Lương không đủ sống, nhà giáo giảm động lực cống hiến
Nhiều ý kiến cho rằng lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương, nhưng thực tế lương của họ vẫn chưa đảm bảo đủ sống, nên nhà giáo giảm động lực cống hiến.
Công việc vất vả nhưng lương và các chế độ chính sách của giáo viên, đặc biệt bậc mầm non, khá thấp
Hơn 25 năm, chưa được 5 triệu đồng/tháng
Tại hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, nhiều đại biểu đã thẳng thắn nêu ra những thiệt thòi về chế độ, chính sách đối với giáo viên (GV) hiện nay.
Ông Trần Trung Ninh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng vai trò quyết định chất lượng giáo dục của đội ngũ GV là hiển nhiên nhưng tiền lương thấp, không đủ đảm bảo đời sống đã hạ thấp vị thế nghề dạy học và vị thế của nhà giáo. Ông Ninh dẫn lại đề tài khoa học cấp nhà nước do nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm. Theo đó, mức thu nhập bình quân từ lương và các phụ cấp theo lương của GV thâm niên 13 năm là 3 – 3,5 triệu đồng/tháng; thâm niên hơn 25 năm lương chỉ 4,1 – 4,7 triệu đồng/tháng. Hiện có khoảng 50% GV các cấp có thâm niên dạy học từ 13 năm trở lên. Do đó, thu nhập từ lương và phụ cấp theo lương cho GV phổ thông không đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống của họ và gia đình, nhất là ở vùng đô thị. Đây là lý do khiến khoảng 40% GV không muốn làm nghề sư phạm nếu được chọn lại ngành nghề.
Thạc sĩ cũng chỉ nhận lương trung cấp
Bà Hoàng Thị Tuyết, Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết nhiều học trò của bà ra trường theo nghề, tâm sự rằng đang gặp tình trạng làm nhiều nhưng hưởng ít bởi lẽ lương GV trả theo thâm niên.
Đặc biệt, năm 2016, khi có chủ trương GV dạy tiểu học, dù tốt nghiệp cử nhân hay thạc sĩ thì cũng chỉ căn cứ theo yêu cầu về chuẩn đào tạo với GV tiểu học là hệ trung cấp nên GV trẻ chỉ bắt đầu hưởng lương trung cấp (hệ số 1,86). Nhiều GV tiểu học đã phải nuốt nước mắt làm nghề, không có động lực. Bà Tuyết cho rằng, lương thấp là yếu tố làm giảm động lực của GV, đặc biệt là những người dạy giỏi, chủ trương GV tiểu học tốt nghiệp cử nhân hay thạc sĩ phải nhận mức lương trung cấp là bất hợp lý.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Phạm Thị Thanh Hải, Trường ĐH Giáo dục Hà Nội, trong số 320 GV tiểu học mới vào nghề (từ 1 – 3 năm) ở VN thì các yếu tố gây cản trở nhiều nhất đến sự phát triển chuyên môn mà GV nhận định là lương không đủ (35,3% ý kiến cho rằng khá cản trở và 17,5% cho rằng cản trở nghiêm trọng).
Tiền lương phải đảm bảo đủ sống
Video đang HOT
GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng chế độ cho GV dù thay đổi thế nào thì trước hết thu nhập của GV phải đủ sống ở mức trung bình trong tương quan xã hội. GS Báo cũng dẫn ví dụ về lương GV ở một số nước thành công nhất trong giáo dục để thấy dù lương GV không cao hơn một số ngành nhưng họ đủ sống trên mức trung bình, cộng với môi trường làm việc thực sự dân chủ, khuyến khích tự do sáng tạo nghề nghiệp là bí quyết để có đội ngũ GV chất lượng cao.
Bà Trần Thị Kim Liên, Hội Khoa học tâm lý – giáo dục Hà Nội, nói do giáo dục công lập vẫn được hưởng lương bao cấp, việc khen – chê không ảnh hưởng đến vấn đề lương bổng, kinh tế, sự động viên thi đua giữa người phấn đấu hoàn thành tốt công việc với người không hoàn thành đã không khích lệ được người phấn đấu hay hạn chế được người chưa hoàn thành công việc. Do vậy, theo bà Liên, chính sách tiền lương phải đảm bảo đời sống cho GV để họ chuyên tâm cho công việc. Nếu xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu thì lương của GV phải được tính như lương của các ngành hiện được cho là quan trọng hàng đầu.
Lên chức là giảm thu nhậpĐó là tâm tư từ chuyên viên đến lãnh đạo trường học, phòng giáo dục… trước những quy định áp dụng trong Nghị định 54 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo của Chính phủ. Theo đó, chế độ phụ cấp thâm niên chỉ áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập. Các trường hợp không trực tiếp giảng dạy thì không được hưởng phụ cấp thâm niên.Bà N.T.H, chuyên viên phụ trách công tác tổ chức – cán bộ của Q.Bình Tân (TP.HCM), cho biết: “Phụ cấp công vụ chỉ được hưởng khi đang công tác, còn phụ cấp thâm niên được tính vào lương hưu. May mà GV về hưu còn có khoản thu nhập này chứ không thì còn thấp đến mức không tưởng nữa. Cũng từ bất cập này mà việc điều động GV từ các trường có chuyên môn lên phòng giáo dục làm công tác chuyên viên rất khó, không ai muốn thay đổi”.Còn ông N.V.T, lãnh đạo một phòng giáo dục ở TP.HCM, chia sẻ: “Khi được phân công từ dưới trường lên phòng giáo dục, tôi mất luôn 31 năm thâm niên với tỷ lệ 31% phụ cấp sau quá trình 31 năm công tác và không được nhận 35% phụ cấp đứng lớp, chỉ có 25% phụ cấp công vụ. Như vậy ở chức vụ cao hơn, tôi mất 41% thu nhập, tính ra mỗi tháng thu nhập giảm đi gần 3 triệu đồng”. Bích Thanh
Theo Tuệ Nguyễn (Thanh Niên)
Tâm sự của cô giáo mầm non phải bán hàng online kiếm sống
Chờ đợi vào biên chế, một lúc trông 15 cháu, vừa dạy học vừa vệ sinh cá nhân, bị phụ huynh ác cảm là những cú sốc của một cô giáo trẻ khi dạy học mầm non.
Vì sao lương hưu giáo viên mầm non chỉ có 1,3 triệu đồng/tháng? Theo Bảo hiểm Xã hội Hà Tĩnh, so với mặt bằng viên chức hiện nay, giáo viên mầm non có mức đóng và hưởng bảo hiểm xã hội thấp nhất.
Gần đây, dư luận quan tâm về chuyện cô giáo mầm non Trương Thị Lan nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng. Qua hình ảnh người giáo viên cả cuộc đời nghèo khó, những cô giáo trẻ không khỏi băn khoăn, lo lắng với nghề nghiệp tương lai của mình.
Cô giáo mầm non Nguyễn Mai Liên (Thái Bình) đã chia sẻ với Zing.vn những tâm sự về nghề giáo viên mầm non và cả lo lắng cho tương lai sắp tới.
Kinh doanh online, đưa hàng kiếm thêm thu nhập
Tốt nghiệp trường cao đẳng đào tạo sư phạm ở địa phương, tôi xin việc làm với cú sốc đầu tiên là thất nghiệp. Sau nửa năm chờ đợi mệt mỏi, cuối cùng, tôi cũng được nhận dạy hợp đồng ở một trường mầm non cách nhà 10 km, với mức lương hơn một triệu đồng/tháng. Sau 5 năm, tôi vào được biên chế và hiện tại nhận lương gần 3 triệu đồng/tháng.
Số lương ít ỏi đó khiến một người trẻ như tôi phải sống trong chật vật và nhiều toan tính. Do đi dạy xa nhà nên với các khoản chi tiêu sinh hoạt hàng ngày như điện thoại, xăng xe, tôi đều rất tiết kiệm.
Giáo viên mầm non. Ảnh minh họa.
Cú sốc thứ hai tôi phải trải qua đó là áp lực công việc, thời gian. Mỗt ngày, tôi thức dậy lúc 5h30 sáng. Hơn 6h, tôi bắt đầu ra khỏi nhà. Giáo viên mầm non, dù trường công lập hay tư thục, quốc tế, đều có mặt ở trường từ 7h kém 15 để đón trẻ và cho các con ăn sáng. Sau đó, chúng tôi cho học sinh tập thể dục, hoạt động học tập tới 10h30 rồi ăn trưa, dọn dẹp và cho học sinh đi ngủ.
Phụ huynh cứ tưởng tượng họ trông một đứa trẻ đã thấy nhiều việc phải làm, đằng này ở trường của tôi, 2 giáo viên mầm non phải trông 30 đến 40 em, thử hỏi vất vả ra sao?
Chúng tôi vừa cho các cháu ăn, vừa dạy hát múa, dạy chữ, kể chuyện, ru các cháu ngủ, làm vệ sinh cá nhân.
Sự vất vả của giáo viên mầm non ở chỗ mỗi học sinh một tính cách. Có em ưa nói ngọt ngào, có em phải nghiêm khắc. Chỉ riêng việc cho học sinh ăn tưởng đơn giản nhưng không phải cháu nào cũng ngoan. Nếu trẻ lười ăn và hay nôn chớ, đó thực sự là một cuộc chiến.
Có cháu đang ăn rồi lại đòi đi vệ sinh hay quấy khóc. Lúc học sinh ngủ trưa, các cô giáo phải thức trông học trò, hoặc tranh thủ dọn dẹp. Cuối tuần, chúng tôi làm đồ chơi để dạy học.
Buổi chiều cũng vậy, giáo viên cho học sinh ăn nhẹ rồi trả trẻ về với gia đình. Nhiều hôm, ngày làm việc kết thúc lúc 19h30 phút.
Lương hưu - dấu trầm lặng buồn
Buổi tối, tôi tranh thủ thời gian bán hàng online (sản phẩm ẩm thực của vùng) để kiếm thêm thu nhập. Cũng trong buổi tối, tôi tranh thủ đưa hàng, đỡ mất tiền thuê người.
Một ngày của tôi thường kết thúc vào lúc 23h. Nhiều đêm, tôi trằn trọc suy nghĩ tại sao mình lại chọn công việc này, khi số tiền lương nhận được quá eo hẹp?
Cú sốc thứ ba của tôi với nghề là sự đối xử của phụ huynh. Có những phụ huynh biết thông cảm, đó là điều hạnh phúc. Nhưng cũng có những người luôn ác cảm với cô giáo trực tiếp chăm lo cho con họ. Điều này đè nặng áp lực lên chúng tôi.
Ví dụ, khi trẻ mầm non bị các bạn cấu hay cắn - điều khó tránh khỏi vì lớp học đông - chúng tôi bị phụ huynh mắng thậm tệ, gọi điện cho hiệu trưởng phản ánh. Có những giáo viên chưa tìm hiểu nguyên nhân đã cho rằng cô giáo bạo hành, đánh đập con họ, rồi la lớn, đòi kiện. Điều này gây nên những tổn thương về tinh thần rất lớn của giáo viên mầm non.
Cú sốc thứ tư là suy nghĩ áp đặt của mọi người. Thậm chí, nhiều người cho rằng giáo viên mầm non là nghề "bưng bô" mà không hiểu để uốn nắn từng học sinh đi vào khuôn khổ, nề nếp, lời ăn tiếng nói, chúng tôi đều thực hiện bằng những kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được.
Qua những năm làm giáo viên mầm non, tôi khẳng định ai cũng sẽ có lần phạt trẻ, nếu nói không bao giờ phạt là nói dối. Nhưng phạt trẻ khác với bạo hành, không thể đánh đồng hai việc đó với nhau.
Những vụ bạo hành trên báo chí nêu thường xảy ra ở các cơ sở không có giấy phép hoạt động, không được đào tạo chuyên môn. Họ chỉ là "con sâu bỏ rầu nồi canh".
Là giáo viên mầm non, điều đơn giản tôi mong muốn không phải là những món quà, đồng tiền bồi dưỡng đắt đỏ mà là sự tôn trọng nghề nghiệp đến từ phụ huynh và sự đồng cảm từ xã hội.
Nhiều giáo viên trẻ, đồng nghiệp của tôi, bỏ nghề không phải vì đồng lương thấp mà là áp lực từ phía phụ huynh. Không ít gia đình chỉ nghe cô giáo phạt là quy kết hết trách nhiệm cho giáo viên. Có cả những áp lực mà không biết phải dùng những từ ngữ nào diễn tả, chỉ có trong nghề mới hiểu được.
Đôi khi điều mong muốn của tôi chỉ là tìm cho chính mình người chồng hiểu và thông cảm, động viên cho nghề mầm non của vợ mà cũng thấy xa xôi.
Cú sốc thứ năm của tôi là cuộc sống đầy đủ, thậm chí dư dả là điều quá xa vời với nghề cô giáo mầm non.
Khi nhìn cô giáo Trương Thị Lan nhận 1,3 triệu đồng sau 37 năm cống hiến, nước mắt tôi cũng trực trào. Bản thân tôi may mắn hơn cô giáo Lan rất nhiều, vì đã được vào biên chế khi còn trẻ.
Nhưng với mặt bằng chung của xã hội hiện đại, so với nhiều ngành nghề khác, nghề giáo viên mầm non không khác nào một dấu trầm lặng buồn.
Theo Nguyễn Mai Liên Giáo viên mầm non ở Thái Bình (Zing)
Một ngày của cô giáo mầm non sau khi nhận lương hưu 1,3 triệu đồng Sau 37 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, ngày về hưu nhận bảng lương 1,3 triệu đồng/tháng, cô giáo Trương Thị Lan ở trường Mầm non Lê Duẩn đã rơi nước mắt. Để có thêm chi phí trang trải sinh hoạt hàng ngày, cô Lan phải xin vào làm phụ bếp tại trường mầm non, làm thêm 7 sào ruộng, trồng...