Lương tối thiểu sắp tăng lên cao nhất 2,7 triệu đồng/tháng
Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với khối doanh nghiệp từ ngày 1/1/2014 sẽ là từ 1,4 triệu đến 1,7 triệu đồng/tháng, đáp ứng được 66%-79% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Lương tối thiểu chưa đủ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Nhập siêu cả năm 2013 được dự báo ở mức 500 triệu USD OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu Bất động sản sắp đón dòng vốn lớn từ Hàn Quốc? Nhiều thương hiệu ngân hàng sắp “biến mất”
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, thay thế Nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 4/12/2012.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2014 sẽ là 2,7 triệu đồng/tháng tại vùng I; 2,4 triệu đồng/tháng tại vùng II; tại vùng III là 2,1 triệu đồng/tháng và vùng IV là 1,9 triệu đồng/tháng.
So với mức lương tối thiểu theo vùng hiện hành thì mức lương tối thiểu theo vùng sắp áp dụng sẽ cao hơn khoảng từ 250.000-350.000 đồng/tháng.
Trước đó, khi đem ra lấy ý kiến về lương tối thiểu vùng mới, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã dự báo mức sống tối thiểu năm 2014 tại vùng I trên 4,1 triệu đồng/tháng, vùng II trên 3,4 triệu đồng/tháng, vùng III trên 3 triệu đồng/tháng, và vùng IV trên 2,4 triệu đồng/tháng. Như vậy, kể cả khi tăng lương thì mức lương tối thiểu mới cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Mức lương tối thiểu này mới chỉ đáp ứng được 66% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng I, 70,6% mức sống tối thiểu người lao động ở vùng II; 70% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng III và 79% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng IV.
Video đang HOT
Cũng theo Nghị định, mức lương tối thiểu vùng như trên là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương, bảo đảm mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng nêu trên, doanh nghiệp sẽ xác định, điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp và mức lương ghi trong hợp đồng lao động của người lao động cho phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
Đồng thời, Chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.
Nghị định 182/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2013 và sẽ bắt đầu áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này từ ngày 1/1/2014.
Đối tượng áp dụng với Nghị định này bao gồm các doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Bích Diệp
Theo Dantri
Nghị định "cấm" tặng quà trong các buổi lễ là... lạm quyền
Bình luận về Nghị định 145 mới ban hành với quy định "không được dùng phù hiệu, nơ, hoa cài ngực", "không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng", TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cho rằng chỉ phù hợp với đơn vị sử dụng ngân sách.
Nghị định số 145/NĐ-CP được ký ban hành ngày 29/10/2013 quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khác nước ngoài. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 16/12 tới, để thay thế nghị định số 82 (ban hành năm 2001) và nghị định số 154 (ban hành năm 2004) nhằm điều chỉnh việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm theo quan điểm là khoa học, tránh rườm rà, tốn kém từ trung ương đến địa phương, phù hợp với truyền thống dân tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, ngay khi Nghị định mới được "trình làng", chưa có hiệu lực thi hành, dư luận đã có những phản ứng, mổ xẻ về nhiều quy định kỳ cục, khó khả thi trong đó.
Từ 16/12/2013, khi Nghị định 145 có hiệu lực thi hành, việc tặng quà, gắn hoa, phù hiệu tại các buổi lễ sẽ bị... cấm.
TS Lê Hồng Sơn (Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp) khái quát, nhìn tổng thể hồ sơ Nghị định thấy có đủ cả dự thảo, tờ trình, ý kiến tham gia... cũng như Công văn thẩm định của Bộ Tư pháp. Nhưng ông Sơn tỏ ý bất bình vì Nghị định mới được ban hành nửa tháng nhưng việc thẩm định của Bộ Tư pháp lại được thực hiện hơn 1 năm trước (ngày 9/10/2012).
"Tôi ít thấy dự thảo nào từ lúc thẩm định tới lúc thông qua lại kéo dài hàng năm như vậy. Tôi cũng không hiểu là dự thảo được gửi thẩm định với dự thảo trình Chính phủ xem xét, thông qua có phải là một hay không? Theo luật, Bộ Tư pháp thẩm định, phản biện dự thảo Nghị định để Chính phủ có cơ sở thảo luận, xem xét thông qua, chứ không phải khi thẩm định là một Dự thảo, đến khi trình Chính phủ lại là một Dự thảo khác. Trong một năm có lẻ, từ khi thẩm định đến khi thông qua, quá trình thảo luận, hoàn thiện Dự thảo như thế nào cũng là một vấn đề, một dấu hỏi lớn?" - ông Sơn băn khoăn.
Đi vào những quy định cụ thể đang gây tranh luận trái chiều, ông Sơn cho rằng, vấn đề nằm ở việc xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Nghị định xác định đối tượng rất rộng, từ các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế cho đến đơn vị vũ trang nhân dân. Tại Công văn thẩm định, Bộ Tư pháp đã có nêu vấn đề đưa tổ chức kinh tế (chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp) ra khỏi đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Đáng tiếc, ý kiến này đã không được quan tâm.
Do chưa phân loại đối tượng, phạm vi điều chỉnh hợp lý nên nhiều quy định trong Nghị định thể hiện bất cập như tại khoản 3 Điều 23 về trang phục: "không dùng phù hiệu, nơ, hoa cài ngực..."; hoặc tại điều 24 quy định về biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi có ý "thời gian biểu diễn không quá 30 phút và được ghi rõ trong giấy mời"; "không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi". Những quy định này, TS Lê Hồng Sơn cho rằng, có thể phù hợp với nhóm đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước.
"Còn đối với nhóm đối tượng là các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế (các tổ chức, đơn vị được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản về ngân sách, nói nôm na là kênh xã hội) thì những nội dung này là "quá lạm" - ông Sơn phân tích.
Với hoạt động của những đơn vị mang tính chất tự chủ rất cao này, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản cho rằng, về nguyên tắc, Chính phủ không nên can thiệp quá sâu trong việc tổ chức ngày lễ kỉ niệm, nghi thức đón nhận hình thức khen thưởng, thi đua của họ. Ông Sơn phân tích, ngày lễ kỷ niệm cũng là dịp để các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, thể hiện những thành tích, những dấu ấn cần được xã hội biết và tôn vinh. Ở mức độ nào đó, đây cũng là một hình thức cần thiết để quảng bá, quảng cáo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của những tổ chức này.
Về quy định "chỉ "kính thưa họ tên và chức danh" Lãnh đạo có chức vụ cao nhất ở trung ương và ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị"(khoản 4 điều 27), TS Lê Hồng Sơn cho là khó hiểu. Có người cho rằng, quy định như vậy nghĩa là chỉ "kính thưa" một người có chức vụ cao nhất tại buổi lễ. Cách hiểu khác là "kính thưa" lãnh đạo có chức vụ cao nhất ở TƯ (từ Phó Thủ tướng trở lên) và lãnh đạo cao nhất của ban, bộ, ngành (cũng là TƯ); và cả địa phương, đơn vị.
Ông Sơn chỉ rõ: "Nếu mục đích của quy định này là xướng danh, kính thưa chỉ một người có chức vụ cao nhất của buổi lễ thì cách diễn đạt phải khác. Còn nếu hiểu theo cách thứ 2 thì vẫn có một "dải" các chức danh phải... kính thưa".
Băn khoăn khác của dư luận về vấn đề chế tài của Nghị định, ông Sơn chỉ ra, trong văn bản có rất nhiều "định chuẩn", buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ nhưng không kèm chế tài mà chỉ khuyến nghị, hướng dẫn, tuyên truyền.
"Nên nghiên cứu hướng đặt ra "chế tài nguyên tắc", tức là phải có quy định cơ quan tổ chức có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu không có chế tài thì các quy chuẩn của Nghị đỉnh chỉ như là "sự chuyển động của không khí" mà thôi" - TS Sơn đề nghị.
Theo ông Sơn, Nghị định nhằm nhấn mạnh chủ trương chống phô trương, hình thức, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, nhất là trong nhóm đối tượng phải thực thi Nghị định, bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước, sĩ quan, hạ sĩ quan lực lượng vũ trang. Những đối tượng này khi có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định, hoàn toàn có thể bị xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức buộc thôi việc... cũng như không loại trừ xử lý theo quy định của pháp luật hình sự nếu có chứa hành vi tham nhũng. Ông Sơn cho rằng, Nghị định cần phải quy định rõ vấn đề chế tài này.
P.Thảo
Theo Dantri
"Cứu" gần 3.000 doanh nghiệp FDI "đang sống phải chết" Nếu dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này, thì từ ngày 1/8 tới, gần 3.000 doanh nghiệp FDI gần hết thời hạn giấy phép hoạt động tại Việt Nam sẽ "được sống lại". Sáng nay 25/5, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh, thừa...