Lương + thưởng = 0, cô giáo mầm non tư thục chật vật ‘kiếm thêm’ lo Tết
Trường học đóng cửa suốt 8 tháng qua khiến giáo viên mầm non trường tư phải đón một cái Tết nghèo vì không có lương, thưởng.
Những năm trước, nhiều giáo viên mầm non tư thục đã “xác định tư tưởng” là được thưởng Tết ít hơn so với các ngành khác hoặc có thể không được thưởng đồng nào, huống hồ năm nay dịch Covid-19 khiến các trường phải đóng cửa kéo dài.
Thế nên những ngày này cô giáo Nguyễn Thị Minh (công tác tại một trường mầm non trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang cần mẫn gom nhóm trông trẻ để kiếm thêm chút thu nhập trang trải cho dịp Tết sắp tới.
Giáo viên mầm non tư thục gom nhóm trông trẻ tại nhà. (ảnh minh họa)
“Chưa bao giờ tôi trải qua một năm khó khăn nhiều đến vậy và tôi nghĩ đây là khó khăn chung của rất nhiều người. Nhưng với những giáo viên mầm non trong hệ thống tư thục như chúng tôi thì đặc biệt hơn, khi đến nay tất cả ngành nghề đã mở, riêng trường học vẫn cửa đóng then cài”, cô Minh chia sẻ.
Trước đó, cô Minh cùng với mấy cô giáo khác rủ nhau mượn mảnh vườn rồi tăng gia sản xuất trồng rau. Tới khi nhận thấy nhiều phụ huynh có nhu cầu gửi con thì cô Minh mới quyết định gom nhóm trông trẻ.
“Tôi và một cô giáo nữa cùng trường quyết định gom nhóm trẻ để trông tại nhà với mức học phí là 100 nghìn/ngày. Chúng tôi đăng thông tin gom nhóm trẻ nhưng gần một tuần qua chỉ mới “chiêu sinh” được 2 bạn. Có lẽ do cuối năm nhiều phụ huynh gửi con về quê cho ông bà trông, phần còn lại thì bố mẹ tranh thủ vừa làm online vừa trông con để tiết kiệm chi phí.
Cả năm đi làm xa nhà, chẳng nhẽ cuối năm về quê không biếu bố mẹ được bộ quần áo hay sắm sửa Tết nhất cho con nên chúng tôi cũng cố gắng xoay xở vì năm nay thì chẳng trông mong gì thưởng Tết”, cô giáo 9X này chia sẻ.
Video đang HOT
Cô giáo tăng gia sản xuất trồng rau để kiếm thêm thu nhập.
Cô Minh cho rằng không có bất kỳ giáo viên mầm non nào dám nghĩ tới việc có quà tết hay thưởng tết vì biết các chủ trường, hiệu trưởng còn khó khăn hơn nhiều khi năm qua phải tìm mọi cách để gồng gánh, giữ trường. “Thông cảm và chia sẻ với nhau qua giai đoạn khó khăn nhất là điều mà mọi người đều nhận được khi trải qua mùa dịch. Mong ước lớn nhất của tôi là được trở lại công việc sau Tết”, cô Minh chia sẻ.
Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như cô Minh, cô Phương Chi (giáo viên mầm non tư thục tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khi đi dạy bình thường cũng chỉ thu nhập khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Gia đình của cô giáo tỉnh lẻ này phải thuê nhà nên cuộc sống hằng ngày vốn đã khó khăn, thiếu thốn.
Vậy nên suốt thời gian tạm nghỉ việc vì trường đóng cửa, cô Phương Chi đã làm nhiều việc khác nhau để trang trải cuộc sống từ bán hàng online, đóng hàng, shipper cho đến bưng bê ở quán ăn… Hiện tại cô chỉ mong Tết này có thêm chút tiền để lo cho các con.
“Trường học đóng cửa, tôi cũng tập tành bán hàng online nhưng bán không chuyên nghiệp, cũng chẳng có tiền đầu tư chạy quảng cáo nên ế ẩm, sau đó ai thuê gì thì tôi làm nấy từ đóng hàng cho đến shipper.
Cách đây 2 tháng tôi có xin làm nhân viên bưng bê tại một nhà hàng ăn uống trên địa bàn quận Cầu Giấy nhưng làm được hơn 1 tháng thì nhà hàng phải đóng cửa do vùng dịch chuyển màu.
Bí quá chưa có gì làm nên tôi đành đăng ký chạy xe ôm công nghệ với hi vọng có một cái Tết ấm áp hơn. Tôi chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi, trường học được mở cửa và chúng tôi cũng có việc làm ổn định”, cô Chi nói.
Cô giáo Phương Chi chấp nhận ai thuê gì làm nấy để đợi ngày được trở lại trường học.
Thế nhưng, trường hợp như cô Minh, cô Chi có lẽ vẫn còn chút lạc quan, hy vọng vào ngày trở lại trường hơn là nhiều đồng nghiệp của họ. Bởi lẽ có một số trường mầm non tư thục chuẩn bị phải giải thể vì… hết cách. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên các trường này không biết đi đâu về đâu sau Tết.
Ví dụ như cơ sở giáo dục mầm non của ông Vũ Đặng Quang Tùng. Ông đầu tư hơn 4 tỷ đồng thành lập trường mầm non ở quận Tây Hồ, Hà Nội vào năm 2018. Hoạt động được một năm, trường phải nghỉ dạy vì dịch Covid-19 bùng phát. Năm 2021, thời gian trường đóng cửa dài gấp đôi thời gian hoạt động.
Trong khi đó, ông Tùng vẫn phải gồng gánh một khoản lên tới 200 triệu đồng mỗi tháng, gồm chi phí duy trì cơ sở vật chất và hỗ trợ giáo viên.
Dù nhận được sự giúp đỡ của đơn vị cho thuê mặt bằng nhưng ông “đã hết cách” và “cảm thấy quá tải”. Giáo viên của trường trong tình trạng “giật gấu vá vai”, làm thêm các công việc khác để cầm cự.
Hôm 10/1, ông Tùng đăng trên trang Facebook cá nhân thông báo tặng trường cho nhà đầu tư nào đó có đủ tâm huyết và nguồn lực để giữ lại cơ sở này. Ông Tùng cũng cho biết, nếu không có ai liên hệ, ông buộc phải làm thủ tục giải thể.
“Dù rất tâm huyết nhưng tôi phải bỏ cuộc. Nếu các trường mầm non tiếp tục không được hỗ trợ cụ thể bằng chính sách thì khi Chính phủ cho phép mở cửa trở lại, tôi sợ không còn mấy trường hoạt động”, ông Tùng chia sẻ thêm.
Đảng viên người dân tộc S'Tiêng gương mẫu ở vùng biên Bình Phước
Đảng viên Điểu Blô (65 tuổi), người dân tộc STiêng ở xã biên giới Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là người có uy tín tiêu biểu, luôn nỗ lực vận động người dân vượt qua các hủ tục, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh trật tự và chủ quyền vùng biên giới.
Ông Điểu Blô tuyên truyền phòng, chống COVID-19 tại nhà cho người dân trong ấp.
Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ông là cầu nối quan trọng cùng địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định phòng, chống dịch.
Xã Lộc An giáp với biên giới Campuchia có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp vì vậy việc xây dựng địa phương an toàn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân được ông Điểu Blô đặc biệt quan tâm. Kết quả thể hiện rõ nhất ở việc người dân xóa bỏ tập tục lạc hậu, tăng gia sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi. Đặc biệt, hơn 3 tháng vừa qua, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, với vai trò là già làng, người có uy tín trong cộng đồng, ông Blô thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm việc trong ngành Công an, ông Blô đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, trực tiếp trao đổi bằng tiếng STiêng nhằm tuyên truyền hiệu quả về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, thông qua tuyên tuyền vận động, hầu hết người dân đều thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Điển hình là gia đình ông Điểu Ngen đã khuyên hai người con đi làm ở vùng dịch không về quê.
"Được các cấp chính quyền cũng như ông Blô tuyên truyền gia đình tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch. Ông Điểu Blô là người rất mẫu mực, luôn nhắc nhở, hướng dẫn người dân làm kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc", ông Điểu Ngen chia sẻ.
Ông Điểu Blô cùng Bộ đội Biên phòng Lộc An đi tuyên truyền phòng, chống COVID-19.
Đồn Biên phòng Lộc An là đơn vị đứng chân trên địa bàn xã Lộc An. Đồn luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, nhất là các già làng, người có uy tín tại các ấp, sóc. Theo Thiếu tá Đinh Văn Sinh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Lộc An, các già làng, người có uy tín, trong đó có ông Điểu Blô tuyên truyền rất hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Xã Lộc An có 7/9 ấp có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và đều có già làng, người uy tín. Ông Điểu Sơn, Chủ tịch UBND xã Lộc An cho biết, các già làng, người có uy tín có vai trò rất quan trọng trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Bằng uy tín của mình, họ đã tuyên truyền rất hiệu quả các chủ trương, chính sách, luật pháp của nhà nước đến từng hộ gia đình, đi đầu, gương mẫu trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Điểu Blô không chỉ làm tốt công tác xã hội mà còn là tấm gương sáng trong sản xuất kinh doanh. Hiện gia đình ông còn trồng cây cao su, phát triển cây ăn trái các loại với mức thu nhập khoảng trên 600 triệu đồng/năm. Với những gì đã đóng góp cho địa phương, năm 2019, ông Điểu Blô vinh dự nhận được Kỷ niệm chương vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nhiều giấy khen, bằng khen của UBND tỉnh Bình Phước, huyện Lộc Ninh trong các phong trào ở địa phương.
Quân đội tặng sản phẩm tăng gia cho đồng bào vùng dịch Nhằm động viên, chia sẻ những khó khăn của nhân dân đang chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngày 5/8, Đoàn công tác Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng đã đến thăm, tặng các sản phẩm tăng gia sản xuất của cán bộ, chiến sỹ cho nhân dân trong vùng dịch tại TP Hồ Chí Minh. Đại tá Đinh Huy Chung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?

Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ

Một học sinh ở huyện Ba Tơ bị điện giật tử vong khi tham gia hội diễn văn nghệ

Tối nay, người dân TP HCM xem trình diễn 3D Mapping, pháo hoa tại đâu, lúc nào?

Đoàn QĐND Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Nga tập luyện buổi đầu tiên

Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tái diễn tình trạng chiếu laser vào máy bay khu vực tiếp cận sân bay Đà Nẵng

Tiết lộ của người đầu tiên phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An
Có thể bạn quan tâm

75.000 người tranh cãi trang phục biểu diễn Coachella của Jennie (BLACKPINK): "Nội y của tôi còn dài hơn thế"
Sao châu á
18:24:47 26/04/2025
Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án khu đô thị Ruby City
Pháp luật
18:22:51 26/04/2025
Lamine Yamal nhuộm tóc, háo hức ghi bàn vào lưới Real Madrid
Sao thể thao
17:38:21 26/04/2025
Bắt một thẩm phán Mỹ vì cản trở bắt giữ người nhập cư trái phép
Thế giới
17:11:45 26/04/2025
Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"
Sao việt
16:46:38 26/04/2025
Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone
Thế giới số
16:32:08 26/04/2025
iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac
Đồ 2-tek
16:26:49 26/04/2025
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống
Hậu trường phim
15:05:57 26/04/2025
Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh
Tv show
15:01:21 26/04/2025
Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"
Nhạc việt
14:35:54 26/04/2025