Lượng Methanol cao không khác gì thuốc độc
Trao đổi với báo chí sáng 10-12, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Trần Quang Trung – Bộ Y tế cho biết, việc các sản phẩm rượu chứa hàm lượng Methanol gấp hơn 2.000 lần mức cho phép thì chẳng khác gì thuốc độc, gây chết người.
- PV: Tại sao rượu có hàm lượng Methanol cao đến như vậy mà vẫn lưu hành?
- Ông Trần Quang Trung: Bình thường vẫn có một số cơ sở sản xuất, pha chế rượu nhỏ lẻ cố ý cho chất Methanol vào trong rượu nhằm làm tăng nồng độ rượu, thi thoảng cơ quan chức năng vẫn phát hiện. Tuy nhiên, việc sản phẩm rượu có hàm lượng methanol cao đến hơn 2.000 lần mức cho phép, tôi cho rằng khả năng không phải do cơ sở cố ý đưa chất này vào rượu mà có thể là do một lỗi, sai sót nào đó trong một khâu hoặc quy trình sản xuất.
- Trước tình trạng ngộ độc rượu do rượu pha cồn tăng cao như vậy, Cục ATTP có động thái gì để kiểm soát?
- Về vụ rượu nếp 29 của Công ty CP XNK 29 Hà Nội, Cục đã chỉ đạo Chi Cục ATVSTP ở các địa phương liên quan xác minh, xử lý thông tin, công bố và thu hồi các lô rượu gây ngộ độc. Đặc biệt, tổ công tác liên ngành Trung ương về VSATTP vừa ban hành Công văn số 2732/ATTP-NĐ gửi các ngành Công Thương, y tế và cơ quan chức năng tại các địa phương tăng cường phối hợp để ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo ATTP; trong đó, tập trung vào tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu; phát hiện sớm, xử lý kiên quyết các sản phẩm rượu vi phạm ATTP và công khai các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
- Năm nào Cục ATTP cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra mặt hàng rượu vào dịp cuối năm nhưng bệnh nhân ngộ độc rượu vẫn tăng?
- Chúng ta tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn các sản phẩm rượu không đạt tiêu chuẩn ATTP ra thị trường, đồng thời cảnh báo đến người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm rượu kém chất lượng, nếu không số bệnh nhân bị ngộ độc rượu sẽ còn cao hơn.
- Cảm ơn ông!
Theo ANTD
'Rượu nếp 29' vi phạm nhiều lần song không bị đình chỉ
Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội từng 5 lần xử phạt Công ty Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội nhưng không đình chỉ hoạt động mà để "tự khắc phục".
Theo Sở Công thương Hà Nội, thời điểm trước tháng 10, cơ quan chức năng đã 5 lần kiểm tra Công ty Xuất nhập khẩu 29 và lần nào cũng phát hiện sai phạm. Cụ thể, tháng 12/2009, Đội quản lý thị trường số 17 phát hiện công ty này sản xuất rượu không có giấy phép, không thông báo địa điểm kinh doanh theo quy định và xử phạt doanh nghiệp 11 triệu đồng. Công ty này đã hoàn thiện các thủ tục để xin cấp giấy phép sản xuất rượu từ tháng 1/2010.
Hai chai rượu nếp bị công an thu giữ. Ảnh: NLĐ.
Tháng 12/2011, Đội quản lý thị trường số 14 đã kiểm tra và tạm giữ 268 chai rượu vang đỏ của công ty này vì có dấu hiệu kém chất lượng so với bản công bố. Mẫu xét nghiệm sau đó cho thấy độ coliform không đảm bảo như chỉ tiêu đã công bố nên doanh nghiệp bị phạt 4 triệu đồng.
Tới lần kiểm tra gần đây nhất, ngày 16/10, đoàn thanh tra Sở Công thương đã kiểm tra tại trụ sở chính và địa chỉ sản xuất nước giải khát tại số 214 Thạch Bàn, Long Biên. Phát hiện nơi đây vi phạm về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm nên Sở phạt 3 triệu đồng. Do doanh nghiệp cho rằng đang nghỉ, không sản xuất rượu nên đoàn kiểm tra không đến xem xét địa điểm tại số 40 Vũ Xuân Thiều, Long Biên, vốn là nơi sản xuất rượu.
Sau khi có thông tin rượu nếp 29 Hà Nội gây chết người ở Quảng Ninh, ngày 5/12, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội đã kiểm tra tại cơ sở sản xuất, lấy 8 mẫu gồm 7 mẫu sản phẩm và một mẫu cồn nguyên để kiểm nghiệm. Kết quả là có 6 mẫu rượu chứa hàm lượng methanol vượt giới hạn cho phép nhiều lần, thậm chí gấp 2.900 lần so với quy định.
Đề cập việc đoàn kiểm tra có thể đã "bỏ qua" 10.000 lít rượu gây ngộ độc vào đợt kiểm tra mới đây tại cơ sở sản xuất ở phố Vũ Xuân Thiều, bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó giám đốc Sở Công thương cho biết, đợt kiểm tra ngày 16/10, lực lượng quản lý thị trường đã đến song cơ sở đóng cửa. Và thực tế là cơ quan công an cho biết lô rượu gây ngộ độc được doanh nghiệp sản xuất vào ngày 29/10.
"Vụ việc của Công ty 29 xảy ra có một phần trách nhiệm của chúng tôi khi chưa kiểm tra hết được", bà Mai thừa nhận.
Cũng theo bà Mai, cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm. Sau khi cấp phép cho cơ sở, lực lượng chức năng đã tái kiểm tra, 6 tháng đi kiểm tra kiểm định chất lượng một lần. Tuy nhiên, mức độ vi phạm của doanh nghiệp trong những lần kiểm tra ở mức độ nhất định, chưa thể đình chỉ sản xuất.
Theo thống kê của Sở Công thương, từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã kiểm tra 76 trường hợp sản xuất và kinh doanh rượu trên địa bàn thành phố, xử phạt 854 triệu đồng và tịch thu xử lý 12.000 chai rượu.
Trao đổi với cử tri Hà Nội chiều 10/12, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, vụ việc rượu nếp 29 gây ngộ độc chết người cho thấy công tác quản lý chưa chặt chẽ của Sở Công thương, Sở Y tế. Bởi doanh nghiệp mang những chai rượu làm mẫu đưa xét nghiệm thì nồng độ cồn, methanole thường đạt chỉ tiêu, song những chai không mang xét nghiệm thì không được như thế. Rõ ràng, việc quản lý chưa chặt chẽ nên doanh nghiệp vẫn có thể lừa dối cơ quan chức năng.
Liên quan tới vụ ngộ độc rượu nếp làm 6 người chết, ngày 10/12, Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra lệnh bắt khẩn cấp giám đốc công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội Nguyễn Duy Vường (46 tuổi, ngụ quận Long Biên, TP Hà Nội).
Cùng bị bắt với ông Vường còn có 2 nhân viên phụ trách kỹ thuật sản xuất, pha chế loại rượu này là Nguyễn Duy Vương và Đặng Văn Cảnh.
Theo VNE
Để "lọt lưới" 10.000 lít "rượu chết người" 10.000 lít rượu trong lô sản xuất ngày 12/10 làm chết 6 người đã được "phát tán" trên thị trường. Chiều 10/12, tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, nhiều câu hỏi của PV xoay quanh trách nhiệm của Sở Công Thương Hà Nội trong vụ việc "6 người chết vì rượu độc". Trước...