Lương thưởng 100 triệu vẫn than không đủ tiề.n về quê ăn Tết, ảnh chụp màn hình tiết lộ 1 chi tiết gây bức xúc
Chia sẻ của ông chồng này hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
“Không đủ tiề.n tiêu Tết” có lẽ là một trong những nỗi lo lớn nhất của không ít người lúc này, đặc biệt là những người bị giảm lương, chưa chắc chắn về tình hình thưởng Tết, hoặc buồn là hoàn toàn không có thu nhập.
Càng sát Tết, càng có nhiều việc phải chi, cũng không thể loại trừ những khoản nợ đến hạn phải trả. Lo lắng về ngân sách tiêu Tết nói chung cũng chẳng có gì khó hiểu.
Cũng bày tỏ nỗi lo không dám về quê ăn Tết vì không đủ tiề.n, nhưng tâm sự của ông chồng này lại khiến nhiều người bức xúc, không thể cảm thông.
“Nhà em sinh 2 bé trong 3 năm. Hiện vợ em nghỉ ngơi không đi làm, có thuê 1 cô giúp việc nhà, và 1 cô chăm bé mới sinh.
Em thì hay đi công tác, tháng ở nhà được 5 – 8 ngày nên phải tính phương án thuê 2 giúp việc. Thêm khoản mẹ chồng nàng -dâu hai thái cực chăm bé khác nhau, nên em cho bà về quê để hài hòa. Còn bà ngoại thì hơi vụng việc nhà.
Sắp Tết nghe vợ kê khai mà thấy lương thưởng 100 triệu cũng không đủ chi tiêu Tết luôn các bác ạ. Không dám về quê nữa, chắc ở lại Hà Nội ăn Tết luôn. Các bác có bí quyết tiết kiệm gì hay chia sẻ cho vợ chồng em với ạ” – Ông chồng này viết.
Bức ảnh do anh đăng tải, có thể thấy mỗi tháng, gia đình này chi 18 triệu để thuê 2 người giúp việc
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người không đồng tình với sự phiền muộn của ông chồng này. Không ít người cho rằng đã có tiề.n để thuê được 2 cô giúp việc thì không lý nào lại không có tiề.n về quê ăn Tết, đồng thời, cũng có người thẳng thắn: Thích sống thảnh thơi, có người phục vụ thì phải chấp nhận chi tiề.n, chi xong đừng có kêu, vì đâu ai ép anh chị làm vậy?
“Có tiề.n thuê giúp việc 18 triệu/tháng thì đừng lên đây kể khổ kêu không có tết bạn ơi” - Một người bày tỏ quan điểm.
“Nói bạn đừng tự ái, chứ mức lương thưởng như thế mà thuê 2 giúp việc xong lên đây kêu thì mình không thông cảm được. Nếu kinh tế khá giả thì hưởng thụ không có gì là sai, nhưng đang cần vun vén thì 2 vợ chồng phải tự tính cho phù hợp, ai cũng phải hy sinh thêm chút, vợ chịu khó thêm chút, chồng về sớm thêm chút đỡ đần vợ để thuê 1 giúp việc thôi” - Một người khác chia sẻ.
“Vợ chồng em lương có 16 triệu, chưa bằng lương anh chị trả cho giúp việc, mà vẫn về quê ăn tết bình thường đây. Thuê giúp việc cũng được, nhưng nên bớt 1 bác. Lúc bác làm việc nhà thì anh chị chăm con. Cũng như mọi người đi làm công nhân, văn phòng,… đâu chỉ làm nhất nhất 1 việc, sếp giao 1 vài việc khác trong khả năng vẫn làm đó chứ, vẫn đa di năng mà nên đâu phải giúp việc chăm bé thì chỉ biết chăm bé, giúp việc làm việc nhà chỉ biết làm việc nhà thôi đâu.
Làm được ra tiề.n thì phải hưởng thụ, nhưng nếu lăn tăn về chuyện tiề.n bạc quá thì mình linh hoạt lên, bớt chi đi một chút, đừng ỷ lại vào việc sức khỏe yếu. Ai sinh xong cũng yếu thôi chứ đâu có khỏe được như thời con gái” – Một người khác chia sẻ.
Video đang HOT
Chủ động làm 3 việc để không bị động tài chính khi đón Tết
Tết năm nào cũng có, vậy nhưng với không ít người, cứ đến Tết là thấy… hết tiề.n, là lo lắng, sợ không đủ tiề.n tiêu Tết. Đành rằng vật giá mỗi năm một khác, chúng ta không thể dự trù chính xác 100% tổng chi phí đón Tết, nhưng ít nhất, có dự trù vẫn hơn.
Ảnh minh họa
Trạng thái đón Tết trong bị động, trong thấp thỏm âu lo cũng sẽ được giải quyết phần nào nhờ 3 việc dưới đây.
1. Tiết kiệm thêm tiề.n tiêu Tết càng sớm càng tốt
Người độc thân sẽ không tiêu Tết giống người đã có gia đình, số tiề.n cần tiết kiệm để tiêu Tết vì thế cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù đang ở trạng thái nào đi chăng nữa, bạn vẫn có thể dự trù, áng chừng ngân sách tiêu Tết bằng việc rạch ròi từng khoản chi cụ thể.
- Tiề.n đi lại (cả 2 chiều)
- Tiề.n lì xì (ông bà, bố mẹ, các cháu, con của bạn bè,…)
- Tiề.n chăm sóc bản thân (mua quần áo, làm tóc, làm nail,…)
- Tiề.n mua thực phẩm (bánh chưng, gà, giò chả,…)
Sau khi liệt kê tất cả các nhu cầu của bản thân (và gia đình) trong dịp Tết cùng mức ngân sách cho từng khoản, nếu cảm thấy tổng số tiề.n hơi cao, bạn có thể tiếp tục rà lại từng nhu cầu, để tìm ra những mục có thể cắt giảm. ví dụ như giảm tiề.n mua quần áo và tiề.n làm nail trong mục “Tiền chăm sóc bản thân” chẳng hạn.
Khi đã chốt được mức ngân sách cuối cùng, bạn đem chia cho 12, là sẽ biết số tiề.n mình cần tiết kiệm mỗi tháng để đón Tết chủ động, đỡ áp lực tài chính.
2. Canh săn vé tàu, vé máy bay thường xuyên
Với những người xa quê, việc đặt mua vé máy bay hoặc vé tàu để về quê ăn Tết từ sớm không chỉ hạn chế tình trạng hết vé, dẫn tới nhỡ dở việc cá nhân; mà còn phần nào giúp bạn tiết kiệm được tiề.n. Vì càng gần ngày lễ, ngày Tết, giá vé máy bay và vé tàu sẽ càng cao.
Ảnh minh họa
Tùy vào dự định, lịch trình cá nhân mà bạn có thể cân nhắn mua vé từ trước, không nên để tình trạng tới sát ngày khởi hành mới lật đật tìm và đặt mua.
3 – Không tiêu hết thưởng Tết
Nếu đã có sự chuẩn bị, tiết kiệm thêm tiề.n tiêu Tết từ trước, khoản tiề.n thưởng Tết có lẽ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cả cái Tết của bạn.
Lúc này, đừng vung tay tiêu sạch tiề.n thưởng Tết. Thay vào đó, hãy tiết kiệm chính số tiề.n thưởng Tết ấy, để dành làm ngân sách tiêu Tết cho Tết sang năm, hoặc không, cũng coi như là một khoản tiề.n phòng thân.
Nghĩ một cách tích cực, thưởng Tết chính là phần quà cho cả 1 năm chúng ta đã nỗ lực làm việc, vậy mà lại tiêu hết sạch trong vòng vài ngày, vài tuần, chẳng phải là cũng có phần lãng phí hay sao?
Chưa kể, nghỉ Tết xong vẫn còn hơn 20 ngày mới tới ngày nhận lương. Chính vì vậy đừng quên để dành ra 1 khoản để trang trải cuộc sống sau Tết.
Tôi lái xe 1.500km về quê ăn Tết để tiết kiệm 9 triệu đồng tiề.n vé máy bay
Để tiết kiệm 9 triệu đồng tiề.n vé máy bay, tôi đã lái xe từ TP.HCM về quê nhà Nghệ An ăn Tết, và đó là một trải nghiệm không bao giờ tôi muốn lặp lại.
Vé máy bay quá đắt, có nên tiết kiệm bằng cách tự lái xe về quê ăn Tết là vấn đề đang được nhiều người thảo luận khi chỉ còn vài tuần nữa là hết tháng Chạp. Những ngày qua, nhiều người quen, bạn bè hỏi tôi rằng năm nay có định tự lái ô tô về đoàn tụ gia đình hay không, lợi và hại thế nào. Lý do là vì Tết Giáp Thìn năm ngoái, tôi, một thanh niên người Nghệ An mưu sinh tại TP.HCM, đã thử trải nghiệm với hành trình "mài mông" 2 ngày 1 đêm trên ghế lái về quê.
Khi biết ý định này, ai cũng ngạc nhiên, nhiều người khuyên tôi nên nghĩ lại vì tiết kiệm chẳng được bao nhiêu nhưng sự cố luôn rình rập. Thế nhưng vé máy bay Tết đắt đỏ quá, 9-10 triệu đồng cho hai chiều, chẳng khác gì ném tiề.n qua cửa sổ. Với số tiề.n đó, tôi có thể làm bao nhiêu việc khác.
Vì thế nên dù biết trước sẽ rất mệt mỏi, tôi vẫn giữ vững quyết định của mình, bắt đầu hành trình lái xe 1.500km về quê ăn Tết.
Tôi lái xe về quê ăn Tết.
Đi cùng tôi là một người bạn cùng quê. Anh chi trả một nửa chi phí trên đường, song không biết lái xe.
Thời gian đầu, mọi thứ diễn ra khá suôn sẻ. Chúng tôi chạy qua những cung đường quen thuộc, quan sát cuộc sống hai bên đường và thích thú cảm nhận không khí Tết bắt đầu len lỏi vào từng ngóc ngách. Mặc dù mệt, tôi vẫn thấy hài lòng với quyết định của mình.
Tuy nhiên, khi đi được khoảng 1/3 chặng đường, tới Phú Yên, mọi thứ bắt đầu trở nên khó khăn. Hành trình về quê bằng xe cá nhân không phải là cuộc phiêu lưu thú vị như tôi tưởng mà là cuộc hành xác thực sự!
Đoạn đường dài và khúc khuỷu khiến tôi phải liên tục giảm tốc độ, nghỉ ngơi rồi lại tiếp tục. Mệt mỏi cứ thế tích tụ, chồng chất. Tôi tưởng rằng việc tự lái xe sẽ giúp mình kiểm soát thời gian, nhưng thực tế là càng mất nhiều thời gian.
Tôi đau lưng, mỏi cổ, chân tay tê dại, có những lúc phải dừng xe, xuống đất đứng một lát cho đỡ đau, nhưng rồi lại phải nhanh chóng tiếp tục hành trình. Những đoạn đường vắng, không có đèn đường, những cơn gió lạnh lùa vào xe làm tôi càng thêm mệt mỏi.
Sự kiệt quệ của cơ thể bắt đầu lan ra đầu óc, gây nên tình trạng cạn kiệt năng lượng. Chúng tôi đã chuẩn bị trước các bữa ăn nhẹ, nước uống, nhưng việc ngồi trong không gian chật hẹp nhiều giờ liền khiến tôi không thể thư giãn. Cảm giác "sống trong chiếc xe" khiến tôi đôi khi muốn dừng lại và bỏ cuộc, nhưng vẫn phải kiên trì để hướng tới mục tiêu.
Về đến quê sau 2 ngày 1 đêm lái xe, tôi rũ ra như vừa trải qua một hành trình không có điểm dừng.
Dù đã tiết kiệm được 9 triệu đồng tiề.n vé máy bay nhưng tôi cảm thấy cái giá phải trả cho chuyến đi này quá đắt. Cả cơ thể và tinh thần đều rã rời sau chuyến đi dài đằng đẵng. Tôi không còn cảm giác phấn khởi như những lần về quê trước đó, chỉ muốn ngả lưng xuống giường và nghỉ ngơi.
Hóa ra số tiề.n tiết kiệm được cũng không nhiều như tôi tưởng. Tiề.n xăng và tiề.n cầu đường đã ngốn của chúng tôi 3 triệu đồng mỗi chiều. Người bạn phụ tôi một nửa, nghĩa là tôi vẫn tốn 1,5 triệu đồng. Như vậy, tính cả hai chiều, tôi vẫn tốn ít nhất 4 triệu đồng (cả tiề.n ăn uống). Trong cả hành trình, tôi tiết kiệm được 5 triệu đồng tiề.n vé nhưng lại mất 2 ngày thời gian cùng rất nhiều sức khỏe thể chất và tinh thần.
Hóa ra những chuyến đi dài, đặc biệt vào dịp Tết, không chỉ là sự di chuyển mà còn là trải nghiệm về sức khỏe và tâm trạng. Sau chuyến đi, tôi rút ra một bài học lớn. Tiết kiệm là điều tốt, nhưng đôi khi chúng ta phải chấp nhận chi trả cho những gì quan trọng hơn. Chuyến đi thoải mái, không phải kiệt sức vì lái xe đường dài hay lo lắng về việc kiểm soát an toàn sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui và sự thư giãn thực sự.
Tiề.n có thể kiếm lại được, nhưng sức khỏe và tinh thần không phải lúc nào cũng mua được bằng tiề.n. Tết là dịp để tận hưởng, để thư giãn và sum vầy bên gia đình, chi phí vé máy bay có lẽ là điều chúng ta nên chấp nhận để có những ngày Tết ý nghĩa.
Vậy nên, nếu bạn đang có ý định lái xe dài ngày về quê chỉ để tiết kiệm thêm tiề.n, hãy nghĩ kỹ trước khi quyết.
Góc chất chơi: Khách đến nhà Madam Pang dự tiệc còn có quà "khủng" mang về, từ tiề.n mặt, trang sức hàng hiệu đến cả túi Hermès tiề.n tỷ! Mỗi buổi tiệc tại nhà của Madam Pang, bà lại chi tiề.n khủng, chuẩn bị quà tặng bạn bè thân thiết. Nữ tài phiệt Madam Pang - Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) là "nữ tướng" không còn xa lạ với khán giả hâm mộ bóng đá. Bà chính là người đàn bà thép luôn đồng hành cùng đội tuyển...