Lượng phát thải khí methane trên toàn cầu hằng năm tăng mạnh
Trong 20 năm qua, lượng phát thải khí methane trên toàn cầu hằng năm đã tăng gần 10% bất chấp những cam kết quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Kết luận này được đưa ra trong nghiên cứu mang tên Dự án Carbon toàn cầu, trong đó xem xét lượng phát thải khí methane, một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính, trong hai thập kỷ qua.
Khí thải bốc lên từ một nhà máy lọc dầu ở Fort McMurray, Canada. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hơn 90 nhà khoa học quốc tế tham gia dự án nói trên đã thu thập dữ liệu từ khoảng 100 trạm quan trắc trên toàn thế giới từ năm 2000-2017. Theo các nhà khoa học, sự gia tăng lượng phát thải khí methane đã khiến nồng độ khí hấp thụ ánh sáng Mặt Trời trong khí quyển tăng cao kỷ lục trong năm 2017, năm gần nhất mà các dữ liệu được tập hợp đầy đủ, lên mức 596 triệu tấn.
Nhóm nghiên cứu cho rằng sự gia tăng lượng khí methane hằng năm là do con người gây ra theo 3 hình thức: nông nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hóa thức ăn của gia súc), việc đốt các nhiên liệu hóa thạch và sự phân hủy của các chất hữu cơ trong rác thải. Nghiên cứu đã phát hiện hơn 60% khí methane thải ra môi trường hiện nay là do các hoạt động của con người. Trong khi đó, lượng khí methane hình thành tự nhiên trong các vùng đầm lầy và hồ vẫn không thay đổi. Các nhà khoa học cảnh báo với mức độ gia tăng khí thải hiện tại, đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ trung bình trên toàn cầu có thể sẽ tăng hơn 3 độ C so với năm 1750, vượt xa mục tiêu tăng nhiệt độ 2 độ C được đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Theo Giáo sư Akihito Ito thuộc Viện Nghiên cứu môi trường quốc gia Nhật Bản, đồng thời là thành viên tham gia dự án trên, những biện pháp cắt giảm khí thải chưa đủ mạnh, trong bối cảnh hoạt động công nghiệp và nông nghiệp ngày càng phát triển, là lý do chính làm tăng nồng độ khí methane trong khí quyển.
Báo cáo cũng ghi nhận sự khác biệt về mức độ phát thải khí methane ở từng khu vực. Theo Giáo sư Ito, châu Âu là khu vực duy nhất có lượng khí thải trong năm 2017 giảm tối thiểu 1,6 triệu tấn so với giai đoạn 2000-2006, nhờ “các biện pháp bắt buộc nhằm bảo vệ môi trường”. Trong khi đó, ở ba khu vực là châu Phi và Trung Đông, Trung Quốc, cùng Nam Á và châu Đại Dương, lượng phát thải khí methane đã nhảy vọt lên mức 15 triệu tấn. Tiếp theo là Bắc Mỹ, với mức tăng tối thiểu 5 triệu tấn, chủ yếu do lượng khí thải từ Mỹ. Ở Bắc Mỹ và Trung Quốc, các nhiên liệu hóa thạch là nguồn phát thải chính của khí methane.
Trong khi đó, tại những khu vực có nền công nghiệp kém phát triển hơn như châu Phi và châu Á, các hoạt động nông nghiệp và xử lý rác thải lại là nguyên nhân chính khiến lượng khí này gia tăng. Riêng với Nhật Bản, ông Ito cho biết lượng phát thải khí methane tại nước này đang có xu hướng giảm kể từ những năm 90 của thế kỷ trước, chủ yếu do hoạt động sản xuất lúa gạo giảm đáng kể. Ngoài ra, báo cáo còn cho thấy các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới có xu hướng phát thải khí methane nhiều hơn. Năm 2017, trong khi 64% lượng khí thải này đến từ các khu vực nằm dưới 30 độ vĩ Bắc, thỉ chỉ có 4% đến từ các khu vực từ 60 độ vĩ Bắc trở lên.
Nhóm nghiên cứu hy vọng các phát hiện mới đây sẽ tác động đến các chính sách nhằm hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu trong tương lai. Theo Giáo sư Ito, mặc dù hiện có rất nhiều công nghệ có sẵn để kiểm soát các nguồn phát thải khí methane, nhưng chúng chưa được áp dụng rộng rãi vì chi phí đắt đỏ. Tuy nhiên, những hành động thiết thực như giảm thiểu lượng rác thải thực phẩm cũng có thể tạo nên sự khác biệt.
Hiện nay, lượng khí methane được thải ra môi trường đã tăng khoảng 50 triệu tấn/năm so với mức trung bình trong giai đoạn từ năm 2000-2006. Nồng độ khí methane cũng đã tăng gấp 2,5 lần kể từ năm 1750, thời điểm ngay trước khi diễn ra cuộc Cách mạng Công nghiệp. Các nhà khí tượng nhấn mạnh cần giảm thiểu sự giải phóng khí methane, do nó có khả năng khiến nhiệt độ ấm lên cao hơn gấp 84 lần so với cùng lượng khí CO2 trong vòng 20 năm tới. Cho đến nay, methane cũng là nguyên nhân gây ra sự ấm lên toàn cầu lớn thứ hai sau CO2, khi ảnh hưởng của khí này chiếm tới 23% trong số tất cả các loại khí gây hiệu ứng nhà kính.
Theo các nhà khoa học, bên cạnh việc làm tăng mực nước biển, cũng như số cơn bão mạnh và kéo dài mùa khô tại nhiều khu vực trên thế giới, nhiệt độ cao cũng sẽ làm tăng tốc độ tan chảy băng vĩnh cửu ở Bắc cực. Việc mất đi lớp băng vĩnh cửu sẽ khiến các khí methane và CO2 thoát ra từ các khu vực chứa hai loại khí này, từ đó tiếp tục làm trầm trọng thêm trạng ấm lên toàn cầu, đồng thời gây cản trở cho việc hiện thực hóa mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 2 độ C.
Mối nguy khôn lường từ 'sóng thần trên bầu trời' ở sông băng Bhutan
Những hiện tượng bất thường xảy ra ở các sông và hồ băng tại Bhutan là dấu hiệu cảnh báo tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ngày một phức tạp và khó kiểm soát.
Cụm sông băng cổ đại ở cao nguyên phía Bắc Bhutan chấm phá nên những nét thanh tao tuyệt mỹ của bức tranh phong cảnh hữu tình. Quang cảnh vùng này luôn mang vẻ đẹp huyền bí và chìm trong màn sương mang màu sắc thần thoại.
Quang cảnh huyền bí và hoang sơ của hồ sông băng ở Bhutan. Ảnh: NCHM.
Phần lớn vùng đất hoang sơ này vẫn chưa in dấu chân người. Những đỉnh núi cao nhất trong vùng chưa bị chinh phục bởi các nhà leo núi, vẫn tĩnh lặng hệt như cách hệ thống hồ đẹp như tranh vẽ nơi đây nằm im và không bị xáo trộn.
Sự bình yên nơi đây đến từ sự kính trọng của người dân địa phương, họ tin rằng mỗi ngọn núi, mỗi hồ hay sông băng đều là hiện thân của các vị thần, cần được tôn sùng và kính sợ.
Tuy nhiên, hệ sinh thái nơi đây đang dần bị phá hủy bởi nhân tố khác: tác động của khí thải nhà kính kéo theo sự nóng lên toàn cầu.
Video đang HOT
Có tổng cộng 17 hồ ở Bhutan được liệt vào danh sách tiềm ẩn rủi ro vỡ bờ do áp lực của lượng nước đổ về từ các hồ băng tan chảy. Ảnh: NCHM.
Biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh tốc độ băng tan ở cao nguyên Bhutan. Ẩn chứa trong sự im lặng của những ngọn núi sừng sững giờ đây là mối nguy chết người có thể bị xuất hiện bất kỳ lúc nào.
Mức triều ở một số sông băng giảm tới 35 mét mỗi năm, đổ lượng lớn nước vào các hồ lân cận. Nguy cơ các hồ này vỡ bờ đặt toàn bộ Bhutan vào tình trạng báo động.
"Nóng lên toàn cầu khiến các sông băng tan chảy, làm nguồn nước di chuyển nhanh hơn về hạ lưu", Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Bhutan (NCHM) Karma Drupchu cho biết. "Chúng tôi gọi hiện tượng đó là 'sóng thần trên bầu trời'".
"Chỉ cần một kẽ vỡ nhỏ cũng đủ để tạo ra trận đại hồng thủy đổ xuống hạ lưu. Hậu quả là vô cùng khôn lường, bởi hơn 70% khu vực dân cư của Buhtan nằm dọc theo các thung lũng sông... Không chỉ gây ra thiệt hại khủng khiếp về kinh tế mà cả thương vong về người là không thể tránh khỏi", ông Drupchu nhận định.
"Linh hồn" ở những sông băng
NCHM đã tiến hành các phân tích và xác định được tổng cộng 2.674 hồ băng, 17 trong số đó bị liệt vào danh mục nguy hiểm tiềm tàng.
Sự tan chảy với tốc độ tăng theo cấp số nhân của hơn 700 sông băng ở Bhutan đồng nghĩa với việc số hồ nước mới được hình thành cũng đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, kéo theo những nguy cơ hữu hình đối với cư dân và cơ sở hạ tầng của đất nước Nam Á.
Bhutan là đất nước duy nhất trên thế giới có mức khí thải carbon âm, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiến pháp nước này quy định việc bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công dân.
Các ngành công nghiệp mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế song gây hại cho môi trường đã không được chính phủ nước này chấp thuận trong nhiều năm trở lại đây.
Nhưng những tác động của biến đổi khí hậu vẫn càn quét qua Bhutan này, bất chấp những nỗ lực chống lại vấn đề ô nhiễm môi trường của chính phủ và người dân nước này.
Làng Richena từng bị lũ hồ băng quét qua vào năm 1994. Ảnh: Jack Board.
"Các sông băng có ý nghĩa to lớn với chúng tôi vì trên quan điểm duy tâm, chúng không chỉ là những vũng nước. Về mặt tâm linh, chúng tôi tin rằng các sông băng là hiện thân của sự sống và linh hồn, do đó cần phải bày tỏ sự kính trọng", Thủ tướng Lotay Tshering trả lời CNA. "Về mặt môi trường, thực tế cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang tước đoạt những dòng sông băng của Bhutan".
"Chúng tôi liên tục bị đe dọa và điều đó thực sự không công bằng".
Ông Tshering nói thêm: "Các tảng băng đang dần một đi không trở lại. Không chỉ con người, mà còn bao nhiêu sinh mạng khác phụ thuộc vào sự biến đổi đó? Không chỉ đất nước hay nền kinh tế Bhutan mà toàn bộ hệ sinh thái sẽ bị đảo lộn. Sớm thôi, những thế hệ tiếp theo có thể sẽ chẳng còn hồ để mà vỡ. Một thảm họa thực sự".
Lũ quét từ các hồ băng đã từng xảy ra ở Bhutan. Ký ức về cơn ác mộng đó vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người đã trải qua quãng thời gian đen tối ấy.
Những vụ vỡ hồ nhỏ vẫn xảy ra với mật độ thường xuyên, nhưng thảm họa kinh hoàng quét qua khu vực đông dân cư xảy ra vào năm 1994, khi hồ Luggye vỡ, một lượng lớn nước xé toạc dòng chảy của sông Pho Chhu, gây ra thiệt hại nặng nề đến mức khó có thể thống kê nổi.
"Lúc đó tôi đang ở nhà thì đột nhiên một người họ hàng sống cùng gia đình vào thời điểm đó hét lên một cách điên cuồng và giục tôi nhìn ra cửa sổ", ông Doley, cựu trưởng làng Richena ở Punakha, kể lại. "Tôi lao đến cửa sổ và nhìn ra bên ngoài, cảnh tượng lúc đó vẫn còn ám ảnh tôi đến tận hôm nay".
"Con sông phình to lên đục ngầu và lầy lội, trên mặt sông thì có vô số khúc gỗ, một vài cây vừa bị dòng nước bứng cả gốc và cuốn đi, rễ còn dính những mảng đất lớn. Điều duy nhất tôi có thể nghĩ được vào lúc đó là dòng lũ sẽ nhấn chìm nhà cửa, tài sản và tất thảy mọi người. Tôi không thể làm gì được", người đàn ông 75 tuổi hồi tưởng lại.
26 năm trước, người dân sống dọc bờ sông không nhận được bất kỳ cảnh báo nào về cơn lũ. Trận lụt năm 1994 đã tước đoạt sinh mạng của 21 người, tàn phá đất nông nghiệp một cách nghiêm trọng, phá hủy nhà cửa và quét sạch nguồn cá có trên sông.
Hệ thống cảnh báo mới
Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra các hồ cũng như tác động của nhiệt độ đối với sự ổn định của các hồ này một cách kỹ lưỡng hơn.
Giờ đây, hệ thống cảnh báo lũ tinh vi đã được lắp đặt trên toàn bộ hệ thống sông hồ ở Bhutan để giúp mọi người trong trạng thái sẵn sàng đối phó trước khi lũ lụt xảy ra.
Hai chuyên gia được cắt cử thường trực tại các hồ có nguy cơ vỡ bờ cao. Ảnh: Jack Board.
Các chuyên gia tại NCHM cũng tiến hành khảo sát thường niên và đánh giá rủi ro vỡ bờ của các hồ, từ đó đưa ra các yêu cầu giám sát một số khu vực chặt chẽ hơn, đơn cử như hồ Thorthormi ở vùng Lunana, được coi là hồ sông băng dễ bộc phát lũ nhất ở Bhutan.
Hai chuyên gia được bố trí túc trực thường xuyên gần rìa của hồ này nhằm chuẩn bị các phương án ứng phó với rủi ro có thể xảy ra. Theo ước tính, người dân trong vùng lân cận hồ chỉ có khoảng 30 phút để sơ tán nếu tình huống vỡ hồ xảy ra.
"Từ góc độ của một chuyên gia, quan sát những hồ có nhiều rủi ro vỡ bờ thực sự đáng sợ. Những biến động nhỏ nhất cũng đủ gây ra những chuyển biến khó lường", nhà địa chất Phuntsho Tshering cho biết.
Rủi ro vỡ bờ của các hồ không thực sự cải thiện, bất chấp những nỗ lực hạ thấp mực nước sông băng của đội ngũ các chuyên gia và những lao động miệt mài làm việc ở các vùng nước đóng băng.
Gần như tất cả các hồ đều nằm ở độ cao lớn, nơi nhiệt độ tăng nhanh hơn so với các vùng trũng, thúc đẩy quá trình làm băng tan, gây áp lực lên hệ thống sông lân cận.
Mùa hè ấm lên và mùa đông không tuyết đã đẩy nhanh quá trình tan băng ở Bhutan. Ảnh: Jack Board.
Tình trạng mùa hè thời tiết ấm hơn và mùa đông không có tuyết trong những năm gần đây đang góp phần đẩy nhanh sự sụt giảm khối lượng băng ở Bhutan, đồng thời những cơn mưa lớn trên dãy Himalaya đang gây ra áp lực lớn cho dung tích của các hồ.
Nếu hồ Thorthormi vỡ bờ, thiệt hại gây ra cho các vùng hạ lưu và thung lũng màu mỡ được dự báo là cực kỳ thảm khốc, đặc biệt là khi 70% dân số Bhutan sống phụ thuộc vào nền nông nghiệp tự cung tự cấp.
Những cánh rừng và các công trình tôn giáo quan trọng ở vùng hạ lưu đối mặt nguy cơ bị tàn phá nặng nề, thậm chí có thể bị xóa sổ hoàn toàn.
Tác động lên ngành thủy điện
Tình trạng băng tan làm tăng nguy cơ vỡ hồ đang khiến ngành thủy điện của Bhutan đối mặt nhiều rủi ro.
Năng lượng sạch không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn của Bhutan bằng nguồn thu từ việc xuất khẩu năng lượng sang nước láng giềng Ấn Độ mà còn là một trong những cách để quốc gia Nam Á này điều tiết những tác động của lượng khí thải trong khu vực.
Chỉ một cơn lũ hồ băng cũng đủ để tàn phá những cơ sở hạ tầng quan trọng của ngành thủy điện Bhutan.
Dòng chảy của các con sông được sử dụng cho ngành công nghiệp năng lượng ở Bhutan, đóng góp đáng kể vào nguồn thu của nền kinh tế nước này. Ảnh: Jack Board.
"Cho đến nay, nguồn thu lớn nhất của chúng tôi đến từ thủy điện, và ngành này có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình khí hậu không chỉ trong khu vực mà trên thế giới. Chúng tôi nhận ra điều đó và có đôi chút quan ngại về tình hình hiện tại", Thủ tướng Tshering nói.
Hai trong số những dự án quan trọng nhất đang được xây dựng là nhà máy Punatsangchu-I 1.200 megawatt và Punatsangchu-II 1.020 megawatt nằm trên cùng hệ thống sông, xuôi dòng từ hồ Thorthormi.
Nguồn thủy năng của cả hai công trình nói trên đều dựa vào dòng chảy tự nhiên. Theo tính toán của các chuyên gia, hình thái dòng chảy của các con sông ở Bhutan vào năm 2050 sẽ thay đổi khá nhiều so với hiện tại, chủ yếu là do lưu lượng và sự phân bố của các cơn mưa, do đó cách tiếp cận của hai nhà máy đang được xây dựng này sẽ cần nhiều tinh chỉnh.
Để chuẩn bị cho tình huống đó, Ủy ban hạnh phúc quốc gia Bhutan quyết định đầu tư mạnh vào dự án đập Sankosh - được kỳ vọng sẽ đem lại những thay đổi tích cực đối với tình hình của các sông băng và hồ hiện nay.
Dự án đập Sankosh được kỳ vọng sẽ phát huy tác dụng trong việc tận dụng dòng chảy từ những cơn lũ hồ băng. Ảnh: Jack Board.
Đập Sankosh sẽ được xây dựng như một hồ chứa quy mô lớn, mang tính đột phá về khía cạnh môi trường và có khả năng chống chịu tốt hơn đối với biến đổi khí hậu.
"Chúng tôi sẽ theo dõi mức độ hiệu quả đến từ dự án Sankosh trong khoảng một thập kỷ tới hoặc lâu hơn. Nếu dự án này thực sự phát huy tác dụng và làm giảm những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, chúng tôi sẽ bắt tay vào phát triển các dự án tiếp theo. Cần phải thực sự cẩn thận khi áp dụng cách tiếp cận này", Thủ tướng Tshering cho biết.
"Chúng ta có thể khai thác gỗ và trở nên giàu có, nhưng bảo vệ môi trường mới là ưu tiên hàng đầu. Nếu không tận dụng nguồn nước, nó vẫn sẽ chảy đi, tiền cũng theo đó mà ít nhiều thất thoát, vậy cớ sao không khai thác dòng chảy đó?", ông Drupchu trực thuộc NCHM chia sẻ.
Mỗi khi các nhà khoa học Bhutan làm việc tại một hồ băng, người dân sẽ đến cầu nguyện và dâng lễ vật cho những vị thần mà họ cho là trú ngụ sâu bên trong hồ. Đối với người dân Bhutan, hành động này vừa là nghĩa vụ về mặt văn hóa và tâm linh, vừa là một biện pháp đề phòng.
Nhà địa chất học Tshering chia sẻ: "Chúng tôi nói với mọi người rằng chúng tôi không làm những việc này để tiêu khiển. Tất cả những việc chúng tôi làm đều hướng đến mục đích đảm bảo an toàn cho người dân".
Những nhà khoa học phát hiện ra tình trạng ấm lên toàn cầu - Kỳ cuối Nhìn lại quá trình thu thập dữ liệu thời tiết của Guy Stewart Callendar, người ta mới thấy ông đã nỗ lực và dành nhiều thời gian thế nào cho niềm đam mê đó. Kỳ cuối: Nỗ lực và đam mê phi thường Khi Guy bắt đầu thu thập dữ liệu lúc đầu, cũng như những người khác, ông để ý thấy nhiệt...