Lượng người dùng Android tăng, iOS giảm nhẹ
Lịch sử cuộc chiến Android và iPhone được đúc kết qua biểu đồ của Mary Meeker. Theo số liệu này, iOS đang có đợt suy giảm đầu tiên, trong khi Android vẫn tăng đều.
Biểu đồ thứ nhất của Mary Meeker nói về thị trường smartphone toàn cầu từ khi vừa chớm nở, cho đến khi 2 gã khổng lồ Android và iOS bước vào cạnh tranh. Trong những năm đầu, Apple đã dẫn trước Google về số lượng người dùng. Những năm tiếp theo, Android đã bắt kịp và bỏ xa iOS nhờ có số lượng nhà sản xuất và mẫu mã đa dạng hơn, rẻ hơn.
Tương quan giữa lượng người dùng Android và iOS qua từng năm vẫn không đổi. Chứng tỏ cuộc chiến giữa hai nền tảng vẫn chưa ngã ngũ. Ảnh: Mary Meeker.
Tuy nhiên, sự suy giảm doanh số smartphone trong vài năm gần đây cũng cho ta thấy chưa có lí do gì để cuộc chiến tranh dành thị trường kết thúc. Hơn nữa, tỉ lệ người dùng iPhone và Android đang dần đạt trạng thái bão hoà: cả hai cùng phình to ra theo từng năm và tỷ lệ doanh số bán ra hầu như không thay đổi.
Các nhà nghiên cứu phân tích rằng, chiến lược của Apple cho iPhone vẫn không thay đổi so với lúc ban đầu. Công ty vẫn giữ nguyên giá trung bình của sản phẩm tầm 700 USD và cố gắng lôi kéo thêm người dùng với các tiện ích cải tiến kèm theo hằng năm.
Video đang HOT
Nhưng với điện thoại Android, không một công ty hay cá nhân nào có thể đơn phương kiểm soát được mức giá bán ra. Nó là cuộc chiến “đẫm máu” về khi liên tục giảm giá trung bình trên mỗi thiết bị vào năm 2011. Bình quân chi phí cho một chiếc điện thoại Android chỉ bằng 1/3 so với iPhone.
Trong biểu đồ thứ hai, số liệu cho thấy iOS lần đầu có mức sụt giảm doanh số trong những tháng đầu năm 2016. Trong khi đó, Android vẫn tiếp tục tiến lên phía trước với đà tăng trưởng 7% mỗi năm. Ảnh: Mary Meeker.
Theo thuyết Kinh tế 101: sản phẩm rẻ hơn trong cùng một phân khúc giá sẽ chiếm lĩnh thị thường và làm nó nổi bật hơn so với sản phẩm tốt nhất. Do đó, thị trường mà Android đang chiếm lĩnh sẽ càng mở rộng so với iOS. Thực tế, Android đã đuổi kịp iOS và vượt mặt về doanh số trong những năm qua. Điều đó đã được thể hiện qua sự giảm giá thành sản phẩm nhưng tăng giá trị trong thị trường chung.
Gia Bảo
Theo Zing
Phần Lan thất vọng vì Microsoft sa thải nhân viên Nokia
Chính phủ Phần Lan (quê hương của tập đoàn Nokia) tỏ ra thất vọng với chính sách mới của Microsoft khi sa thải hàng loạt nhân viên cũ của Nokia.
Microsoft dường như đang muốn rút chân ra khỏi thị trường smartphone. ẢNH: AFP
Theo Neowin, cách đây vài ngày Microsoft ra thông báo sẽ chi khoảng 950 triệu USD cho hoạt động tái cơ cấu, sa thải thêm 1.850 nhân viên, trong đó có 1.350 nhân viên cũ của Nokia tại Phần Lan.
Đây cũng là một trong những bước đi tiếp theo của Microsoft, sau khi hãng này bán bộ phận kinh doanh điện thoại cơ bản của Nokia cho công ty con của Foxconn, trong đó có cả nhà máy sản xuất điện thoại Nokia tại Bắc Ninh (Việt Nam).
Việc làm này của Microsoft cho thấy, hãng đang muốn rút chân ra khỏi thị trường smartphone, sau một thời gian dài kinh doanh không hiệu quả.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Lao động Phần Lan Jari Lindstrom cho rằng Microsoft phải chịu trách nhiệm lớn hơn nữa, sau những quyết định sa thải hàng loạt lao động tại Phần Lan, khiến cho nền kinh tế của Phần Lan có thể bị ảnh hưởng.
"Rõ ràng, hai năm trước, khi Microsoft mua bộ phận Thiết bị và dịch vụ của Nokia, công ty đã hứa xây dựng một trung tâm hoạt động lớn mạnh tại Phần Lan, thậm chí còn hứa hẹn xây dựng cả trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, lời hứa này đã không thành sự thật", Jari Lindstrom cho biết.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Phần Lan tỏ ra bất mãn với chính sách của Microsoft. Bởi lẽ cách đây 2 năm, sau khi thâu tóm Nokia, thì Microsoft cũng đã tiến hành sa thải khoảng 18.000 nhân lực trên toàn cầu, trong đó có 12.500 người ở các vị trí thuộc công ty Nokia, gồm đến 1.100 người ở Phần Lan.
Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phần Lan Antti Rinne nói: "Tôi có một chút thất vọng với Microsoft, vì khi mua Nokia, Microsoft đã cam kết khá nhiều thứ liên quan đến Phần Lan, nhưng lời cam kết này đã không thành hiện thực".
Thành Luân
Theo Thanhnien
Những thách thức chờ đợi Apple tại thị trường châu Á Nhiều khó khăn đang đến với Apple dưới thời Tim Cook khi thị trường Trung Quốc ngày càng bão hòa và bị kiểm soát, còn Ấn Độ cũng không phải "miếng bánh ngọt". Doanh số iPhone tại Trung Quốc suy giảm buộc Apple phải có những bước đi nghiêm túc hơn tại thị trường Ấn Độ. Tuy nhiên, sau chuyến thăm Ấn Độ...