Lượng khí đốt Nga bán cho Trung Quốc tăng vọt
Nguồn cung khí đốt của Nga cho Trung Quốc đã tăng gần 60% trong 4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhà máy xử lý khí đốt của Gazprom ở Vùng Amur (Nga) giáp Trung Quốc. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT ngày 2/5, thông tin trên do tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga công bố ngày 1/5.
Công ty này cho biết quá trình giao khí đốt diễn ra qua đường ống Power of Siberia theo một phần của hợp đồng giữa Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).
Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự chống lại Ukraine vào cuối tháng 2, Trung Quốc đã từ chối lên án Nga và cũng không tham gia vào các biện pháp trừng phạt quốc tế, bất chấp những lời cảnh báo từ Mỹ.
Trong bối cảnh Nga bị trừng phạt, các nhà nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc đã thận trọng tìm cơ hội mua khí đốt từ Nga, nguồn năng lượng giá rẻ hiện bị nhiều nước phương Tây xa lánh.
Nhiều tập đoàn nhà nước như Sinopec và PetroChina đã mở các cuộc thương thảo với các nhà cung ứng để đặt mua các chuyến hàng LNG giao ngay từ Nga với mức chiết khấu cao. Một số nhà nhập khẩu tại đại lục đang tính đến khả năng sử dụng tư cách pháp nhân Nga để thay mặt tham gia các đợt mở thầu chào bán LNG từ Nga, nhằm tránh bị chính phủ nước ngoài phát hiện.
Đa phần các nhà nhập khẩu LNG trên thế giới sẽ không mua nguồn khí này của Nga vì nhiều lý do. Các công ty Trung Quốc đang nổi lên là khác hàng thuộc nhóm số ít sẵn sàng mạo hiểm mua LNG từ Nga.
Đây cũng là xu thế xuất hiện trên thị trường dầu mỏ, nơi mà nhiều tổ hợp lọc dầu tại Trung Quốc cũng đang lặng lẽ thu gom dầu thô giá rẻ của Nga, trong bối cảnh nguồn dầu này bị nhiều khách hàng quốc tế xa lánh. Giới giao dịch cho biết một số chuyến tàu chở LNG đã được các nhà nhập khẩu Trung Quốc đặt mua.
Trên thực tế, nhu cầu nhập khẩu LNG của Trung Quốc tại thời điểm này không đến mức cấp bách, khi thời tiết bắt đầu ấm lên, trong khi các lệnh phong tỏa được ban bố để ngăn chặn lây lan COVID-19 làm dấy lên lo ngại về đà suy yếu trong nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, LNG của Nga với mức giá chiết khấu sâu vẫn là nguồn bổ sung hợp lý cho các kho chứa tại Trung Quốc, trước khi giá mặt hàng này sẽ tăng trong mùa hè tới đây.
Video đang HOT
Nguồn tin ẩn danh trong giới giao dịch cho biết khác hàng nhập khẩu LNG tại Trung Quốc đang tìm kiếm các hợp đồng mua bán thông qua đàm phán song phương với phía Nga nhằm tránh những ồn ào, dư luận không đáng có trên thị trường giao ngay. Các công ty Trung Quốc cũng chọn cách hành động cẩn trọng, tránh các đơn hàng khối lượng lớn.
Các công ty Trung Quốc cũng né tránh việc tham gia mua bán thông qua các văn phòng vệ tinh trên các sở giao dịch hàng hóa từ London cho tới Singapore, để không vướng phải những rắc rối tiềm ẩn với chính phủ những nước sở tại. Đa phần các bàn giao dịch cho các công ty Trung Quốc đều được đặt ở nước ngoài.
Nga là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu LNG lớn của thế giới. Trong năm 2021, Nga xuất khẩu 30,3 triệu tấn LNG bằng đường biển, tương đương với 7,8% lượng LNG xuất khẩu toàn cầu. Phần lớn LNG này được xuất đi từ tổ hợp Yamal LNG ở phía bắc Siberia, gần cảng Sabetta của Nga ở Bắc Cực. Tại dự án này, Nga đang sử dụng đội tàu chuyên chở 15 chiếc, có khả năng phá băng và mỗi chuyến có thể chở được 170.000 tấn LNG.
Sự bất đồng về vấn đề năng lượng giữa Nga và phương Tây đã khiến nguồn cung khí đốt cho các nước ngoài Liên Xô cũ giảm 26,9% kể từ đầu năm. Tổng cộng Nga đã giao 50,1 tỷ mét khối khí đốt trong bốn tháng qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu “các quốc gia không thân thiện” thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble từ ngày 31/3. Biện pháp này được thông qua sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
Ban đầu, EU từ chối các quy định mới của Nga, gọi đây là “hành vi tống tiền”, nhưng Ủy ban châu Âu gần đây cho biết có thể có cách thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn từ chối chuyển sang đồng ruble, khiến Gazprom phải cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria vào cuối tháng 4.
Nga ngắt khí đốt, các ngành công nghiệp cốt lõi châu Ẩu bị tổn hại ra sao
Giá khí đốt tăng vọt 24% ngay sau khi Ba Lan, Bulgaria bị khoá van, các nhà sản xuất hoá chất, phân bón, kim loại của châu Âu sẽ hứng tổn thất nặng nề nhất.
Gazprom đã ngắt khí đốt cung cấp cho Ba Lan, Bulgaria và cảnh báo sắp tới sẽ thêm các quốc gia khác. Ảnh: TASS
Hãng tin Bloomberg cho rằng mất nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ gây thêm "nỗi đau" cho các ngành công nghiệp quan trọng của châu Âu và làm trầm trọng thêm triển vọng kinh tế vốn đã ảm đạm.
Tập đoàn Gazprom của Nga ngày 27/4 đã tạm dừng các dòng khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria, đồng thời cho biết sẽ khoá van cho đến khi các nước đồng ý thanh toán bằng đồng rúp (ruble). Động thái này đã khiến phần còn lại của châu Âu - đặc biệt là Đức - lo lắng họ sẽ là mục tiêu tiếp theo.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ không thể giải quyết được bất kỳ sự ngừng trệ nào đối với nguồn cung khí đốt từ Nga và thiệt hại về kinh tế sẽ rất "kịch tính". Đó là bình luận của đại diện tập đoàn năng lượng Đức Uniper SE vào cùng ngày 27/4.
Ngay cả khi Nga không mở rộng lệnh ngắt nguồn cung năng lượng sang các quốc gia khác, thì "đám cháy" đã lan tràn khắp lục địa. Giá xăng ở châu Âu đã tăng tới 24% trong ngày 27/4, gây thêm áp lực lên chi phí vào thời điểm lạm phát đang gia tăng và sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 đang bị đe dọa.
Bản đồ khí đốt Nga toả khắp châu Âu, với mức nhập khẩu khí đốt từ Nga giảm dần theo sắc độ màu vàng. Nguồn: Bloomberg
Châu Âu vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine. Đầu tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng khu vực đồng euro năm 2022 xuống 1,1 điểm phần trăm, còn 2,8%.
Dưới đây là một số công ty trụ cột của các ngành công nghiệp châu Âu chịu ảnh hưởng nhất cũng như tác động đến các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng - theo đánh giá của Bloomberg.
BASF SE (Đức) - ngành hoá chất
Người khổng lồ hóa chất của Đức dựa vào nguồn khí đốt của Nga để sản xuất các hợp chất khối xây dựng cho ngành công nghiệp ô tô, dược phẩm và nông nghiệp của cường quốc này. Cho đến nay, BASF SE đang vượt qua cuộc khủng hoảng bằng cách tăng giá, nhưng sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt lớn có thể khiến họ phải ngừng sản xuất các hóa chất tiên tiến hơn, như bọt polyurethane cho các tấm nhựa, vô lăng và ghế ngồi trên các xe hơi do BMW, Mercedes-Benz và Volkswagen sản xuất.
YARA International ASA (Na Uy) - phân bón
Nhà sản xuất phân bón Na Uy đã cắt giảm sản lượng amoniac và urê tại các cơ sở ở châu Âu xuống dưới một nửa công suất, và các nhà sản xuất khác trong ngành cũng thực hiện các bước tương tự. Khí đốt tự nhiên được sử dụng làm nguyên liệu cho phân bón nitơ, thường chiếm khoảng 80% chi phí của nhà sản xuất.
Hầu như mọi loại cây trồng chính trên thế giới đều phụ thuộc vào các nguyên liệu đầu vào như nitơ, và nếu không có nguồn cung cấp ổn định, người nông dân sẽ gặp khó khăn hơn khi trồng mọi thứ từ cà phê đến gạo và đậu nành. Sự thiếu hụt trong ngành phân bón đã khiến giá lương thực tăng vọt. Chỉ số lương thực của Liên hợp quốc đã tăng 20% trong năm nay lên mức cao kỷ lục.
Aluminium Dunkerque Industries France (Pháp) - luyện nhôm
Nhà máy luyện nhôm lớn nhất châu Âu đã lên kế hoạch tăng cường sản lượng bị cắt giảm sau khi viện trợ của chính phủ Pháp giúp bù đắp phần lớn sự tăng vọt của giá năng lượng. Nhưng công ty đã phải đóng băng ý tưởng đó sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, và tình trạng giá tăng vọt còn làm mờ triển vọng thêm nữa.
Một số nhà máy luyện nhôm và nhà máy thép sử dụng lò điện hồ quang - một trong những ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất - đã buộc phải cắt giảm sản lượng hoặc hoạt động không liên tục để tránh những thời điểm chi phí điện đắt nhất trong ngày.
Tập đoàn nhôm Trimet Aluminium của Đức cho biết, hoạt động sản xuất kim loại đã không còn đảm bảo tính kinh tế. Công ty này đã cắt giảm 1/3 sản lượng vào tháng 10 năm ngoái tại 3 trong số 5 lò luyện ở Đức. Sau đó vào tháng trước, họ phải giảm một nửa sản lượng tại một nhà máy ở Essen, một lần nữa do áp lực chi phí.
Acerinox (Tây Ban Nha) - sản xuất thép
Các nhà sản xuất thép trên khắp châu Âu đã cắt giảm sản lượng trước đợt tăng giá gần đây nhất. Acerinox phải đình chỉ hoạt động tại một số cơ sở trên khắp Tây Ban Nha từ hơn một tháng trước. Công ty đã phải cho 1.800 nhân viên tạm nghỉ làm không lương.
Những chiến thuật của Tổng thống Putin nhằm tăng giá trị đồng rúp Đồng nội tệ Nga đã có cú bật tăng trở lại ấn tượng sau khi chịu những đòn nặng nề do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng Mỹ cho rằng sự phục hồi của đồng rúp đang được thúc đẩy bởi "nhiều sự thao túng". Đồng rúp hiện đang được giao dịch xung quanh mức trước khi Nga tiến hành chiến...