Lưu Gia Linh khổ sở vì chuyện muộn con
Sống chung với Lương Triều Vỹ hơn chục năm mà vẫn hiếm muộn nên chuyện cầu con của Lưu Gia Linh thường xuyên trở thành chủ đề bàn tán của dư luận. Mới đây, một tờ báo Hong Kong đưa tin, “Võ Tắc Thiên” đã sang Mỹ tìm người đẻ thuê.
Lưu Gia Linh và Lương Triều Vỹ kết hôn năm 2008 sau 9 năm sống cùng nhau. Ảnh: Tom.
Theo tờ Oriental Sunday, Lưu Gia Linh và Lương Triều Vỹ đã tìm đến một công ty đẻ thuê ở Mỹ hồi tháng 5 và đang mong chờ em bé chào đời trong vài tháng tới. Cặp đôi nổi tiếng của Hong Kong nghe lời khuyên của nữ diễn viên Ngô Quân Như khi lựa chọn phương pháp này. Vì bận rộn công việc và đã cứng tuổi, Lưu Gia Linh không thể sinh con nên phải nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ.
Vào tháng 5, khi vợ chồng Gia Linh sang Mỹ, báo chí Hong Kong đồng loạt đưa tin cặp đôi đi thụ tinh nhân tạo. Sau đó, nữ diễn viên 45 tuổi đã lên tiếng bác bỏ thông tin này. Tháng trước, vợ chồng cô bị bắt gặp du lịch ở Ấn Độ nên lại rộ lên thông tin hai người đi cầu tự tại một ngôi chùa nổi tiếng. Theo những gì dư luận đồn đại, có vẻ như Lưu Gia Linh xoay mọi cách để mong có được một mụn con.
Lưu Gia Linh phủ nhận tin đồn nhờ người đẻ thế.
Trước tin đồn tìm người đẻ thế, trưa nay, 2/8, Lưu Gia Linh phản hồi trên blog trang Sina với vẻn vẹn hai từ “bịa đặt”. Cho đến chiều nay, bài báo đăng lại tin này trên blog Sina đã thu hút gần 500 người xem và hơn 700 comment.
Theo VN Express
Video đang HOT
Đẻ thuê, bài học đau lòng và con đường chưa lối ra
Những ngày cuối tháng 5/2011, các nạn nhân trong đường dây đẻ thuê tại Thái Lan đã về tới cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và được đưa về "Ngôi nhà Bình yên" thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển để các cán bộ ở đây giúp chăm sóc về sức khỏe.
Trở về Việt Nam lần này, "hành trang" của 15 nạn nhân đường đây đẻ thuê là những cái bụng bầu đã nặng nề gần đến tháng đẻ hoặc những đứa trẻ chưa một lần được rúc vú mẹ.
Cận cảnh những bà mẹ đẻ thuê
Trong số 15 nạn nhân, người trẻ nhất sinh năm 1991, nhiều tuổi nhất sinh năm 1978, có người đã có chồng con, nhưng có người vẫn là thanh nữ. Ngoài điểm chung là đều đến từ miền Tây Nam Bộ, họ giống nhau ở điểm cơ bản là đều... nghèo. Cái nghèo chính là điều đã khiến họ phải chấp nhận một "công việc" chẳng giống ai nơi xứ người.
Một cặp "mẹ con" tại "Ngôi nhà Bình yên"
Cũng có lẽ vì vậy, nên khi được các cán bộ của "Ngôi nhà Bình yên" tiếp nhận, không ít người trong số 15 cô gái (5 người đang mang thai từ 24-34 tuần, 4 người đã sinh nở) im lặng, né tránh, thiếu cởi mở vì thất vọng trước một cơ hội kiếm tiền đã bị vuột mất, trong khi bản thân lại bụng mang dạ chửa hoặc đèo bòng thêm đứa trẻ nhỏ. Theo ghi nhận của cán bộ "Ngôi nhà Bình yên" thì khi mới đến, các bà bầu đều tỏ ra lo lắng, chán nản.
Hơn nữa, vì các thai phụ đều sinh mổ và trẻ sơ sinh đều bị tách ra để nuôi nấng trong trại trẻ nên họ mới chỉ được tiếp xúc với đứa trẻ mình đẻ ra khi lên đường về Việt Nam. Đo dó, không ai có sữa và có thói quen cho con bú, thậm chí việc thay tã, đóng bỉm, pha sữa, tắm rửa cho trẻ cũng không rành. Cũng có trường hợp bà bầu khi đến "Ngôi nhà Bình yên" đã túm lấy tay cán bộ hỗ trợ năn nỉ đòi mổ đẻ ngay dù thai mới trên 7 tháng tuổi, vì không muốn nặng nợ thêm nữa.
Sau một thời gian được tư vấn, chăm sóc tại "Ngôi nhà Bình yên", với sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên nơi đây, các cô gái đều có vẻ đã bình tâm trở lại. Bên cạnh những người hồi gia theo nguyện vọng, có 4 thai phụ bày tỏ nguyện vọng được ở lại đây để sinh đẻ đã được nhân viên xã hội làm thủ tục đăng ký cho họ sinh nở tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Trong những ngày đầu, điều lo lắng nhất của các cán bộ "Ngôi nhà Bình yên" là sức khỏe của một số cháu bé quá yếu: Sốt, ho, viêm phổi và suy dinh dưỡng (các cháu bé đã được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Nhi Thụy Điển) nhưng đến nay sức khỏe của tất cả các cháu đã ổn định. Trong khi đó, diễn biến tâm lý của các "bà mẹ" lại rất phức tạp, khó lường, thậm chí có những lúc, có người đã công khai thể hiện sự miễn cưỡng việc chăm sóc những đứa trẻ do mình sinh ra.
Cả 3 nước đều là nạn nhân
Thông tin của cơ quan chức năng cho thấy, đối với 5 cháu bé đã được sinh ra trên đất nước Thái Lan, cơ quan y tế nước này đã tiến hành giám định ADN. Kết quả, các cháu không phải là con ruột của các cô gái Việt Nam. Còn theo xác nhận của Văn phòng Đài Bắc, nhưng đứa trẻ này đều là "sản phẩm" của một số gia đình khá giả, trí thức ở Đài Loan, nhưng hiếm muộn lâu năm nên đành phải nhờ đến phương pháp khoa học để thụ tinh và thuê tử cung phụ nữ người Việt để nuôi dưỡng phôi thai, thông qua Công ty Baby 101.
Những ông bố, bà mẹ thuê đẻ này vì tin tưởng Công ty Baby 101 là công ty hoạt động hợp pháp nên đã yên tâm gửi gắm số tiền mấy chục ngàn USD để kiếm một mụn con có huyết thống của mình. Khi biết rằng đây là một đường dây đẻ thuê bất hợp pháp và cơ hội gặp những đứa con của mình rất xa vời vì số phận của chúng phải tuân theo sự quy định pháp luật của quốc gia nơi người đẻ thuê mang quốc tịch, thì họ cũng rất đau khổ.
Thậm chí, có ông bố người Đài Loan khi biết các nạn nhân về Hà Nội đã lập tức bay sang theo và lang thang hàng giờ ngoài phố "khao khát được gặp con" mà không dám hỏi ai. Có lẽ cũng chính tình cảnh ấy, nên phía Đài Loan cũng coi những ông bố, bà mẹ thuê đẻ này nạn nhân của đường dây đẻ thuê bất hợp pháp do Công ty Baby 101 tạo ra, giống như các cô gái nạn nhân người Việt Nam.
Sau khi 15 nạn nhân về "Ngôi nhà Bình yên", các cơ quan chức năng đã có sự phối hợp để đề xuất giải quyết vấn đề, trong đó có đại diện của Bộ Tư pháp Việt Nam. Và, theo luật pháp Việt Nam, quyền nuôi con và quốc tịch của con là theo người đã đẻ ra đứa trẻ. Như vậy, các cô gái hoàn toàn có thể nuôi con một cách hợp pháp nếu họ phát sinh tình mẫu tử và không muốn trao con đi.
Nhưng thông tin từ "Ngôi nhà Bình yên" cho thấy, phần lớn những người đẻ thuê (đang mang bầu và đã sinh) đều có nguyện vọng trả lại các cháu bé cho cha mẹ thật của chúng vì hoàn cảnh gia đình không thể nuôi được con và "vì họ (những gia đình thuê đẻ phía Đài Loan - PV) cũng khổ thân lắm, họ là những người hiếm muộn và mong muốn có con", như lời bộc bạch của một bà mẹ đẻ thuê quê Bạc Liêu.
"Nên xem xét giải quyết, cho họ nhận lại con"
Theo quan điểm của các cơ quan chức năng Việt Nam, nếu những người đẻ thuê muốn trao lại con cho cha mẹ thật của cháu bé thì cần thiết phải có sự phối hợp với Văn phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc - Đài Loan để tìm kiếm cha mẹ thật của những đứa trẻ rồi tổ chức trao nhận. Ở góc độ tình cảm, việc này cần được nhanh chóng tiến hành vì nguyện vọng của cả đôi bên. Nhưng ở góc độ pháp luật, vẫn phải tuân thủ đúng quy trình và luật định.
Tuy vậy, có thể thấy rằng để xử lý nhanh thì có thể tạm coi đây là trường hợp ngoại lệ, nhưng nếu đã coi đây là ngoại lệ (dù chỉ để giúp xử lý nhanh) thì vô tình đã tiếp tay cho hành vi phạm pháp của một nhóm người, để rồi tới đây sẽ có ngoại lệ lần hai, lần ba. Mà điều này thì không được phép để tiếp diễn nữa. Như vậy, câu trả lời vẫn nằm ở phía các cơ quan chức năng.
Chỉ biết rằng, thật cám cảnh khi phải chứng kiến những "bà mẹ" không có cảm xúc với đứa con mình đứt ruột đẻ ra và những đứa trẻ chưa một lần được biết rúc bầu vú bú sữa mẹ! Tất cả không gì khác đều xuất phát từ nguyên nhân là cái nghèo và sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về xã hội, pháp luật.
Trao đổi với PLVN về vụ việc này, ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết, phối hợp với Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Bộ Tư pháp mới tổ chức thăm các cô gái tại "Ngôi nhà bình yên".
"Chúng tôi đã tiếp xúc với nhóm các cô gái đã sinh con. Thực chất, họ chỉ là người có công nuôi dưỡng cái thai, mang nặng đẻ đau. Về mặt sinh học, gen di truyền, họ không có quan hệ gì với đứa trẻ. Hầu hết là các cô gái trẻ, tương lai còn dài, tâm lý của họ là rất nôn nóng, muốn được giải quyết nhanh để trở về địa phương, trở về gia đình".
Ông Cường nhận định: "Cá nhân tôi cho rằng cần có giải pháp giải phóng cho các cô gái này. Việc xem xét giải quyết sẽ đảm bảo hai khía cạnh: Một là các cô có cuộc sống, tương lai phía trước; hai là vấn đề nhân đạo, trong số người thuê đẻ Đài Loan, nhiều trường hợp là người có học, quan chức hiếm muộn con cái. Giữ đứa trẻ lại có khi sẽ là gánh nặng cho các cô gái, xấu hơn là trường hợp các cô không muốn nuôi, bỏ rơi đứa trẻ sẽ là gánh nặng cho Nhà nước".
Về hướng giải quyết vụ việc này, ông Cường nêu quan điểm: "Một số người nước ngoài ký hợp đồng thuê đẻ đã sang Hà Nội, mong muốn được xem xét giải quyết để được phép nhận đứa con huyết thống của mình. Mặc dù pháp luật Việt Nam quy định rằng một người mang thai hộ thì vẫn là mẹ hợp pháp, nhưng nếu thực sự là bố mẹ thật thì nên xem xét giải quyết, cho họ nhận lại con".
Nên tập trung giải quyết theo một đầu mối "Nghị định số 68 quy định thẩm quyền giải quyết việc nhận cha, mẹ, con là UBND tỉnh nơi thường trú của người mẹ. Có điều, các cô gái này cư trú ở nhiều địa phương khác nhau. Nếu giao địa phương sẽ rất khó khăn và rắc rối hơn nhiều, vì đây là vấn đề phức tạp, cần sự phối hợp của các Bộ ngành: ngoại giao, công an và một số ngành liên quan khác. Tôi chỉ đưa ra một ví dụ nhỏ là nếu được giải quyết thì với sự phối hợp của Cục Xuất nhập cảnh sẽ cho cháu bé xuất cảnh luôn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng nên giải quyết tại Hà Nội và cần nói rõ đây không phải là giải quyết theo thủ tục rút gọn mà là theo thủ tục đặc biệt. Trường hợp được đặc cách cho giải quyết, cho phép nhận con tại Hà Nội thì giao cho UBND TP. Hà Nội, với sự hỗ trợ, giúp việc của Sở Tư pháp, tức là tập trung vào một đầu mối. Như thế, vừa thuận tiện cho quản lý nhà nước, cho việc giải quyết, đồng thời cũng là vấn đề nhân đạo nữa khi tạo điều kiện cho bố mẹ người Đài Loan có nguyện vọng nhận con". Ông Nguyễn Quốc Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp)
Theo PLVN
Phận đẻ thuê: Nghèo còn gặp chủ đốn mạt Bị đe nẹt phải ngủ với ông chủ Pành, Hồng ấm ức xin về thì vợ ông chủ bắt trả 20 triệu đồng tiền chi phí. Cay đắng làm sao khi số tiền quá sức đối với gia đình cô. Hồng bước vào nhà tắm, cứ xả nước đầy mặt, đầy người mặc cho nước mắt chảy chan xuống... cho đến khi ông...