Lương thưởng Tết: 30 chưa phải là Tết
Mọi năm, từ tháng 11, các doanh nghiệp (DN) đã rậm rịch công bố lương thưởng Tết. Còn năm nay, tất cả đang trong trạng thái chờ doanh số cuối năm.
Đợi cuối năm…
“Tháng 12, ngành điện máy gọi là tháng “hốt hụi chót”. Năm nay, “hụi chót” có ý nghĩa đặc biệt hơn với Công ty Tiếp thị Bến Thành vì trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, sẽ quyết định nhiều đến vấn đề lương thưởng của nhân viên trong công ty”, ông Lê Hồng Xuân, Tổng giám đốc Công ty Tiếp thị Bến Thành cho biết.
Sau khi bán siêu thị điện máy Best Carings vào năm 2010, Tiếp thị Bến Thành chỉ tập trung phát triển chuỗi bán sỉ Tara. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn từ những năm qua ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân khiến sức mua điện máy giảm hẳn.
“Năm 2012, Tara làm ăn tốt nhưng đến giờ vẫn chưa thể nói được. Chúng tôi phải đợi đến cuối năm mới chốt được doanh số” là câu trả lời của ông Xuân khi được hỏi về lương thưởng Tết, dù chỉ còn nửa tháng nửa là kết thúc năm 2012.
Nhiều công ty vẫn đang đợi đến “giờ G” mới công bố lương thưởng Tết. Ông Trần Phúc Hồng, Phó giám đốc TMA Solutions, cho hay, bản thân ông cũng đang nóng lòng đợi kết quả họp về lương thưởng Tết 2013.
Video đang HOT
Theo ông Hồng, 2012 là một năm kinh doanh khả quan khi các thị trường gia công phần mềm nước ngoài tại các khu vực như châu Á, Úc bên cạnh các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ. Nhờ đó, đến nửa đầu tháng 12/2012, TMA Solutions có thể ước tính tăng trưởng doanh số đạt vượt mục tiêu đề ra, tức tăng trưởng khoảng 20%.
Do đó, theo ông Hồng, lương thưởng Tết 2013 có thể không có nhiều biến động. Ít nhất, các nhân viên sẽ được nhận mức lương tháng 13 và thưởng tùy theo năng suất lao động của từng cấp bậc và bộ phận.
“Trong bối cảnh hiện nay, chỉ có những công ty có hạ tầng tốt mới có thể tăng trưởng được. Và chỉ cần doanh nghiệp có tăng trưởng đã là tốt. Điều này cũng nói lên được sự quản lý chi phí tốt của công ty. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến lương thưởng Tết cho nhân viên. Nhưng tất cả phải đợi đến hết tháng 12 mới biết được”, ông Hồng nhận xét.
Èo uột dệt may và thủy sản
Theo số liệu công bố, mức thưởng Tết năm nay tại TP.HCM cao nhất là 217 triệu đồng và thấp nhất là 2,3 triệu đồng.
Báo cáo sơ bộ của Hepza cũng cho hay, thưởng Tết cao nhất thuộc về các DN trong lĩnh vực điện, điện tử. Cụ thể, mức thưởng Tết trung bình là 5 triệu đồng. Sau đó là các DN trong ngành chế tạo cơ khí, khoảng 3,55 triệu đồng.
Ngược lại, mức thưởng Tết thấp nhất là DN trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, chỉ 2,5 triệu đồng. Ông Nguyễn Tú Kỳ, Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Công ty CP Thủy sản số 1 (KCN Tân Phú Trung), cho biết, dự kiến năm nay mức thưởng Tết có thể chỉ bằng 80 – 90% so với năm trước do tình hình khó khăn.
Để hỗ trợ công nhân trong giai đoạn khó khăn chung này, các DN tại TP.HCM đưa ra các hình thức chăm lo Tết như hỗ trợ 22.000 vé xe cho công nhân về quê ăn Tết tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, tăng 9.000 vé so với Tết năm ngoái.
Ngoài ra, Hepza còn cho biết, sẽ hỗ trợ thêm khoảng trên 51.000 phần quà cho công nhân các khu chế xuất và khu công nghiệp trong Tết Nguyên đán sắp tới.
Một DN trong ngành dệt may cho hay, phải linh hoạt xoay xở với vấn đề lao động nhằm giảm áp lực lương. Khi có đơn hàng thì nhiều công ty mới tuyển dụng lao động và hầu hết là lao động mùa vụ, khoảng 6 tháng.
Điều này cũng giảm đáng kể chi phí lương thưởng Tết cho công nhân đối với các công ty thâm dụng lao động trong ngành. Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng Ban Hepza cho hay, có khoảng 4.000 lao động bị mất việc trong năm 2012 và DN cũng không dám tuyển thêm khi không có đơn hàng lớn để tiết giảm chi phí.
Ở cấp bậc quản lý, theo Hepza, mức thưởng Tết 2013 cao nhất là 217,37 triệu đồng, thuộc về một DN có vốn nước ngoài chuyên kinh doanh hóa mỹ phẩm. Nếu so với mức thưởng Tết cao nhất trong năm ngoái, con số trên chỉ bằng một nửa.
Cụ thể, mức tiền thưởng Tết cao nhất 2012 là 400 triệu đồng thuộc về khối DN FDI trên địa bàn TP.HCM. Trong khi đó, DN trong nước có mức thưởng cao nhất chỉ ở mức 55,3 triệu đồng.
Theo Dantri
Công nhân dệt - may tại Hà Nội sẽ được đưa đón khi về quê ăn tết
Dịp Tết Quý Tỵ này, 90% số đơn vị ngành dệt may Hà Nội (DMHN) có tháng lương thứ 13 và 100% đơn vị lo được túi quà tết cho CNVCLĐ. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, kết quả này thể hiện sự nỗ lực của tổ chức CĐ và doanh nghiệp.
Công nhân lao động ngành dệt may Hà Nội. Ảnh: S.T
Yêu cầu trả hết thưởng trước tết
Hiện nay, các DN ngành DM nói chung và DMHN nói riêng đang đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình SXKD, phong trào CNVCLĐ và hoạt động CĐ ngành DMHN. Đáng lưu ý là nguy cơ thiếu việc làm, số lượng CNVCLĐ ngành DMHN luôn biến động, nguồn LĐ thay thế khó tuyển dụng, chất lượng LĐ còn nhiều bất cập, thu nhập chưa đáp ứng yêu cầu cuộc sống, đời sống khó khăn.
Ngày 13.12, ông Đinh Văn Viện - Chủ tịch CĐ DMHN - cho biết, ngành DMHN hiện còn tồn kho hơn 200 tỉ đồng. Tuy nhiên, vẫn có hơn 80% các đơn vị hoàn thành kế hoạch năm 2012, thu nhập trung bình của NLĐ đạt 3,2 triệu đồng/tháng/người, cộng thêm các khoản thưởng thu nhập bình quân có thể đạt 3,6 triệu đồng.
Nhiệm kỳ I (2010-2015), CĐ DMHN xác định nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của CNVCLĐ. Trước mắt, CĐ ngành vừa ra văn bản chỉ đạo các CĐCS trực thuộc chăm lo tốt chế độ, chính sách, tiền lương, tiền thưởng cho CNVCLĐ, đoàn viên nhân dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.
Từ 2011 CĐ DMHN đã yêu cầu DN trả hết tiền thưởng cho NLĐ. Ngay sau tết 2011, có 80% số CNLĐ quay trở lại làm việc, đến tuần kế tiếp đủ 100% LĐ. Năm 2012, số CN trở lại làm việc sau tết đạt 90%.
Theo đó, 100 CĐCS trực thuộc gồm hơn 17.000 đoàn viên/23.000 LĐ chủ động phối hợp với chuyên môn, người sử dụng LĐ tổ chức ĐH CNVC, hội nghị NLĐ năm 2013 đảm bảo quy trình, nội dung và thời gian. Đồng thời, CĐCS chủ động đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo DN kịp thời giải quyết công bố công khai về tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi khác... động viên CNVCLĐ yên tâm làm việc, góp phần hoàn thành kế hoạch SXKD.
Trước đây, để "giữ chân" CNLĐ sau tết, các DN trong ngành đã giữ lại một phần thưởng tết của NLĐ. Nhưng từ 2011 CĐ DMHN đã yêu cầu DN trả hết tiền thưởng cho NLĐ. Ngay sau tết 2011, có 80% số CNLĐ quay trở lại làm việc, đến tuần kế tiếp đủ 100% LĐ. Năm 2012, số CN trở lại làm việc sau tết đạt 90%.
Tổ chức xe ôtô đưa đón CN về quê ăn tết
Cùng với việc chăm lo đảm bảo tiền lương, thưởng tết cho NLĐ, các CĐCS ngành DMHN còn xây dựng kế hoạch tổ chức cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết tại đơn vị, nơi cư trú đảm bảo an toàn, tiết kiệm. CĐ DMHN yêu cầu các BCH CĐCS chủ động đề xuất phối hợp với lãnh đạo chuyên môn, người sử dụng LĐ tổ chức xe ôtô đưa, đón CNLĐ về quê ăn tết hoặc tổ chức đăng ký mua vé, hợp đồng với các đơn vị vận tải, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của CNLĐ.
Như thông lệ, năm nay CĐ DMHN tiếp tục phối hợp cùng CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức xe đưa, đón CN về quê. Tại thời điểm này, đã có 346 CNLĐ thuộc 3 CĐCS (Cty TNHH MTV Haprosimex, Cty TNHH MTV may mặc Việt-Pacific, Cty CP may BTM) đăng ký. Số CN đăng ký thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắc Nông, Sơn La, Lai Châu. Theo nhận định của CĐ DMHN, số lượng CN đăng ký sẽ tăng lên, bởi các DN chủ động bố trí xe hoặc phát vé xe (trị giá khoảng 100.000đ) cho CN ở xa về quê ăn tết như Cty CP dệt 10/10, Cty CP may BTM, Cty hóa dệt Hà Tây...
Cán bộ các CĐCS trực thuộc CĐ DMHN đang ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức xe đưa CN về quê ăn tết. Trong báo cáo danh sách CNLĐ đăng ký xe về quê gửi CĐ DMHN, Chủ tịch CĐ Cty CP may BTN Hoàng Anh Việt viết "CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ phương tiện đưa đón về quê vui tết cùng gia đình, từ đó thêm yên tâm tư tưởng gắn bó làm việc ổn định, xây dựng tổ ấm CĐ, xây dựng nhà máy ngày càng phát triển".
Cũng trong dịp tết này, ngoài các đối tượng được CĐCS chăm lo, CĐ DMHN còn thực hiện thăm hỏi, hỗ trợ hơn 50 suất quà, trị giá từ 300.000-500.000đ từ nguồn kinh phí của LĐLĐ TP.Hà Nội và CĐ ngành.
Theo laodong
Thưởng Tết: Kẻ chắc có, người lo... không Chỉ còn hai tháng nữa là đến Tết Quý Tỵ. Theo số liệu công bố, mức thưởng Tết năm nay tại TPHCM cao nhất là 217 triệu đồng và thấp nhất là 2,3 triệu đồng. Dù thấp hơn năm ngoái nhưng so với tình hình chung của các doanh nghiệp phía Bắc, thưởng Tết vậy vẫn là cao. Công nhân Cty May Sông...