách cà phê. Thực đơn quán có khá ít lựa chọn cho những ai không uống được cà phê. Kafe ville hứa hẹn là một điểm đến lý tưởng dành cho những người yêu thích arabica và slow brew methods (phương pháp pha chế cà phê truyền thồng không dùng máy). Đồ uống có giá khá cao từ 40.000-60.000 đồng. Ảnh: Kafeville.
Haka Coffee: Với phong cách nội thất mộc, đơn giản cùng hương cà phê nồng nàn, Haka Coffee sẽ tạo cảm giác bạn đang ở một xưởng rang cà phê thứ thiệt. Quán được rất nhiều thực khách trong và ngoài nước yêu thích bởi sở hữu vị cà phê ngon và độc đáo nhất với những “siêu phẩm” như cà phê trứng, Americano Chanh, Cold Brew… Ảnh: hakacofffee.
Chapel Coffee Roasters: Chapel có không gian 3 tầng thoáng đãng với phong cách thanh lịch và tối giản, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Tại đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình tạo ra một cốc cà phê thơm ngon. Không chỉ chuyên về cà phê, quán phục vụ cả nước hoa quả, bingsu cùng nhiều loại bánh ngọt. Với giá từ 39.000-69.000 đồng, đây là “thiên đường” cho những người yêu thích dòng cà phê Arabica. Ảnh: numb2109, huyenmy_du, foody
Theo Zing
Đặc sản khiến giới thượng lưu Pháp xuýt xoa, "tín đồ" Việt khóc thét: Ăn ốc sên với bánh ngọt, tại sao không?
Ốc sên nghe có vẻ là một loại nguyên liệu đáng sợ, thế nhưng sau khi qua bàn tay chế biến tài hoa của các đầu bếp Pháp thì ốc sên đã trở thành món ăn hấp dẫn trên bàn tiệc của giới nhà giàu.
Sẽ là một thiếu sót khi nhắc đến ẩm thực mà bỏ qua Pháp. Nơi đây nổi tiếng với những món ăn sang trọng tinh tế như gan ngỗng hay nhím biển. Người Pháp rất chịu khó tìm tòi các loại nguyên liệu lạ để chế biến các món ăn mới. Có những nguyên liệu nghe chừng rất khó nuốt, như lưỡi bò, tinh hoàn dê hay là ốc sên vườn.
Ốc sên dùng để nấu ăn có quy trình nuôi dưỡng riêng.
Thực tế ốc sên không phải là món ăn mới ở Pháp. Được đặt tên là Escargot, ốc sên đã bước vào ẩm thực từ thời La Mã cổ đại và dần phổ biến theo thời gian.
Sau khi lan truyền đến nước Pháp, chúng rất được người nơi đây ưa chuộng. Thời cận đại, trong các lâu đài ở Pháp đã có những trang trại ốc sên riêng để phục vụ bàn ăn cho những bữa tiệc quý tộc. Và với độ ưa chuộng đối với ốc sên như ngày nay thì ở Pháp vẫn duy trì nhiều trang trại rộng lớn chỉ chuyên nuôi ốc sên. Các trang trại này chú trọng tạo ra môi trường hoang dã để ốc sên phát triển tự nhiên nhất và chất lượng thịt ngon.
Các phương pháp nuôi ốc sên và làm mưa nhân tạo cho chúng lớn nhanh của người Pháp đều do người La Mã chỉ dạy và truyền lại.
Có một giai thoại về món ốc sên ở Pháp vô cùng thú vị. Tương truyền rằng vào thế kỷ 19, một cố vấn của Napoleon và hoàng đế Nga Alexander I cùng đi ăn tại một nhà hàng ở Burgundy. Tuy nhiên, do đã quá muộn nên nhà hàng hầu như không còn các nguyên liệu chế biến món ăn. Lúc này, đầu bếp đã nhanh trí bắt những con ốc sên trong vườn để chế biến ngay món ăn cho 2 vị khách.
Món ăn đầu tiên từ ốc sên này đã được cho thêm tỏi, rau mùi tây và cả bơ để tạo hương vị đặc biệt. Thật bất ngờ, sau khi thưởng thức món ăn từ ốc sên, các vị khách quý đều rất hài lòng, thậm chí còn muốn biết công thức chế biến ra sao. Và từ đó, món ăn từ ốc sên bắt đầu được nhiều người biết đến và phổ biến ngày càng rộng rãi ở Pháp.
Món Escargot có hương vị Pháp rất đặc trưng với bơ, tỏi và rau mùi tây.
Về phương pháp chế biến, trước khi nấu, ốc sên sẽ được các đầu bếp cho ăn những loại thảo dược đặc biệt để tẩy sạch hệ tiêu hóa cũng như khử mùi tanh của ốc. Các công đoạn trên có thể kéo dài tới vài ngày vì ốc sẽ được rửa thật sạch, nhất là phần vỏ vì người Pháp thường để cả vỏ khi bày món ốc sên ra đĩa.
Có nhiều cách để chế biến ốc sên và người Pháp chọn cách dùng ốc sên với bơ và bánh mì, nướng cùng sốt, nấu súp hoặc làm pizza...Mỗi cách chế biến lại mang hương vị độc đáo riêng nhưng nổi bật hơn cả vẫn là hương vị đậm đà của ốc sên, khiến bất cứ ai cũng không thể quên khi đã một lần thưởng thức.
Phổ biến và được đánh giá cao nhất vẫn là Ốc sên nướng bơ tỏi. Ốc sên sau khi được làm sạch, lấy ra khỏi vỏ và nấu chín (thường là nướng và thường được nấu chung với bơ tỏi, gà hoặc rượu vang), sau đó được đặt trở lại vào vỏ kèm với bơ, rau mùi tây, kem bọt tỏi và nước sốt để phục vụ thực khách.
Cũng có thể ăn món này kèm với một số món khác.
Kẹp gắp ốc đặc biệt (để giữ vỏ) và dĩa ốc cũng thường được đặt sẵn trên khay kim loại. Trên bàn ăn, ốc sên thường được bày 6 - 12 con một đĩa và luôn đi kèm mỗi người một bộ gắp, dĩa lấy ruột ốc cho khách dễ ăn.
Một số thực khách sành ăn sẽ kết hợp món ăn với một số loại thảo mộc như hạt tỏi, húng tây, mùi tây để gia tăng hương vị.
Đôi khi vỏ ốc sên được thay thế bởi những chiếc bánh ngọt nhỏ nhiều lớp (puff pastry). Như vậy trông món ăn vệ sinh hơn nhưng bánh ngọt lại ngấm bơ và làm mất sự thú vị khi thưởng thức ốc sên.
Ở một số nơi, ốc sên còn được bỏ trong vỏ bánh ngọt.
Thông thường, các món ốc sên sẽ là những món khai vị trong bữa ăn của người Pháp. Và do đây là nguyên liệu khá độc đáo được nuôi dưỡng cẩn thận, trải qua quá trình chế biến khá công phu nên các món ốc sên ở Pháp đều khá đắt đỏ và hầu như chỉ dành cho những người sành ăn cũng như giới thượng lưu.
Hiển nhiên món ăn không chỉ hữu danh vô thực mà sở hữu hương vị rất độc đáo. Chưa kể ốc sên là một món ăn rất bổ dưỡng. Ước tính ốc sên chứa 15% protein trong khi chỉ có 2,4% chất béo và còn chữa được bệnh khớp, đau lưng.
Nếu có cơ hội, đừng ngại một lần thử thưởng thức những món ăn độc đáo từ ốc sên và khám phá nhiều hơn về ẩm thực nước Pháp, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên.
.Theo Nuoiduatin
Đặc sản nhộng sâu muồng 'ớn lạnh' ở Tây Nguyên mỗi năm chỉ có một lần 146 Bạn có thể chiên, xào, lăn bột, luộc hay thậm chí ăn sống nhộng sâu, có vị bùi béo đặc trưng. Ở các nước Đông Nam Á, côn trùng là món ăn không mấy xa lạ. Nhiều loài sâu bọ, bò cạp, dế... được xem là đặc sản. Dù vậy, không phải ai cũng đủ can đảm nếm món nhộng sâu muồng ở...