Lưu chiểu điện tử báo nói, báo hình, báo điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí.
Theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử.
Về hoạt động lưu chiểu điện tử, Nghị định quy định cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử có văn bản thông báo cho cơ quan báo nói, báo hình, báo điện tử để kết nối theo quy định. Trong văn bản thông báo phải nêu phương án kết nối, truyền dẫn tín hiệu phát sóng (đối với báo nói, báo hình), phương án kết nối và truy xuất các tác phẩm báo chí đăng tải trên trang báo điện tử (đối với báo điện tử) về hệ thống lưu chiểu điện tử của cơ quan thực hiện lưu chiểu; thời gian, địa điểm thực hiện việc kết nối.
Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí phát biểu. Ảnh: VPCP.
Sau khi kết nối, cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử kiểm tra, đảm bảo tác phẩm đã được lưu tại hệ thống và xác nhận với cơ quan báo chí sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tác phẩm báo chí.
Video đang HOT
Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử tổ chức lưu giữ nguyên trạng nội dung tác phẩm báo chí trên hệ thống lưu chiểu; tổ chức phân loại nội dung để lưu giữ phục vụ công tác quản lý.
Nghị định quy định đối với báo nói, báo hình, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 06 tháng kể từ ngày được phát sóng lần đầu. Đối với báo điện tử, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày đăng tải lần đầu.
Các tác phẩm trong hệ thống lưu chiểu điện tử phải được bảo quản an toàn và lưu giữ nguyên trạng về nội dung thông tin. Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn, tính toàn vẹn, khả năng truy xuất và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để việc phân loại, lưu giữ được thuận lợi nhưng không làm thay đổi nội dung của tác phẩm.
Tác phẩm báo chí lưu chiểu điện tử được sử dụng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về báo chí, gồm: Đánh giá, nhận xét về nội dung thông tin theo chuyên đề, sự kiện, cho các cuộc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu.
Theo Danviet
Kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm sạch
Ngày 23/8, tại Hà Nội, Báo điện tử Trí thức trẻ phối hợp với
Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Theo Sở NN&PTNT TP. Hà Nội, với dân số khoảng 10 triệu người, mỗi ngày nhu cầu tiêu thụ khoảng 1.000 tấn thịt các loại, 600 tấn cá, 3.200 tấn rau. Thế nhưng danh sách địa chỉ cung cấp sản phẩm nông sản sạch được xác nhận vẫn còn khiêm tốn với khoảng 85 địa điểm. Điều này cho thấy đến nay vẫn chỉ có tỉ lệ nhỏ người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn và qua đó cũng có thể thấy thực phẩm sạch hiện đang là thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng phát triển đối với những người sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Để đáp ứng như cầu này, hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đến Việt Nam tìm cơ hội giao thương. Đại sứ Canada tại Việt Nam cho hay xuất khẩu thịt lợn của Canada năm 2015 vào Việt Nam đã tăng 230%, một con số cực kỳ ấn tượng.
Ông Nguyễn Đình Toàn, Giám đốc cao cấp Masan Consumer (ngành hàng cà phê) dẫn một báo cáo gần đây cho biết, 50% cà phê ở Việt Nam không phải cà phê nguyên chất. Ông cũng nêu thực trạng là mỗi kg cà phê ở Việt Nam chỉ là 2 USD, trong khi ở Mỹ là 20 USD. Doanh nhân này chia sẻ nỗ lực để làm ra cà phê sạch cho tất cả những người uống cà phê Việt Nam, đưa cà phê Việt mà ông gọi là Vietnamo sánh ngang cùng epresso và americano, phong cách nổi tiếng của cà phê thế giới.
Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH cho rằng chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp hiện chưa hợp lý. Vì vậy, phải có chính sách đồng bộ để khích lệ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Theo bà Thái Hương, minh bạch là nguồn gốc thành công của bất kỳ nhà sản xuất nào. Đề cập cụ thể đến đầu tư nông nghiệp, bà Thái Hương cho rằng, 3 khâu cần minh bạch là giống, phân bón và bảo quản. Nếu thị trường thiếu minh bạch, và doanh nghiệp cũng thiếu minh bạch trong sản xuất, kinh doanh thì việc thất bại trong lĩnh vực thực phẩm sạch là điều có thể đoán trước.
Tại diễn đàn, nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao nhà sản xuất, phân phối thực phẩm sạch và người tiêu dùng vẫn chưa thể gặp nhau? Tại sao một thị trường nhiều tiềm năng mà doanh nghiệp vẫn chưa thành công? Tại sao người Việt vẫn phải chung sống với thực phẩm "bẩn", thực phẩm không an toàn?
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đã được "mổ xẻ", trong đó, quan trọng nhất là do người tiêu dùng mất niềm tin vào cả doanh nghiệp sản xuất lẫn phân phối. Tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn xuất hiện ngay cả trong các siêu thị trong thời gian qua càng làm người tiêu dùng mất niềm tin. Thêm vào đó, việc thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người sản xuất nông sản thực phẩm sạch khiến nông sản sạch vẫn khó đến với người tiêu dùng.
Phát biểu tại diễn đàn Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh vấn đề an toàn thực phẩm đã được Bộ NN&PTNT chú trọng trong thời gian qua.
Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm sản xuất kinh doanh thực phẩm bẩn, vật tư nông nghiệp, chất cấm trong chăn nuôi, đồng thời tập trung xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn. Tuy nhiên việc kết nối để tiêu thụ sản phẩm nông sản thực phẩm sạch đến với người tiêu dùng hiện vẫn còn yếu. Diễn đàn là dịp để Bộ NN&PTNT lắng nghe, từ đó tham mưu, xây dựng các chính sách về công tác quản lý nông sản thực phẩm sạch tốt hơn.
Đỗ Hương
Theo_Báo Chính Phủ
500 DN xuất sắc nhất Việt Nam: Niềm tin và kỳ vọng tăng trưởng Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo điện tử VietNamNet hôm nay tổ chức lễ công bố 500 DN xuất sắc nhất Việt Nam. Có tên trong danh sách 500 DN tăng trưởng và triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2016 là những đại diện tiêu biểu nhất của cộng đồng DN...