Lương tối thiểu vùng: Mức chốt tại cuộc họp ngày 3/9 là bao nhiêu?
Sau 2 phiên đàm phán tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 không thành công. Cuộc họp ngày 3/9 là cơ hội cuối cùng để Tổng LĐLĐ VN và VCCI tìm ra con số chung. Tuy nhiên, khả năng Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia phải đứng ra chọn phương án cuối cùng là không nhỏ.
Thông tin tăng lương tối thiểu thu hút sự quan tâm của nhiều người lao động
Khoảng cách lớn 6%
Lý do của việc Chủ tịch hội đồng tiền lương Quốc gia buộc phải đứng ra chọn phương án đề xuất tăng lương cuối cùng, bởi khoảng cách của 2 bên vẫn cách xa nhau.
Lần họp đầu tiên vào ngày 5/8, Phòng Công nghiệp và Thương mại VN (VCCI), đại diện cho người sử dụng lao động, đề xuất từ 7-10 % tương đương với mức 250.000-350.000 đồng/mức cho 4 vùng lương.
Tổng LĐLĐ VN, đại diện cho người lao động đề xuất mức 16,7 % tương đương với mức 350.000-550.000 đồng/mức.
Sau 20 ngày, lần họp thứ 2 diễn ra vào ngày 25/8, VCCI và Tổng LĐLĐ VN vẫn bảo lưu mức đề xuất tăng của riêng mình. Khoảng cách của 2 mức đề xuất là khoảng 6%.
Phía Tổng LĐLĐ VN cho rằng năm 2014, các bên còn thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2015 hơn 14%. “Năm 2015 không có lý gì hạ mức tăng xuống. Tối thiểu mức tăng phải bằng năm trước, tương đương với mức 400.000 đồng/vùng” – ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN nhận định.
Ngay tại cuộc họp, các bên đều để mở phương án đề nghị Hội đồng tiền lương chọn phương án nếu không có sự đồng thuận cuối cùng.
Cuộc họp Hội đồng tiền lương Quốc gia sáng 25/8.
Thời gian đã quá gấp
Phát biểu sau cuộc họp Hội đồng tiền lương Quốc gia hôm 25/8 tại Hà Nội, ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia – cho rằng thời gian cho việc thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu không còn nhiều. Trong khi đó, khoảng cách 2 bên còn quá xa.
Trả lời về việc Chủ tịch Hội đồng tiền lương sẽ chọn phương án tăng cuối cùng, ông Phạm Minh Huân cho rằng đó chỉ là phương án cuối cùng khi không còn cách nào khác.
Video đang HOT
“Tôi vẫn mong muốn 2 bên có sự hài hòa và tìm ra tiếng nói chung. Tuy nhiên, 2 bên đều có những lý lẽ phân tích riêng của mình. VCCI tập trung về khía cạnh những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển.
Các bên đã hết “Quota” xin dừng họp. Theo quy định của Hội đồng tiền lương Quốc gia, trong mỗi đợt họp tăng lương cho năm sau, các bên đều có quyền xin dừng cuộc họp 1 lần. Hôm 5/8, phía VCCI đã xin dừng họp. Tiếp sau, hôm 25/8, Tổng LĐLĐ VN cũng đã xin dừng. Như vậy, cuộc họp tới đây vào ngày 3/9 sẽ là dịp cuối cùng để chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 trình Chính phủ phê duyệt.
Phía Tổng LĐLĐ VN phân tích nhu cầu cũng như thực trạng đời sống khó khăn của người lao động. Tuy nhiên phương án của các bên không gần lại được nhau. Tổng LĐLĐ VN vẫn đề xuất mức 16,7 %, đại điện của người sử dụng lao động đề nghị tăng trên 10%”.
Mặc dù lạc quan nhưng ông Phạm Minh Huân có những dự đoán riêng về trường hợp phiên họp ngày 3/9 bất thành: “Tôi đoán rằng cuối cùng Hội đồng sẽ phải chọn 1 phương án để trình Thủ tướng Chính phủ. Tất nhiên, chúng tôi sẽ phải tính kỹ vì sao Hội đồng lại chọn phương án đó, những tác động thuận và không thuận” – ông Phạm Minh Huân nói.
Mức chốt bao nhiêu vào ngày 3/9?
Khoảng cách 6 % giữa quan điểm của VCCI và Tổng LĐLĐ VN là một bài toán không đơn giản cho các nhà quản lý.
Điều này cũng dễ hiểu bởi việc dịch chuyển một tỉ lệ phần trăm rất nhỏ trong đề xuất tăng lương tối thiểu vùng sẽ tác động không nhỏ tới số lượng 15-16 triệu lao động làm công ăn lương chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Đồng thời, việc điều chỉnh cũng đòi hỏi hơn 400.000 doanh nghiệp sẽ phải chi 1 khoản kinh phí khổng lồ từ việc tăng lương này, gồm: Tăng mức lương tối thiểu, tăng khoản đóng BHXH, BHYT…
Đứng ở góc độ khách quan, nhiều chuyên gia cũng có những phân tích và dự đoán riêng.
Ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng: “Mức tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2016 từ 10% đến 12% là hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy nhanh lộ trình thực hiện mức tiền lương tối thiểu bằng nhu cầu sống tối thiểu vào năm 2018″.
Còn bà Tống Thị Minh – Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) – dự đoán mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 từ 10-11%. Giải thích về dự đoán cá nhân này, bà Tống Thị Minh cho rằng: “Mức điều chỉnh này vừa đáp ứng một phần mức sống tối thiểu của người lao động, đặc biệt là lao động yếu thế được chia sẻ những thành tựu chung của nền kinh tế.
Đồng thời việc tăng lương cũng phải phù hợp với bối cảnh chung của nền kinh tế, tương quan với sự phát triển của doanh nghiệp, vấn đề đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của quốc gia”.
Trong khi đó, ông Phạm Minh Huân, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, người (theo nguyên tắc) sẽ “bấm nút” chọn phương án tăng lương tối vùng năm 2016 cuối cùng nếu các bên không có đồng thuận lại chưa đưa ra mức dự đoán cụ thể.
“Có thể sau dịp nghỉ Quốc khánh 2/9, các bên sẽ suy nghĩ và đề ra mức tăng hợp lý và hài hòa hơn. Khi đó việc điều chỉnh sẽ còn nhiều thay đổi theo thực tế” – ông Phạm Minh Huân nói.
“Từ 1/1/2016, một số chính sách mới có hiệu lực, quy định về xây dựng thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp Nhà nước, đóng – hưởng bảo BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn sẽ có hiệu lực. Chỉ tính riêng chi phí đóng BHYT, BHXH, phí công đoàn trên làm tăng chi phí lao động của doanh nghiệp lên 15-17% (tương ứng với 1,2-1,5% tổng chi phí của doanh nghiệp) do mức lương tham gia BHXH, BHYT hiện tại ở các chỉ bằng 60-70% tiền lương của người lao động. Đây là khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp trong năm 2016″- bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Tăng lương tối thiểu: "Lao động là vốn quý nhưng sao cò kè tới 50.000 đồng"
"Năm 2014 khó khăn thế còn đề xuất tăng cho năm 2015 được hơn 14%, năm nay có nhiều khởi sắc nhưng đề xuất mức tăng năm 2016 thấp hơn. Doanh nghiệp luôn nói người lao động là vốn quý nhưng nói tăng lương tối thiểu thì cò kè tới 50.000 đồng".
Người lao động chịu nhiều chi phí trong cuộc sống
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, trao đổi với báo chí bên lề buổi họp Hội đồng tiền lương quốc gia bàn về tăng lương tối thiểu vùng năm 2016, chương trình do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hôm 5/8 tại Hà Nội. Cuộc họp đã tạm hoãn lại sau 2 tuần nữa để bộ phận kỹ thuật tính toán các yếu tố hợp lý hơn. Việc tạm hoãn do phía VCCI chủ động đề ra.
Người lao động gánh nhiều chi phí
Chia sẻ những quan sát của mình, ông Mai Đức Chính cho biết, tất cả các dịch vụ đời sống của công nhân dùng đều tăng, như tiền nhà, điện, nước, giá cả hàng hóa. Với người công nhân, việc tăng thêm 50.000 đồng là điều không nhỏ. Trong khi đó, báo cáo chung về kinh tế sáng sủa hơn, nhưng đời sống công nhân có dấu hiệu đi xuống.
Tổng LĐLĐ VN nhận định, mức thu nhập bình quân ở Hà Nội (vùng 1) hiện không đã dưới 4.400.000 đồng/người/tháng chứ không còn là 3.100.000 đồng/người/tháng - quy định lương tối thiểu vùng năm 2015.
Với tư cách Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 lên trên 10 % một chút là hợp lý. "Các cơ quan chức năng còn đang lo lắng là từ 1/1/2016, mức tham gia BHXH sẽ từng bước tính trên tổng thu nhập của người lao động. Đến năm 2018, mức tham gia sẽ được tính trên tổng thu nhập. Điều này sẽ tác động lớn tới doanh nghiệp".
So sánh mức đề xuất tăng trong năm 2014 cho năm 2015, ông Mai Đức Chính cho rằng năm trước đã là hơn 14 %, nhưng năm nay năm nay dự kiến giảm xuống hơn 12 %.
"Quan điểm chúng tôi ít nhất phải tăng lương tối thiểu bằng năm trước. Người công nhân thấy năm trước lương tối thiểu tăng thêm 400.000 đồng, năm nay tăng thêm 400.000 đồng thì có thể được. Nhưng chỉ tăng 350.000 đồng thì khó được chấp nhận. Việc lương tối thiểu không tăng so với năm trước đã là thụt lùi rồi" - ông Mai Đức Chính nói.
Việc tăng mức lương tối thiểu còn nhằm đảm bảo lộ trình tới năm 2018, quy định việc phải đóng BHXH căn cứ theo mức tổng thu nhập. "Lúc đó lương tối thiểu không còn nhiều ý nghĩa nữa".
Doanh nghiệp tồn tại mới tạo ra việc làm
Về phía VCCI, lý giải việc xin dừng cuộc thương lượng chiều hôm 5/8, ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI, nói: "Sức chịu đựng của doanh nghiệp có hạn, năm trước, mức tăng lương tối thiểu đã khiến doanh nghiệp kêu rất nhiều, khả năng chi trả của doanh nghiệp chỉ có hạn".
Thứ trưởng Phạm Minh Huân đánh giá việc tạm dừng lại cuộc họp đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2016 hôm 5/8 có thể tạo thêm một cơ hội tốt để các bên cùng xem xét lại các yếu tố. "Nếu chúng ta đưa ra 1 con số có tính chấp nhận của các bên thì có lẽ lại tạo ra nhiều ý kiến khác nhau".
Ông Hoàng Quang Phòng cảnh báo, nếu tăng hơn mà không tính tới "sức" của doanh nghiệp có thể dẫn tới hậu quả doanh nghiệp đóng cửa, người lao động thất nghiệp.
Đồng tình với quan điểm là báo cáo kinh tế chung có sự khởi sắc, tuy nhiên ông Hoàng Quang Phòng cho rằng chưa thể nói là doanh nghiệp sẽ đi lên nhanh được. Bởi việc tác động tới từng doanh nghiệp còn phải có một độ lùi về thời gian nhất định.
"Hơn 70% DN kinh doanh không có lãi. Vấn đề tăng lương đối với họ là một gánh nặng lớn. Doanh nghiệp đồng ý về chủ trương tăng lương nhưng cần phải có lộ trình" - ông Hoàng Quang Phòng nói.
Trước đó, Hiệp hội dệt may VN cũng có đề xuất tăng lương tối thiểu chỉ nên ở mức 6%.
Năm 2014, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 lên trên 14 %.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2015 áp dụng ở 4 vùng là: Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng; Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng; Vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng. Mức lương này cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2014 từ 250.000-400.000 đồng/vùng.
Được biết, các doanh nghiệp ngành dệt may VN đang thu hút gần 3 triệu lao động. Trong quá trình hội nhập, đặc biệt là tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bính Dương (TPP), lĩnh vực dệt may chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm.
Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may VN, lý giải: "Các doanh nghiệp dệt may đang đối mặt với nhiều thách thức như giá đơn hàng, tiền điện, xăng than, tàu biển tăng. Đặc biệt, tiền lương tối thiểu vùng tăng 2,3-2,3 lần, tính từ 1/1/2010 tới nay".
Việc tăng lương tối thiểu đi kèm với tăng các khoản đóng BHXH, từ năm 2010 tới 2014, trung bình 2 năm tăng thêm 1%, ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp.
"Doanh nghiệp phải trích nộp tới 24 % tiền BHXH, BHTN, BHYT. Trong khi đó, số tiền 10 % người lao động đóng thực chất doanh nghiệp cũng phải lo, để người lao động có tiền lương thực tế để trang trải, cải thiện cuộc sống và gắn bó với doanh nghiệp" - ông Trương Văn Cẩm nói.
Đánh giá về đề xuất của 2 bên, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng khoảng cách còn quá xa nhau. "Phía VCCI đề xuất tăng khoảng 7 % tương ứng với số tăng tuyệt đối khoảng 250.000 đồng/mức. Phía Tổng LĐLĐ VN đề xuất mức tăng từ 15-16 %, tương ứng với 350.000 - 550.000 đồng/mức. VCCI cũng điều chỉnh lên mức 10 % nhưng Tổng LĐLĐ VN cho rằng vẫn thấp".
Phương án của Tổng LĐLĐ VN đưa ra là hợp lý. Nhưng phía người sử dụng lao động cũng còn nhiều áp lực về chi phí, cạnh tranh, đầu vào. Ngoài lương tối thiểu tăng, mức đóng BHXH từ 1/1/2016 cũng tăng chi phí doanh nghiệp. Và khả năng doanh nghiệp chịu đựng là rất khó.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
"Ông nào sống nổi bằng lương tối thiểu, tôi đi đầu xuống đất!" Bà xã tôi xem tivi về việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2016, xem xong cô ấy phủi tay: "Mấy ông đang phát biểu trên truyền hình, ông nào sống nổi bằng tiền lương tối thiểu do mấy ổng đề xuất, tôi đi đầu xuống đất". Bà xã tôi chìa ra mảnh giấy ghi các khoản chi phí đầu năm học cho...