Lương tối thiểu chỉ đáp ứng 60% nhu cầu tối thiểu
Đồng tình tiền lương gắn với năng suất lao động, tuy nhiên ông Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, khi nào tiền lương đảm bảo mức sống tối thiểu thì mới bàn đến vấn đề năng suất lao động.
Chuyện tăng lương gắn với tăng năng suất lao động, thương lượng tập thể là chủ đề nóng được đưa ra tại hội thảo chính sách tiền lương Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Hội đồng Tiền lương quốc gia tổ chức ngày 25/11 tại Hà Nội.
Báo cáo cộng đồng ASEAN 2015 cho thấy, mức lương tối thiểu của Việt Nam dù cao hơn Lào, Campuchia và Myanmar, nhưng vẫn thuộc nhóm thấp trong khu vực. Ông Malte Luebke, chuyên gia cao cấp về tiền lương của Văn phòng ILO khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhận xét mức lương bình quân 3,8 triệu đồng một tháng (181 USD) của Việt Nam chỉ cao hơn Lào, Campuchia và thấp hơn nhiều nước như Thái Lan (357 USD), Malaysia (609 USD), Singapore (3.547 USD).
Việt Nam đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương. Hiện mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Để có cơ sở để tăng lương thì một trong những điều được đề cập đến nhiều là tăng năng suất lao động.
Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: N.Phương.
Đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách – Pháp luật cho biết, cần phân biệt tiền lương tối thiểu và tiền lương. Tiền lương gắn với năng suất lao động, còn lương tối thiểu gắn với mức sống tối thiểu.
Video đang HOT
“Đầu tiên phải cho người lao động ăn đủ năng lượng để làm việc, sau đó mới yêu cầu làm việc năng suất cao. Công đoàn rất mong muốn điều chỉnh tiền lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu. Khi nào bằng thì lúc đó chúng ta bàn bạc đến vấn đề năng suất lao động”, ông Điều nói.
Bà Sandra Polaski, Phó tổng giám đốc ILO khẳng định, lương tối thiểu có vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, tăng tiền lương khiến người sử dụng lao động tìm cách tăng năng suất lao động thông qua đầu tư kỹ thuật, quá trình làm việc hiệu quả hơn… Để tăng năng suất lao động không chỉ đơn giản là yêu cầu người lao động làm việc chăm chỉ. Lương cần tăng cùng tăng năng suất; công nghệ – là công cụ để giúp lương tối thiểu được tăng lên đều đặn.
Thứ trưởng Bộ Lao động Phạm Minh Huân thừa nhận chính sách tiền lương hiện còn nhiều thách thức khi GDP bình quân đầu người thấp, năng suất lao động thấp, chất lượng lao động còn nhiều vấn đề, chuyển dịch lao động chậm… Ngoài ra, năng lực thương lượng, thỏa thuận tiền lương của người lao động cũng hạn chế, dẫn đến tiền lương có xu hướng bị ép. Nguyên nhân có yếu tố khách quan là nền kinh tế có điểm xuất phát thấp; chênh lệch cung – cầu lao động quá lớn, tạo nên sức ép về việc làm.
Để có cơ sở tăng lương, các chuyên gia nêu giải pháp quan trọng là tái cơ cấu nền kinh tế, tạo năng suất lao động cao hơn, từ đó tái cơ cấu lao động – chuyển lao động từ khu vực phi chính thức sang chính thức, từ năng suất lao động thấp sang năng suất lao động cao; từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp… Giải pháp để chủ sử dụng lao động không thể nghĩ đến chuyện trả lương thấp mà trả lương đúng với giá trị cũng cần được tính đến.
Nam Phương
Theo VNE
Lại lo giá chạy trước lương
Từ ngày 01/1/2015, lương tối thiểu vùng sẽ tăng. Không ít người tiêu dùng lo ngại giá cả hàng hóa sẽ "té nước theo mưa". Để đảm bảo việc tăng lương thực sự có ý nghĩa, cần sự vào cuộc sớm của các cơ quan chức năng.
Dịch vụ, hàng hóa sẽ ổn định giá trong ngắn hạn
Giá rau xanh ở mức cao
Tại Hà Nội, bất chấp giá xăng dầu đã giảm mạnh 9 lần liên tiếp, giá cả các mặt hàng những ngày qua vẫn "án binh bất động". Thịt lợn các loại dao động từ 90.000 - 100.000 đồng/kg; cá trắm 65.000 đồng/kg; cá rô phi to 45.000 đồng/kg. Khảo sát tại một số chợ nội thành cho thấy, sức mua của người dân giữ ổn định, không tăng đột biến.
Đáng chú ý, trong khi các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn giữ ổn định thì giá một số loại rau xanh lại tăng nhẹ. Cụ thể, rau cải 12.000 đồng/kg; cải mơ 4.000 đồng/mớ; khoai tây 15.000 - 17.000 đồng/kg, tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với cách đây một tuần. Một số loại rau khác cũng có giá khá cao như: súp lơ trắng 13.000 đồng/chiếc; su hào 4.000 đồng/củ; súp lơ xanh 10.000 đồng/chiếc. Chị Vũ Thị Hiền (trú tại tập thể Thành Công) cho rằng, đa số các loại rau trên đang vào chính vụ nên giá bán như vậy là khá cao. "Giá xăng giảm khá nhiều nên hàng hóa không giảm giá thì sức mua khó tăng", chị Hiền nói.
Theo chị Nguyễn Thị Chiến - tiểu thương chợ Phùng Khoang, giá rau xanh chỉ tăng tạm thời do thời tiết mưa nhiều, chuyển lạnh trong những ngày gần đây, khiến nguồn cung rau giảm. Nhiều khả năng, giá rau xanh sẽ giảm khi qua giai đoạn chuyển mùa.
Tuy nhiên, người tiêu dùng đang lo lắng khi mặt bằng giá vẫn ở mức khá cao, trong khi Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới. Hơn nữa, lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 1-1-2015 và theo quy luật trước đây, giá cả thường "cầm đèn" chạy trước lương.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị thành phố Hà Nội cho biết: "Lâu nay, tiểu thương hay dựa vào việc tăng lương để tăng giá. Do vậy, người dân lo lắng là điều dễ hiểu".
Ổn định giá trong ngắn hạn
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, việc Chính phủ tăng lương có chọn lọc đối tượng là phù hợp với điều kiện hiện nay. "Tuy nhiên, cần có giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang khó khăn để họ không phải "cắt chỗ nọ, giảm chỗ kia" để bù chi phí tăng lương. Cuối cùng người lao động dù lương tăng cũng không được bao nhiêu, có khi thu nhập thực lại thấp hơn", ông Phạm Tất Thắng nói.
Phân tích về yếu tố cung cầu, ông Vũ Vinh Phú nhận định, sức mua yếu hiện tại có thể sẽ "kìm hãm" phần nào tác động tăng giá hàng hóa trong ngắn hạn. Nhưng về dài hạn, giá cả sẽ diễn biến khó lường, nhất là trong các dịp cao điểm mua sắm của năm.
Có chung nhận định giá hàng hóa khó tăng vì sức mua yếu, hàng tồn nhiều, người dân còn tiết kiệm chi tiêu, nhưng chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cảnh báo: "Cần thận trọng điều hành. Nếu lỏng lẻo, giá hàng hóa sẽ "té nước theo mưa", gây tác động tiêu cực đến tâm lý tiêu dùng".
Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra, cơ quan quản lý cần tăng cường công tác kiểm soát thị trường giá cả, bởi tiểu thương luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận. Trong bối cảnh hiện nay, giá xăng dầu giảm mạnh, cầu yếu, nhưng hầu hết các dịch vụ, hàng hóa, từ dịch vụ trông giữ xe đến vé vào cửa các khu vui chơi giải trí và hàng hóa tiêu dùng thiết yếu vẫn giữ nguyên giá. Thực tế này sẽ tạo ra thách thức giá cả khi thời điểm tăng lương đến gần.
Theo An Ninh Thủ Đô
Đại biểu Quốc hội: "Không bảo đảm mức lương tối thiểu dễ dẫn đến tiêu cực" "Nếu lương tối thiểu trả cho cán bộ công chức không bảo đảm được mức sống tối thiểu sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực. Họ sẽ quay qua hành dân, gây khó dễ cho doanh nghiệp...", đại biểu Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh. Đề cập tới việc tăng lương cho người...