Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 8 năm
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Nhật Bản trong năm tài chính 2021 đã tăng lên lần đầu tiên sau 8 năm.
Điều này phản ánh sự gia tăng về mức tiêu thụ năng lượng do các hoạt động kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.
Quang cảnh một đại lộ ở Tokyo, Nhật Bản ngày 25/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Kyodo dẫn thông báo của chính phủ Nhật Bản cho biết lượng khí thải quốc gia của nước này trong năm tính đến tháng 3/2022 là 1,17 tỷ tấn, tăng 2% so với năm tài chính 2020. Khi trừ đi các loại khí thải được rừng hấp thụ, con số này ở mức 1,12 tỷ tấn.
Video đang HOT
Bất chấp lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tăng trong thời gian gần đây do các hoạt động kinh tế phục hồi hậu COVID-19, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Akihiro Nishimura vẫn cho rằng lượng khí thải này thấp hơn 3,4% so với tài khóa 2019. Mặc dù con số của tài khóa 2021 thể hiện mức giảm 20,3% so với mức được ghi nhận trong tài khóa 2013 mà Nhật Bản sử dụng làm năm cơ sở, nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu mà nước này đặt ra giảm 46% lượng khí thải vào tài khóa 2030.
Trong tài khóa 2021, ngành công nghiệp Nhật Bản đã làm tăng 5,4% lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng so với năm trước, trong khi lượng khí thải này trong lĩnh vực giao thông vận tải tăng 0,8%. Trong khi đó, ở lĩnh vực thương mại, bao gồm các cửa hàng và văn phòng, lượng khí thải tăng thêm 3,3%. Đối với các hộ gia đình, lượng khí này giảm 6,3% do mọi người đi chơi nhiều hơn sau khi các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 được nới lỏng.
Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, không chỉ tại nước này, các quốc gia khác thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) như Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ, cũng ghi nhận lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính gia tăng trong năm 2021. Mỹ thải ra 5,59 tỷ tấn khí gây hiệu ứng nhà kính, trong khi Đức thải ra 760 triệu tấn, Canada 650 triệu tấn, Anh 430 triệu tấn, Pháp 400 triệu tấn và Italy 390 triệu tấn. Sự gia tăng này diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn về việc phải duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vốn là mục tiêu được đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày tại thành phố Sapporo, Nhật Bản vào tháng 4 vừa qua, các bộ trưởng khí hậu, môi trường và năng lượng của Nhóm G7 đã tuyên bố sẽ mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo và đẩy nhanh nỗ lực hướng tới loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch để đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050.
Nhật Bản bắt 1 thanh niên Việt Nam vì mua bán trái phép thẻ đi lại
Một nam thanh niên Việt Nam 25 tuổi đã bị cảnh sát tỉnh Kanagawa, Nhật Bản bắt giữ vì có hành vi mua bán trái phép thẻ đi lại của sinh viên.
Trụ sở cảnh sát tỉnh Kanagawa - Ảnh: MAINICHI
Hôm 16-6, cảnh sát tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, cáo buộc Trần Quốc Tuấn, một người Việt Nam sinh sống tại Kawasaki, đã có hành vi mua bán thẻ đi lại của sinh viên với một phụ nữ 20 tuổi quốc tịch Việt Nam.
Ba thẻ đi lại dành cho sinh viên đã được Tuấn bán với giá 30.740 yen (khoảng 5.300.000 VND) vào lúc 4h30 chiều theo giờ Nhật Bản hôm 8-4 tại nhà ga JR Higashi-Kanagawa ở Yokohama, theo thông tin trên nhật báo Mainichi của Nhật.
Tuấn đã thừa nhận hành vi phạm tội tại cơ quan cảnh sát Kanagawa. Đồng thời, thanh niên 25 tuổi này thú nhận cho tới nay đã thực hiện ít nhất 100 lần hành vi mua bán trái phép thẻ đi lại như vậy.
Trước khi bị bắt, Tuấn từng vi phạm Đạo luật kiểm soát nhập cư và công nhận người tị nạn của Nhật Bản hôm 14-4, cũng như từng bị bắt vào ngày 10-5 vì mua bán trái phép thẻ đi lại của sinh viên.
Hiện cảnh sát tỉnh Kanagawa đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án vì nghi ngờ sự việc có liên quan đến một đường dây mua bán trái phép thẻ đi lại.
Tại Nhật Bản, chi phí đi lại rất đắt đỏ, vì vậy người dân thường mua thẻ đi lại theo tháng để tiết kiệm hơn.
Theo trang Japan Web Magazine, giá vé khứ hồi thông thường của một thẻ đi lại trong vòng 1 tháng là khoảng 12.400 yen (khoảng 2 triệu VND), tuy nhiên giá thẻ đi lại của học sinh/sinh viên thấp hơn nhiều.
Tòa án khẳng định Chính phủ Nhật Bản không phải chịu trách nhiệm trong sự cố hạt nhân Fukushima Theo truyền thông Nhật Bản, ngày 17/6, Tòa án Tối cao Nhật Bản đã ra phán quyết khẳng định chính phủ nước này không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố hạt nhân Fukushima. Đây là lần đầu tiên tòa án đưa ra phán quyết như vậy trong một loạt vụ kiện...