Lương lao động của Việt Nam chỉ 7 triệu, chất lượng nhân lực xếp thứ 116, trong khi Singapore thứ 19
Tỉ lệ lao động có chứng chỉ đào tạo cũng thấp hơn nhiều so với các quốc gia có thu nhập trung bình, trong khi thị trường đòi hỏi người lao động ngày càng phải có kỹ năng cao hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cùng với xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển thị trường lao động, xác định lao động – việc làm là một trong những nội dung rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội – Ảnh: VGP
Tại hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng 20-8, nhiều ý kiến hiến kế phát triển thị trường lao động đã được đưa ra.
Ông Phạm Tấn Công, chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết công nhân, lao động phổ thông là đối tượng doanh nghiệp dễ tuyển dụng nhất (62%), trong khi nguồn lao động chất lượng cao như kế toán, cán bộ kỹ thuật, giám đốc điều hành rất khó tuyển.
Việc này ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nguy cơ mất dòng đầu tư FDI dịch chuyển sau dịch COVID-19.
Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công đề nghị Chính phủ có những quy định hướng dẫn đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp – Ảnh: VGP
Kỹ năng và năng lực còn thấp
Nhấn mạnh dân số vàng nhưng chất lượng lao động chưa phải là vàng, đại diện VCCI kiến nghị cần có kéo dài chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 như chính sách đào tạo lại; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khi đào tạo nội bộ, đào tạo lại cho người lao động.
Dẫn chứng từ đại diện Tập đoàn ManpowerGroup Việt Nam, trong bối cảnh COVID-19, mức độ phù hợp làm việc từ xa của lao động Việt Nam chỉ chiếm hơn 86%, điều này dẫn đến việc khả năng đáp ứng của lao động trong điều kiện làm việc mới khá thấp.
Đại diện Tập đoàn ManpowerGroup Việt Nam: Lao động Việt Nam gặp khá nhiều hạn chế khi các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào sản xuất, khả năng thích nghi và đáp ứng của lao động còn thấp – Ảnh: VGP
Tỉ lệ lao động có kỹ năng tay nghề chỉ chiếm 11%, con số này cho thấy kỹ năng chuyên môn của người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu. Tỉ lệ sử dụng tiếng Anh chỉ chiếm 5%, nên sức cạnh tranh của lực lượng lao động Việt Nam còn hạn chế.
Video đang HOT
Mức lương trung bình tháng của lao động Việt Nam khoảng 300 USD (khoảng 7 triệu đồng), thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực (1.992 USD) và thế giới (2.114 USD).
Từ những số liệu trên có thể thấy, lao động Việt Nam gặp khá nhiều hạn chế khi các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào sản xuất, khả năng thích nghi và đáp ứng của lao động còn thấp.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB): Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 116/141 nước về kỹ năng của học sinh tốt nghiệp trong Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu
Tỉ lệ lao động sử dụng tiếng Anh chỉ 5%
Đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) đề cập tới việc Việt Nam đứng thứ 116/141 nước về nhân lực sau đào tạo trong khi vị trí của Singapore là 19.
Tỉ lệ lao động có chứng chỉ đào tạo cũng thấp hơn nhiều so với các quốc gia có thu nhập trung bình trong khi thị trường đòi hỏi người lao động ngày càng phải có kỹ năng cao hơn. Đại diện World Bank kiến nghị mối liên kết giữa nhà trường – doanh nghiệp trong đào tạo nghề…
Tổng giám đốc Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường (bìa phải): Doanh nghiệp phải chuyển đổi đáp ứng xu thế mới của nhân lực trong thời gian tới – Ảnh: VGP
Còn theo Tổng giám đốc Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường, nguồn cung lao động chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Dẫn lại một báo cáo cần 40.000 nhân viên, người lao động có trình độ thì các nhà trường mới đáp ứng được 15.000 người.
Cùng với đó, chi phí lao động tăng nhanh, tính thích ứng chưa cao, khoảng 90% doanh nghiệp đối mặt với ứng viên chưa phù hợp. Ứng viên yêu cầu hình thức làm việc linh hoạt, địa điểm, chuyển dịch việc làm ở công ty cố định sang làm việc tự do…
Đại diện tập đoàn này nêu kiến nghị có chính sách ưu đãi thuế cụ thể, giải pháp hạn chế mất cân đối cung cầu giữa các địa bàn. Lấy ví dụ đầu tư các tổ hợp, công trình ở vùng sâu vùng xa, ngoài cạnh tranh nguồn lao động thì còn khó khăn ở cơ sở hạ tầng.
Có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư xây nhà ở xã hội cho người lao động, mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội, khuyến khích đầu tư công nghệ cho chuyển đổi số…
Hiệu quả từ mô hình doanh nghiệp liên kết với trường đào tạo
Tổng giám đốc Trường Hải THACO Phạm Văn Tài cho hay, trong giai đoạn 2022-2025, THACO có nhu cầu nhân sự tăng 15%/năm, tức là khoảng 9.000 – 10.000 việc làm/năm.
Do đó, để đảm bảo THACO chú trọng tuyển dụng tại địa phương, chủ động đào tạo, huấn luyện, thường xuyên phát triển nhân sự, kiện toàn và nâng cấp quản trị nhân sự đáp ứng chiến lược sản xuất, kinh doanh từng giai đoạn.
Tổng giám đốc Trường Hải THACO Phạm Văn Tài đề xuất các giải phát phát triển thị trường lao động – Ảnh: VGP
Cụ thể, từ năm 2010, THACO đã thành lập trường cao đẳng nghề để chủ động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đào tạo từ trung cấp đến cao đẳng các ngành nghề: công nghệ ôtô, điện cơ khí, điện công nghiệp, bảo trì thiết bị cơ điện, công nghệ thực phẩm… với quy mô đào tạo 2.000 sinh viên/năm.
Phối hợp sở giáo dục – đào tạo trên địa bàn để định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp, liên kết trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục – đào tạo; tuyển dụng chuyên gia từ các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc để đào tạo công nghệ, kỹ thuật và công nghiệp điện tử. Gắn với hoàn thiện chính sách, chế độ, xây dựng và phát triển môi trường làm việc văn hóa…
Vì sao Hàn Quốc vẫn dừng nhận lao động ở Thanh Hóa?
Năm 2022, còn 2 địa phương tại Thanh Hóa bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc ở Hàn Quốc.
Trước đó, có tới 4 thành phố, huyện gặp tình trạng tương tự do số lượng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao.
Một người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc - Ảnh: ĐOÀN TRUNG
Đó là thông tin được nêu ra tại Hội thảo khoa học lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - thực trạng và giải pháp diễn ra ngày 16-8.
120 - 150 triệu USD kiều hối 'đổ về' mỗi năm
Theo ông Lê Đình Tùng, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 - 2021, Thanh Hóa có trên 42.000 lượt lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hiện tại, Thanh Hóa đang có hơn 32.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, chủ yếu ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Trung Đông.
Hằng năm, khoảng 120 - 150 triệu USD (tương đương 2.760 - 3.450 tỉ đồng) được người lao động tỉnh Thanh Hóa ở nước ngoài gửi về gia đình.
"Hộ nghèo có người đi làm việc ở nước ngoài cơ bản đã thoát nghèo và có hướng phát triển vươn lên làm giàu", ông Tùng cho biết.
Tuy nhiên, vị phó giám đốc sở này bày tỏ Thanh Hóa phải đối mặt với tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi hết hợp đồng thì bỏ ra ngoài sống bất hợp pháp, làm ảnh hưởng đến hình ảnh lao động Việt Nam.
Thống kê của Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), đến hết ngày 30-6-2022, vẫn còn 890 trong tổng số hơn 6.000 lao động làm việc tại Hàn Quốc đang cư trú trái phép.
Do tỉ lệ lao động hết hợp đồng, ở lại trái phép tại Hàn Quốc còn cao, nên năm 2022, Thanh Hóa vẫn còn 2 huyện (Hoàng Hóa và Đông Sơn) nằm trong danh sách tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (trước đó, TP Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn, huyện Thiệu Hóa và huyện Nga Sơn từng bị Hàn Quốc tạm dừng tiếp nhận người lao động).
Theo ông Lê Đình Tùng, do chênh lệch thu nhập của việc làm ở nước ngoài và việc làm trong nước là rất lớn (từ 7 đến 10 lần, thậm chí cao hơn) nên nhiều người lao động vì lợi ích trước mắt đã tìm mọi cách để ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng lao động.
"Một số người lao động thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật, không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài, vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc nhằm có thu nhập cao", ông Lê Đình Tùng chỉ rõ.
Ông Tùng cũng nêu một số nguyên nhân khác như việc tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi về nước còn khó khăn, nhiều gia đình chưa quyết liệt trong khuyên nhủ người thân tuân thủ pháp luật; một số chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền lao động về nước... khiến tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc của một số địa phương còn cao.
Ông Lê Đình Tùng, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: HÀ QUÂN
Giải bài toán lao động bỏ trốn như thế nào?
Để hạn chế tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc không về nước sau khi hết hợp đồng, tỉnh Thanh Hóa triển khai các phiên giao dịch việc làm cho lao động về nước đúng hạn, giới thiệu vào làm việc tại doanh nghiệp có trình độ tay nghề phù hợp.
Tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát các đơn vị, doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời có chế tài, xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm, không bảo vệ quyền lợi của lao động khi đi nước ngoài.
Theo ông Lê Đình Tùng, Thanh Hóa sẽ kiến nghị, đề xuất trung ương, các cấp ngành xây dựng cơ chế bảo lãnh người đi làm việc ở nước ngoài, ký quỹ với người lao động và khuyến khích họ về nước đúng hạn khi hết hạn hợp đồng. Trường hợp ở lại quá hạn sẽ bị xử phạt nghiêm.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng của các nước tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường kiểm tra, giám sát, truy quét, trục xuất lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp, đồng thời xử phạt nặng các doanh nghiệp sử dụng lao động bất hợp pháp.
Nguy cơ 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu Với tốc độ già hóa dân số hiện nay, nếu không nỗ lực mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội thì đến 2030, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ có 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu. Đây là khuyến nghị của chuyên gia đến từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại hội thảo "Nhận diện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng

Rước xá lợi Đức Phật Thích Ca từ Ấn Độ về TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Ukraine dự kiến tiếp tục gia hạn thiết quân luật
Thế giới
12:32:31 12/04/2025
Đám cưới đang viral khắp MXH: Chú rể đã đẹp trai còn cao 1m88, cô dâu xinh yêu ngất ngây
Hậu trường phim
12:18:24 12/04/2025
NSND Công Lý 10 lần sang Nhật chữa bệnh, vợ phải lo từng đồng
Sao việt
11:47:20 12/04/2025
Hành trình lạ kỳ của Mai Thanh Rin
Netizen
11:46:33 12/04/2025
Kim Soo Hyun nhận tin "sét đánh ngang tai"
Sao châu á
11:40:24 12/04/2025
Phim Trung Quốc mới chiếu 2 tiếng đã thống trị MXH, nam chính đứng im cũng khiến khán giả cười ngất
Phim châu á
11:32:30 12/04/2025
Đúng ngày RẰM tháng 3, top 3 con giáp chuyển mình đổi vận, phất lên nhanh chóng
Trắc nghiệm
11:24:15 12/04/2025
"Cam thường" tóm gọn Chu Thanh Huyền - vợ Quang Hải diện áo dài dạo phố, thái độ sau loạt drama gây chú ý
Sao thể thao
11:19:11 12/04/2025
Chân giò không luộc nữa, đem hấp mắm nhĩ giữ độ ngọt tự nhiên, thơm nức mũi
Ẩm thực
11:16:13 12/04/2025
Thiên đường chăm sóc sức khỏe tuyệt đỉnh ở Bali - Đến để không nuối tiếc
Du lịch
11:07:28 12/04/2025