Lưu Gia Linh diện quần ren xuyên thấu trên thảm đỏ
Nữ diễn viên nổi tiếng thu hút nhiều sự chú ý khi diện bộ trang phục bắt mắt đi dự giải.
Ngày 13/4, Lưu Gia Linh và chồng dự Lễ trao giải Lễ trao giải Kim Tượng – sự kiện văn hóa lớn tại Hong Kong, nhằm vinh danh những đạo diễn, diễn viên xuất sắc của làng giải trí. Trên thảm đỏ, Gia Linh gây nhiều chú ý khi xuất hiện trên thảm đỏ với bộ đầm ren điệu đà, xuyên thấu.
Nổi tiếng với phong cách thời trang táo bạo, Gia Linh luôn thu hút mọi ánh nhìn. Sánh vai vợ, Lương Triều Vỹ diện vest lịch lãm. Dù được đề cử cho giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhưng cuối cùng nữ diễn viên nổi tiếng đã không giành được chiến thắng này. Trong khi đó, bộ phim “Nhất đại tông sư” mà chồng Gia Linh – Triều Vỹ đóng lại bội thu giải thưởng.
Đôi uyên ương sáng giá của Hong Kong sánh vai.
Trên thảm đỏ, Chương Tử Di – Trương Chấn tay trong tay thân thiết.
Vợ chồng Thái Thiếu Phân và Trương Tấn.
Thang Duy duyên dáng, nữ tính.
Video đang HOT
Hai nghệ sĩ Cổ Thiên Lạc và Trịnh Tú Văn.
Nghệ sĩ chuyển giới nổi tiếng Thái Lan Nong Poy.
Nam diễn viên Huỳnh Bột.
Angelababy xinh như búp bê.
Diễn viên Đỗ Quyên.
Đạo diễn Vương Tinh và hai kiều nữ.
Theo VNE
Báo Pháp "giải mã" vị ngon đặc trưng riêng của món ăn Việt
Chuyên trang du lịch Condé Nast Traveler (Pháp) đã lý giải tại sao món ăn Việt lại được du khách yêu thích: "Các nước khác thường dùng gia vị để chế biến món ăn; nhưng chẳng quốc gia nào lại sử dụng rau thơm để tạo hương vị như ở Việt Nam".
Trang này đã trích dẫn lời của Andrea Nguyen, tác giả gốc Việt của những cuốn sách nấu ăn: "Rau thơm là một trong những phụ gia chính trong ngành ẩm thực Việt Nam". Bên cạnh đó, rau thơm còn được sử dụng làm món rau xanh". Cô cho biết thêm: "Rau thơm được sử dụng với mục đích khá đa dạng, khi thì dùng để trang trí đĩa thức ăn, lúc lại có thể tạo thêm hương vị cho món ăn theo khẩu vị từng người".
Trang báo này đã liệt kê 6 loại rau thơm dưới đây là những loại được yêu thích và sử dụng phổ biến nhất ở hầu hết các gia đình Việt:
Ngò gai/mùi tàu (culantro)
Hương vị: Tựa rau mùi, nhưng ngò gai (gọi theo miền Nam) có mùi nhẹ hơn chút", Andrea Nguyen nói.
Sử dụng: Rau thái nhỏ cho vào bát Phở hoặc để trên đĩa rau sống cùng với giá đỗ, những lát chanh và rau xà lách.
Cây sả (Lemongrass)
Hương vị: Sả có hương vị mạnh, tựa vị cam quýt. Theo miêu tả của tác giả gốcViệt thì "Phần đầu cây sả giống cỏ roi ngựa thật đẹp".
Sử dụng: Sả được thái mỏng hoặc sắt khúc, thường được dùng trong các món xào, càri, súp mì. Đặc biệt nó tạo hương thơm chính cho món Bún bò Huế với sự hòa quyện của các vị cay, chua, mặn và ngọt.
Rau răm (Vietnamese coriander)
Hương vị: Ban đầu có một chút hăng hăng, nhưng sau đó có cảm giác nóng nóng hơn khi nuốt vào sâu trong cổ họng.
Sử dụng: Thả vào món canh hoặc có thể rắctrên món salad.
Húng quế (Thai basil)
Hương vị: Có mùi thơm như đinh hương và cay cay, ngọt ngọt.
Sử dụng: Người Miền nam Việt Nam thường dùng húng quế ăn kèm với Phở trong khi người Miền Bắc thì sử dụng nó với salad đu đủ xanh.
Thì là (Dill)
Hương vị: Có vị mạnh rõ rệt, cay cay, tính ấm.
Sử dụng: Thì là đặc biệt được sử dụng cho món canh cá, nhất là các loại cá da trơn; nó là một thành phần tiêu chuẩn trong món chả cá, và cũng thường được dùng trong món nước sốt bò.
Kinh giới (Vietnamese balm)
Hương vị: Nó có vị hỗn hợp của cả cây sả, húng quế, và bạc hà.
Sử dụng: Thường được sử dụng với món salad hoa chuối, và bày trên nhiều đĩa với các món rán.
Đỗ Quyên
Theo Dantri/cntraveler
Báo nước ngoài hết lời ca ngợi cầu Rồng "phun lửa, phụt nước" Cầu Rồng ở Đà Nẵng được cây viết chuyên về du lịch Josh Lew của trang Mnn.com miêu tả là nơi khiến du khách muốn quay trở lại bởi màn trình diễn "rồng phun lửa, phụt nước và đổi màu" thực sự ngoạn mục và ấn tượng. Nằm ở đường bờ biển miền Trung của Việt Nam, Đà Nẵng là một thành phố...