Lương Thủ tướng 17 triệu đồng/tháng
Trả lời câu hỏi về mức lương 200 triệu đồng/tháng của một số lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích ở TPHCM mới được công bố vừa qua, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định việc chi lương như vậy là sai quy định.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam: “Lãnh đạo DNNN nhận lương 200 triệu đồng/tháng là không đúng quy định, cần xử lý”.
Nói về cơ chế tiền lương của các viên chức nhà nước làm quản lý trong DNNN, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định việc này trước nay được quản lý rất chặt chẽ. Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 86 về vấn đề này. Năm 2012, Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi. Sau đó, Chính phủ ban hành 2 Nghị định số 50 và 51 vào khoảng giữa năm 2013 quy định chặt chẽ về cách thức hạch toán lương, mức lương của các viên chức quản lý trong DNNN.
Các nghị định này điều chỉnh cụ thể từ mức tập đoàn, tới TCTy, các DNNN khác với mức lương quy định rõ ràng cho các chức danh như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, kế toán trưởng… trong mỗi doanh nghiệp. Mức cao nhất áp dụng đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên các tập đoàn là 36 triệu đồng/tháng.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định, cuối năm, nếu doanh nghiệp có thành tích kinh doanh tốt, lãi cao có thể thưởng thêm nhưng mức thưởng cũng không thể quá 1,5 lần.
Đối chiếu với việc GĐ Cty TNHH một thành viên Thoát nước TPHCM, GĐ Cty chiếu sáng đô thị TPHCM… nhận lương năm 2012 ở mức 2,2-2,6 tỷ đồng (tức trên dưới 200 triệu đồng/tháng), Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định là không đúng quy định, cần xử lý theo pháp luật.
Video đang HOT
“Khi báo chí lên tiếng về vụ việc, Chính phủ sẽ có văn bản yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương thực hiện chặt quản lý chế độ tiền lương theo tiêu chuẩn, quy định. Ai sai thì phải xử lý theo quy định” – Bộ trưởng Đam nói rõ.
Với đề nghị so sánh mức lương “khủng” của các lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích ở TPHCM này với lương của người đứng đầu Chính phủ, ông Đam cho biết nguyên tắc chung, lương của các lãnh đạo Đảng, nhà nước được tính theo hệ số lương công chức. Mức lương có hệ số cao nhất trong hệ thống là 14 lần lương cơ bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không phải người được hưởng mức hệ số cao nhất này.
Kiểm tra lại thông tin cụ thể sau đó, đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết, lương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hệ số 12,5. Cộng tất cả các khoản phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, tổng số lương Thủ tướng nhận mỗi tháng chỉ hơn 17 triệu đồng (đã trừ tiền đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
P.Thảo
Theo Dantri
Sẽ "bao cấp" tiền điện cho người nghèo?
"Sau này khi điều hành giá điện, sẽ có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng có thu nhập thấp và người nghèo".
Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, người phát ngôn của Chính phủ tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, diễn ra vào chiều 30/7.
Trong kỳ họp trước, Chính phủ và Bộ Công Thương cho biết đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN tính toán yếu tố đầu vào của giá điện để làm căn cứ điều chỉnh trong năm nay. Vậy phương án điều chỉnh giá điện sẽ như thế nào?
Mở đầu phần trả lời, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, có một loạt giá đang tiến dần đến cơ chế thị trường, trong đó quan trọng là giá điện. Chủ trương chung của Đảng, Nhà nước là nhất quán giá thành tiến tới theo cơ chế thị trường.
Bộ trưởng cho biết, đầu vào giá điện có than, nhưng giá than bán cho điện hiện nay thấp hơn than bán cho xã hội và các ngành khác. Từ đó, có tình trạng buôn lậu than bán cho nước ngoài.
Nhưng theo Bộ trưởng Đam, hệ lụy thứ hai quan trọng hơn, nếu giá điện của Việt Nam thấp, tất cả dự án đầu tư sẽ không thiên về đầu tư công nghệ để tiết kiệm điện. Như vậy, dẫn đến nước ta sẽ có nền sản xuất lạc hậu.
Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước không thể đầu tư mãi vào điện nên cần phải kêu gọi đầu tư từ xã hội, nhưng giá điện thấp quá, không có lãi sẽ không thu hút được đầu tư.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 7
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, điều chỉnh giá điện cần tính đến vấn đề người Việt Nam có thu nhập thấp và nếu cái gì cũng tính theo giá quốc tế sẽ rất khó khăn.
"Đúng là có yếu tố để làm ra điện, ngoài thủy điện thì các phần còn lại phải mua theo giá quốc tế như điện chạy bằng khí thì máy móc, giá khí cũng theo giá quốc tế. Tới đây, điện gió, điện năng lượng mặt trời... giá máy móc cũng theo giá quốc tế. Chúng ta không có sự lựa chọn", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng khẳng định, sau này khi điều hành giá điện, sẽ có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng có thu nhập thấp, người nghèo. Thay vì hỗ trợ chung cho điện thì Chính phủ hỗ trợ cho người dân. Ví dụ, mỗi hộ dân, nhất là người nghèo được bao cấp một số điện nhất định.
"Chúng ta tiến tới cơ chế thị trường kèm theo điều kiện hỗ trợ cho người dân, nhất là người thu nhập thấp và người nghèo. Chính phủ khuyến khích bằng cơ chế tài chính, chính sách thuế cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và tiết kiệm năng lượng hơn", ông Đam nói.
Theo người phát ngôn của Chính phủ, Chính phủ yêu cầu EVN phải có kế hoạch tuyên truyền, giải thích, lấy ý kiến phản hồi của cộng đồng để có điều chỉnh cần thiết về biện pháp cụ thể khi tăng giá điện.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
Việt Nam không thắng bằng sức mạnh bùa chú Việt Nam chiến thắng địch bằng chính nghĩa, lòng yêu nước, con người cần cù, sáng tạo, không phải bằng sức mạnh nào mang tính bùa chú. Chiều nay, 26/4, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4/2013, do Bộ trưởng Vũ Đức Đam, người phát ngôn của Chính phủ chủ trì. Tại đây, người phát ngôn Chính phủ...