‘Lương nhà hát của tôi chỉ hơn 5 triệu đồng, phải đa-zi-năng mới đủ sống’
Là nghệ sĩ chèo, chuyển sang hát dân ca, Quỳnh Trang mời cả gia đình gồm mẹ, chồng và con trai đóng chung trong MV “ Lời mẹ ru”.
Cả gia đình làm diễn viên trong MV
Nghệ sĩ chèo Quỳnh Trang vừa ra mắt MV Lời mẹ ru, ca khúc thuộc dòng nhạc dân ca, được nhạc sĩ Việt Hoàng viết riêng cho giọng hát của cô.
Nhạc sĩ trẻ Việt Hoàng đã khéo léo kết hợp âm hưởng của dân ca Bắc Bộ và Đi cấy (Đông Sơn, Thanh Hóa), nơi Quỳnh Trang sinh ra và lớn lên.
Với MV Lời mẹ ru, Quỳnh Trang và ê-kíp đặt nhiều tâm huyết, để khắc hoạ hình ảnh làng quê Việt Nam xưa, đặc biệt là người mẹ – người phụ nữ truyền thống, luôn tần tảo, hy sinh vì mái ấm gia đình.
Gia đình nghệ sĩ Quỳnh Trang và đạo diễn Linh Nguyễn.
Đạo diễn Linh Nguyễn là người động viên Quỳnh Trang thực hiện MV, để diễn tả được hết chất thơ, tinh thần và ý nghĩa của ca khúc. Quỳnh Trang mời mẹ diễn cùng để lưu lại tình mẫu tử thiêng liêng. Vai người chồng và con trai trong MV cũng là gia đình nhỏ của cô ngoài đời.
Là diễn viên chèo, rẽ hướng sang hát dân ca, Quỳnh Trang nói phải vượt qua bản thân: “Hát chèo âm thanh cao, thánh thót và mở khẩu hình, dân ca phải dựng khẩu hình lên, âm thanh phát ra phải dày, vang, rền. Bởi vậy, rất khéo léo mới hát được hai dòng nhạc”.
Từng b.ị ch.ê “Tây hát chèo”
Sinh ra trong gia đình không ai theo nghệ thuật nhưng từ bé, Quỳnh Trang đã bộc lộ năng khiếu ca hát, tham gia các cuộc thi hát ở trường, trở thành “cây văn nghệ”.
Như một nhân duyên, học xong lớp 12, Quỳnh Trang về Thái Bình thăm người chị. Sau đó, được bác dâu là NSND Huyền Phin đưa sang trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình chơi. Tại đây, cô gặp NSND Đình Chiểu, khi đó là hiệu trưởng của trường. Thời trẻ, NSND Huyền Phin và NSND Đình Chiểu là cặp hát đôi ăn ý.
Nghệ sĩ Quỳnh Trang trong vở “Người hát ả đào”.
NSND Đình Chiểu nhận xét giọng hát Quỳnh Trang mảnh, hợp với chèo, động viên cô cứ học và chuyển sang thanh nhạc sau cũng chưa muộn.
Vào trường, cô như “Tây hát chèo” giữa đất Thái Bình – cái nôi của chèo. Quỳnh Trang bị các bạn giễu “dân ca Thanh Hoá hát chèo”, thay vì nản chí, tính hiếu thắng tuổ.i trẻ nổi lên, Quỳnh Trang quyết tâm học cho bằng được. Từ kỳ học thứ 2, cô là học sinh giỏi của lớp và sang năm thứ 2 được nhận học bổng.
Tháng 7/2015, Quỳnh Trang dự thi Tài năng trẻ học sinh sinh viên các trường nghệ thuật toàn quốc. Với vai Thị Màu, Quỳnh Trang giành Huy chương Vàng, được Đoàn chèo Thái Bình mời về nhưng cô lại thi tuyển vào Nhà hát chèo Hà Nội, trở thành đào chính, ghi dấu ấn trong nhiều vai diễn như: Nguyệt Hằng vở Người hát ả đào, Tố Oanh vở Cung thương một khúc, công chúa Thuận Thiên trong Tình sử Thăng Long.
Năm 2024 cũng là năm có nhiều dấu ấn của Quỳnh Trang khi giành Huy chương Vàng vai Nguyệt Hằng trong vở Người hát ả đào và 1 Huy chương Bạc vai Thơm trong vở Cây tre trăm đốt. Trước đó, năm 2022 cô giành giải Nhất Sàn chiến giọng hát mùa 4.
Quỳnh Trang nhận mình là nghệ sĩ đa-zi-năng.
Yêu nghệ thuật truyền thống song như các nghệ sĩ khác, Quỳnh Trang cũng phải làm nhiều nghề để trang trải cuộc sống. Màu giọng của Quỳnh Trang hát được cả dân ca, quan họ và bolero nên tranh thủ nhận các show, kể cả hát đám cưới.
“Hiện lương ở nhà hát của tôi chỉ hơn 5 triệu đồng, phải đa-zi-năng mới đủ sống. Tôi luôn ấp ủ sau này có điều kiện hơn, sẽ thực hiện các MV hát chèo cổ để được sống với đam mê và lưu giữ nghệ thuật truyền thống”, Quỳnh Trang tâm sự.
MV “Lời mẹ ru”
Nghệ sĩ chèo ở gác xép 8m2, đi diễn cắp theo con, cát-xê không đủ mua phở
Vì nhà neo người nên diễn viên chèo Vũ Ngoan phải cắp theo con đến Nhà hát, tranh thủ kèm con học ở hậu trường. Nhiều nghệ sĩ đi làm gần 15 năm chưa đủ tiề.n mua nhà, phải đi ở nhờ gác xép rộng 8m2.
Rạp ít khán giả, lương thấp khiến cho đời sống của nghệ sĩ chèo... lao đao. Để kiếm thêm thu nhập, họ làm thêm và co kéo từng ngày để mưu sinh.
Nhóm phóng viên Dân trí đã theo chân những nghệ sĩ chèo để ghi lại hình ảnh đời thường, những góc khuất ít người biết về họ.
18h, chúng tôi có mặt trên phố Doãn Kế Thiện (Cầu Giấy, Hà Nội), nơi có nhiều nghệ sĩ đang ở Nhà công vụ của Nhà hát Chèo Việt Nam. Lúc này, nghệ sĩ Lại Xuân Chường (SN 1987) đang tất bật đi chợ để chuẩn bị nấu bữa tối cho gia đình.
Xuân Chường và vợ là Cao Thị Nhung (SN 1991) cùng quê Thái Bình, công tác tại Nhà hát Chèo Việt Nam. Khi chồng đi chợ về, chị Nhung nhanh chóng nấu ăn. Bếp của gia đình anh chị được bố trí phía ngoài hành lang khu tập thể, mùa nắng thì rất nóng, ngày mưa anh chị phải che ô, đội nón nấu ăn.
Trong cơn bão số 3 vừa qua, do mưa nhiều ngày nên anh chị không thể đứng nấu ở bếp, đành đi nấu nhờ nhà hàng xóm.
18h30, cả nhà anh Chường ăn tối. Đã lấy nhau hơn 10 năm nhưng vợ chồng anh Chường vẫn phải đi ở nhờ Nhà công vụ. Căn phòng của anh chị rộng khoảng 35m2, chứa nhiều đồ đạc của gia đình.
Anh Chường cho hay, trước đây có 3 gia đình cùng ở chung phòng này, chia làm 3 góc với 2 gác xép. Vợ chồng anh ở gác xép rộng 8m2 khiến cho việc sinh hoạt, ăn uống rất bất tiện. Sau này, 2 gia đình chuyển đi nên anh chị có phòng rộng rãi hơn.
Trong căn phòng chật hẹp, anh Chường dành một góc trên gác xép để lưu giữ những bằng khen, huy chương mà mình đạt được.
19h15, anh chị ra khỏi nhà để lên Nhà hát Chèo Việt Nam. Những tối bố mẹ đi diễn, hai con chị là Tây (SN 2015) và Bắp (SN 2019) ở nhà trông nhau và tự ngủ.
Chị Nhung nói, lương hiện tại của anh chị chưa đến 10 triệu đồng/tháng, vì phải nuôi 2 con nhỏ nên anh chị đã phải rất cố gắng. Vợ chồng chị cũng đi làm thêm kiếm thu nhập như làm MC sự kiện, đám cưới hay hát chèo ở một số chương trình nhỏ.
Cùng với nhiều đồng nghiệp, anh chị lên xe của Nhà hát, đến rạp chạy vở mới. Chị Nhung chia sẻ rằng, hôm nào phải dạy con học hoặc bận dọn dẹp nhà cửa, chị sẽ di chuyển bằng xe máy muộn hơn để dành thêm thời gian ở nhà với các con.
20h, ô tô chở các nghệ sĩ tới rạp hát ở đường Kim Mã. NSƯT, biên đạo múa An Chinh (trái) và NSƯT Phú Kiên - Trưởng đoàn nghệ thuật Truyền thống - có mặt khá sớm. Hai nghệ sĩ là những gương mặt khá quen thuộc với khán giả ở nhiều phim truyền hình. Ít ai biết rằng, ngoài đời họ là anh em ruột.
Hôm nay các diễn viên tập vở Chuyện làng Đình, vở chèo của tác giả Hồng Mạc Cát do nghệ sĩ Chu Tuấn Nghĩa - Phó Giám đốc Nhà hát - làm đạo diễn.
20h10, các diễn viên vào phòng thay đồ chuẩn bị tập vở. Chị Vũ Thị Thanh Tâm (SN 1979) là nhân viên phục trang của Nhà hát tranh thủ ăn cơm hộp để chuẩn bị trang phục cho các nghệ sĩ.
Ở hậu trường, diễn viên Vũ Thị Ngoan (SN 1988) đang dạy con gái là bé Tuệ Nhi học bài. Chị Ngoan kể rằng, vì nhà có 2 mẹ con nên những lúc diễn tối, chị thường mang con đi làm cùng cho yên tâm.
Khi chị Ngoan ra sân khấu, con gái ngoan ngoãn ngồi ở hậu trường làm bài tập. Nữ diễn viên cho biết, vì hoàn cảnh nên con gái tự lập khá sớm. C.ô b.é biết cắm cơm, đi đổ rác, dọn dẹp nhà cửa mỗi khi mẹ bận công việc.
Không chỉ Vũ Ngoan mà nhiều nghệ sĩ không có người trông con cũng cho các bé đi làm cùng. Dưới sân khấu, các khán giả nhí chăm chú và cổ vũ nhiệt tình cho bố mẹ tập vở.
Đứng nép bên cánh gà, nghệ sĩ Xuân Khoát (SN 1975) đang xem đồng nghiệp diễn. Từng làm việc tại Nhà hát Chèo Thái Bình rồi Nhà hát Chèo Hà Nam, năm 2016, anh Xuân Khoát chuyển ra Nhà hát Chèo Việt Nam.
Ngoài diễn chèo, anh Xuân Khoát còn đi diễn thêm các tiểu phẩm hài, trợ lý các đoàn phim. "Làm nghệ sĩ chèo rất vất vả, phải yêu nghề mới kiên trì theo đuổi được. Khi chuyển về Nhà hát Chèo Việt Nam, tôi may mắn được các anh chị nghệ sĩ ở đây giúp đỡ rất nhiều nên cũng vững tin với đam mê nghệ thuật", nam diễn viên tâm sự.
Phía dưới, nghệ sĩ Chu Tuấn Nghĩa - Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam - đang hướng dẫn tập vở. Theo ông Nghĩa, diễn viên chèo rất vất vả, họ phải bỏ nhiều thời gian, công sức vào cho vai diễn mà thu nhập không tương xứng, có người không chịu được khó khăn đã xin nghỉ.
"Cát-xê của chèo cũng rất thấp, nếu diễn vai chính, họ được trả 200-300.000 đồng/buổi, vai phụ thì 100-150.000 đồng/buổi.
Nếu tập vở như hôm nay, vai chính được trả khoảng 50.000 đồng, vai phụ chỉ 20.000 - 30.000 đồng/buổi. Thậm chí, cát-xê của diễn viên không đủ tiề.n mua một bát phở nên việc giữ chân được diễn viên là rất khó. Chỉ những ai thực sự đam mê và yêu nghề mới trụ được", ông Nghĩa thẳng thắn nói.
Chuyện làng Đình có 6 màn với nhiều lát cắt hay. Ở vở diễn này, Xuân Chường và Cao Nhung đóng vợ chồng trên sân khấu. Chị Nhung cho biết, dù vất vả nhưng vợ chồng chị chưa từng nghĩ sẽ bỏ nghề.
Nhà hát Chèo Việt Nam có gần 100 diễn viên, cán bộ đang làm việc. Các diễn viên đều là những người có chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản.
23h đêm, các nghệ sĩ kết thúc buổi luyện tập. Cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng họ đều yêu nghề và mong muốn lưu giữ nghệ thuật chèo cho thế hệ sau. Với niềm tin như thế nên mỗi lần lên sân khấu, gạt bỏ những lo toan thường nhật, họ lại diễn hết mình, như "con tằm nhả tơ".
Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đặc trưng của Việt Nam. Thời hoàng kim, khán giả xếp hàng ra tận đầu phố, đợi soát vé vào xem tại rạp.
Tuy nhiên, những năm gần đây, chèo cũng như một số môn nghệ thuật khác như: Cải lương, tuồng... rơi vào khủng hoảng khi thị hiếu khán giả thay đổi. Công chúng có nhiều kênh giải trí đa dạng, có thể xem các chương trình trên các ứng dụng công nghệ hiện đại nên không mặn mà với chèo.
Độc lạ Phương Mỹ Chi: Mặc áo bà ba vào bar hát dân ca Màn trình diễn mới nhất của Phương Mỹ Chi đang gây xôn xao MXH. Mới đây, Phương Mỹ Chi đã có buổi biểu diễn tại một quán bar ở Cần Thơ. Vốn dĩ quá quen thuộc với dòng nhạc dân ca cùng phong cách nhẹ nhàng, trữ tình quê hương, thế nên việc Phương Mỹ Chi xuất hiện trình diễn ở một quán...