Lương tháng thừa sức mua đồ Zara nhưng tôi vẫn trung thành với đồ Taobao vì nhiều lý do
Zara tựa như một chàng crush mà tôi mê đắm nhưng chẳng được đáp lại vậy.
Mình là một nhân viên công sở chính hiệu. Sáng vác túi đi chiều vác túi về, công ty lại không có quy định khắt khe về trang phục nên mỗi ngày mình đổi một style là điều hoàn toàn khả thi. Mà cũng chính vì cái lẽ ấy nên lúc nào mình cũng thấy thiếu thốn quần áo. Vui hay buồn, lương tăng hay giảm thì cũng phải sắm thêm dăm ba bộ để còn mix&match mà có đồ đẹp để mặc mỗi ngày.
Nhưng nếu đồng nghiệp xung quanh chỉ suốt ngày tíu tít sắm đồ Zara thì mình lại nằm ngoài “vòng xoáy” đó. Phải nói luôn là mình không phải anti-fan của Zara, thậm chí còn thường xuyên hóng và xuýt xoa mẫu mặc đẹp là đằng khác. Chỉ là sau vài lần “lầm lạc” thì mình đã nghiệm ra rằng mình và Zara không thuộc về nhau. Mình cũng không định tư vấn gì, chỉ thỏ thẻ tâm sự với mọi người một chút về kinh nghiệm mua sắm của bản thân thôi.
Đầu tiên phải thừa nhận đồ Zara rất đa dạng, bắt trend nhanh, món gì đang hot cũng có. Áo phông có 7749 kiểu, áo sơ mi có 6636 kiểu, chỉ tính riêng áo trắng diện đi làm cũng phải có ít nhất 5525 kiểu để bạn tha hồ chọn. Thông thường áo vóc lụa là ở Zara sẽ có giá khoảng hơn 1 triệu; kiểu nào cầu kỳ hoa lá hẹ hơn thì sẽ mắc hơn chút đỉnh, từ 2 – 3 triệu.
Mức giá này không quá đắt với thu nhập của mình nhưng xét trên những món Zara mình từng mua thì mình thấy chất lượng không tương xứng tẹo nào. Cũng không loại trừ trường hợp mình xui nên vớ phải sản phẩm “lỗi”, vì ai cũng biết chất lượng đồ của một thương hiệu không đồng đều trăm cái như một, có “loại this loại that”.
Cảm nhận đầu tiên của mình về đồ Zara là form dáng khá to, không hợp với người có chiều cao chưa đến 1m60 như mình. Dù mình luôn nhắm size nhỏ nhất, khi là S, khi là XS nhưng mặc lên thấy sai sai làm sao, chẳng đẹp như kỳ vọng. Một số mẫu áo sơ mi hay blouse của hãng còn có chất liệu vải rất nóng, không thấm hút mồ hôi, chỉ được mỗi cái đẹp mà thôi. Nhưng đẹp đôi khi lại chẳng đi đôi với bền. Trong trường hợp mình may mắn chộp được một “em” áo sơ mi hay áo blouse vừa vặn thì ẻm lại chẳng hề bền như mong đợi. Dù có kỳ công giặt tay thì chỉ sau vài lần, chiếc áo đã “tã” hẳn.
Áo phông, item phong phú nhất tại Zara cũng làm mình “tụt mood” không kém. Không nói đến dòng áo phông đắt tầm 600k – 700k, dòng sản phẩm áo phông trơn basic ở mức giá 200k của hãng có chất liệu rất mỏng và nhanh bai dão. Công nhận là những chiếc áo này mặc mùa hè rất mát nhưng chỉ sau vài lần giặt đã “xuống mã” rồi. Với mức giá đó, chỉ thêm vài chục là mình đã mua được một chiếc “ngon nghẻ” hơn hẳn ở thương hiệu bình dân khác rồi.
Video đang HOT
Item mà mình thấy đáng sắm nhất tại Zara là quần jeans và túi xách. Quần jeans thì có mẫu mã đa dạng, form “chuẩn đét”, giữ dáng khá tốt sau khi giặt; túi xách thì kiểu dáng trendy, trông rất xịn sò và cũng rất bền. Nhưng chỉ bấy nhiêu thì chưa đủ sức để kéo chân mình về hẳn với đội của Zara. Xin lỗi chúng ta không thuộc về nhau…
IG @sol.e2
Và thay vì cống nạp tiền lương hàng tháng cho Zara như đồng nghiệp xung quanh, mình lại thích sắm đồ Taobao hơn nhiều. Có khi mình order trực tiếp, có khi lại mua ở những shop chuyên bán đồ nhập Quảng Châu, Hàng Châu. So với đồ Zara, đồ Taobao bắt trend nhanh không kém, mẫu mã cũng đa dạng vô cùng, thích đồ cool ngầu như BLACKPINK hay đồ chỉn chu đến công sở thì kiểu gì cũng có. Vóc dáng người Trung cũng nhỏ gọn mảnh mai như chúng ta nên form dáng không quá kén, dù không thử trước thì mình cũng có thể order đúng size áo phù hợp.
Ấy là còn chưa nói đến khoản giá cả, chỉ bỏ ra 200k – 300k là bạn đã sắm được một chiếc áo “ổn áp”, 400k – 500k thì chất lượng còn ngon nghẻ hơn nhiều. Với mức giá này, mình có quẳng đồ vào máy giặt cũng đỡ xót. Nói chung là so tương quan giá cả với chất lượng, mẫu mã thì mình ưng đồ Taobao hơn hẳn.
IG @xuer_1230
Nhưng việc order đồ từ Taobao cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trước tiên là mình không được thử, không biết mặc lên có vừa hay không. Thứ hai là nếu không biết chọn shop uy tín thì sẽ dễ gặp tình cảnh hàng về khác xa ảnh mẫu. Thứ ba là mất thời gian chờ đợi ít nhất là 7 – 10 ngày chứ không có đồ mới mặc ngay. Thế đấy, tiết kiệm được tiền thì cũng vất vả lắm chứ đùa!
Tuy nhiên, nói gì thì nói, Zara vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim mình. Kiểu như biết là crush không thích mình nhưng mình vẫn cứ thích crush ấy. Mình vẫn cài app của Zara trong điện thoại, hàng tuần vẫn lướt đều để cập nhật trend, rồi xuýt xoa các chị người mẫu trông cool quá. Thi thoảng mình vẫn lượn lờ store Zara tại Vincom Bà Triệu, hào hứng thử các món đồ xinh xẻo như một cách xả stress dù biết là nhiều khả năng mặc lên không ưng. Và khi may mắn tậu được một món “chuẩn chỉnh” thì thấy rất vui, xách túi ra khỏi store mà thấy oách lắm luôn.
Ừ thì tuy mình và Zara không thuộc về nhau nhưng Zara luôn là “crush” mà mình stalk đều đều.
Ảnh: Internet
Khách hàng khó mua đồ Zara vì không thấy rõ trang phục
Thương hiệu Tây Ban Nha tung bộ sưu tập Thu - Đông 2020 với hình ảnh người mẫu tạo dáng không thấy rõ chi tiết trên trang phục.
Trong thời điểm các hãng thời trang gặp khó khăn vì dịch Covid-19, Zara vẫn chứng tỏ là thương hiệu nhạy bén khi liên tục ra mắt sản phẩm mới. Không chụp lookbook theo cách truyền thống, nhà mốt Tây Ban Nha để người mẫu thỏa sức sáng tạo trong nhiều kiểu tạo dáng khác nhau.
Tuy nhiên, các bức hình trên website lại nhận về ý kiến trái chiều từ dân mạng. Đa số người xem cho hay họ không thể nhìn rõ chi tiết trên trang phục và chưa hiểu cách mặc như thế nào. Tài khoản @capermom đùa rằng chắc chắn người mẫu của hãng đang chơi trốn tìm nên mới giấu mình dưới chiếc áo khoác quá khổ.
Được biết đến là thương hiệu chạy theo xu hướng thời trang, khách hàng vẫn phải đặt dấu chấm hỏi về gu thẩm mỹ của nhãn hàng trong chiến dịch năm nay. Số còn lại cũng có chia sẻ đi ngược với ý kiến mọi người khi cho rằng các bức ảnh trông khá nghệ thuật, nhưng việc giấu đi bộ trang phục thì hiếm ai đủ tự tin để đặt hàng về.
Người mua không thể nhìn rõ chi tiết trên trang phục của nhãn hàng. Ảnh: Zara.
So với các thương hiệu bình dân khác, Zara có bước đi khác biệt hơn. Thương hiệu luôn thay đổi theo xu hướng nên việc cập nhật cách quảng bá mới cho mỗi bộ sưu tập là điều phải làm. Không chỉ thế, khách hàng sẽ cảm thấy thú vị hơn khi xem sản phẩm trên website của hãng.
Còn riêng H&M và Uniqlo lại mang đến sự trân trọng đối với người tiêu dùng. Bởi mục đích cuối cùng của họ vẫn là tìm kiếm sản phẩm phù hợp nên các thiết kế đăng tải trên trang được chia sẻ rõ ràng như mặc cùng người mẫu như thế nào hay phom dáng món đồ ra sao.
Bên cạnh đó, mức giá, thông tin chất liệu vải hay kích thước được đính kèm dưới từng sản phẩm để người mua dễ dàng đưa ra quyết định trước khi đến cửa hàng.
Nhận về nhiều luồng tranh cãi trái chiều nhưng không thể phủ nhận Zara cập nhật rất nhanh xu hướng trên thị trường thời trang nhanh. Bởi việc chụp ảnh không thấy rõ sản phẩm để quảng bá bộ sưu tập là điều nhiều nhà mốt trên thế giới đang làm trong mùa thời trang năm nay như Marni, Brock Collection, Dsquared2...
Sản phẩm của các thương hiệu bình dân khác luôn được trình bày rõ ràng. Ảnh: H&M, Uniqlo.
NTK Đỗ Long muốn sang Trung Quốc bán đồ sỉ khi váy áo bị đạo nhái Thời trang của giới trẻ Việt chịu ảnh hưởng lớn từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Việc diện đồ mua trên Taobao hay các item giống hot Tiktoker Trung Quốc được CĐM lăng xê. Tuy nhiên có lẽ "gió đổi chiều" khi các shop online Trung Quốc đang thực hiện lại các bộ cánh của NTK Việt và bày bán tràn lan trên...