Lượng khách quốc tế đến Hà Nội dịp 2/9 tăng 16%
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong ba ngày nghỉ lễ, từ ngày 1 đến 3/9/2018, Thủ đô đón 249.586 lượt khách, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 36.786 lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ 2017.
Khách du lịch quốc tế tham quan đền Ngọc Sơn. Ảnh: Thanh Hà/TTXVN
Điểm đáng chú ý, khách du lịch quốc tế đến có lưu trú đạt 26.486 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ 2017; khách du lịch nội địa đạt 212.800 lượt khách, tăng 7,5% so với cùng kỳ 2017; tổng thu từ khách du lịch (trong 3 ngày) đạt 645 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê của một số điểm tham quan tiêu biểu trên địa bàn Thành phố, dịp nghỉ lễ 2/9/2018, lượng khách du lịch đến các điểm tham quan tăng khá so với cùng kỳ dịp lễ năm 2017. Tiêu biểu: Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long đón 4.081 lượt khách, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước; Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đón gần 20.000 lượt khách, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ 2017; khu di tích và danh thắng Hương Sơn đón 850 lượt khách, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; các điểm đến trên địa bàn Ba Vì (Khoang Xanh, Ao Vua, Vườn Quốc Gia Ba Vì, Tản Đà) đón 39.000 lượt khách, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước…
Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn Thành phố, dịp lễ quốc khánh 2/9 năm nay, tình hình đón khách của các đơn vị tăng 10-20%
Sở Du lịch cũng đã có văn bản đề nghị các cơ sở lưu trú thực hiện việc bình ổn giá dịch vụ du lịch trước, trong và sau dịp nghi lê, không để xảy ra tình trạng găm giữ phòng khách sạn và dịch vụ du lịch, không gây sốt giá, không giảm chất lượng. Các khách sạn đã quan tâm công tác chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho du khách trong dịp lễ 2/9 và Rằm Trung Thu vào thời điểm tháng 9.
Theo khảo sát, công suất sử dụng buồng phòng bình quân trong dịp nghỉ lễ năm nay từ ngày 1/9 – 3/9/2018 đạt mức cao hơn so với các năm trước, công suất sử dụng buồng trung bình khối 1-5 sao đạt khoảng 65%, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khối khách sạn từ 3-5 sao đạt khoảng 69%… Một số thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách lưu trú gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ốtxtrâylia…
Thành phố tăng cường công tác quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống độc thực phẩm trong các cơ sở lưu trú du lịch. Các đơn vị cơ sở lưu trú du lịch đã quan tâm nghiêm túc thực hiện các quy định liên quan, cụ thể: Không sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm nhập đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem của nhà nhập khẩu, không quá hạn sử dụng; Không sử dụng thực phẩm màu độc hại và các chất phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế để sản xuất, chế biến thực phẩm; Không sử dụng thực phẩm ôi, thiu, mốc hỏng…
Video đang HOT
Trong các ngày từ 1/9 đến ngày 3/9/2018, Đoàn kiểm tra Sở Du lịch Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại một số điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố, gồm: Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Trung tâm Di sản Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, Đền Ngọc Sơn và Nhà hát múa rối Thăng Long, Khu Phố cổ (Nhà cổ 87 Mã Mây, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố Cổ…), Khu vực Nhà hát lớn, Bảo tàng lịch sử Việt Nam và khu vực xung quanh Hồ Tây.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra đối với 31 hướng dẫn viên du lịch, 7 lái xe vận chuyển khách du lịch. Các trường hợp được kiểm tra phần lớn chấp hành nghiêm túc việc đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch, có hợp đồng với Công ty lữ hành… Kết thúc đợt kiểm tra, không có trường hợp được kiểm tra phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Theo XC/Báo Tin tức
Hà Nội xây ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm: Thứ trưởng Bộ GTVT nói gì?
Trao đổi với báo chí về việc Hà Nội xây ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, Hà Nội phải tiếp tục làm việc và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định để bảo đảm ga vận hành theo đúng công năng vận tải, nhưng vẫn bảo tồn di tích trong quy định pháp luật cho phép.
Phối cảnh kiến trúc cửa lên xuống số 1, ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo. Ảnh: Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội
Quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo mới đây đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận và đang được đưa ra trưng bày công khai để lấy ý kiến nhân dân.
Theo đó, nhà ga chính C9 được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà ga dài 150m, rộng 21,4m, nóc nhà ga cách mặt đất khoảng 3m, sâu 17,45m, có 3 tầng (tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga). .
Hầm nhà ga ngầm C9 cách chân tháp Bút 8,2m, cách gò đá chân tháp 1m. Thân ga (dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m, 3 tầng) nằm chính dưới đường Đinh Tiên Hoàng và vườn hoa hồ Hoàn Kiếm.
Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga tới hồ Hoàn Kiếm 10m, tới tượng đài cảm tử 81m, tới đền Bà Kiệu 83m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ 120m, tới Tháp Bút 36m.
Trong đó, điều được người dân và nhiều kiến trúc sư đặc biệt quan tâm là nhà ga C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo có phần nằm trong khu vực bảo vệ 2 (khu vực bao quanh vùng lõi) của di tích quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông
Trao đổi với báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8.2018, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo là dự án trọng điểm quốc gia do Hà Nội làm cơ quan chủ quản đầu tư.
Trong đó, việc lập dự án thuộc về Hà Nội, còn Bộ GTVT là một trong số các cơ quan được tham vấn, lấy ý kiến chuyên ngành.
"Theo chúng tôi, đây là việc làm hết sức thận trọng của Hà Nội, với phương án tuyến ga số 9 và các ga khác đều được lựa chọn, đánh giá dựa trên nhiều ý kiến chuyên môn.
Việc lựa chọn một ga có rất nhiều tiêu chí, về thu hút hành khách, thuận lợi cho vận tải, hiệu quả của dự án... Tất cả đã tham vấn, lấy ý kiến các Bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học và cũng đã công khai lấy ý kiến người dân. Tôi cho là rất thận trọng", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, việc có một phần ga nằm trong khu vực bảo vệ 2 của di tích Hồ Hoàn Kiếm, theo chức năng, Bộ VHTTDL sẽ có ý kiến về việc quản lý các di tích.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết: "Việc giải quyết phần này, chúng tôi cho rằng phải dựa trên cơ sở đánh giá tác động môi trường, quản lý di tích.
Về trách nhiệm, Hà Nội phải tiếp tục làm việc này và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định để bảo đảm ga vận hành theo đúng công năng vận tải, nhưng vẫn bảo tồn di tích trong quy định pháp luật cho phép".
Phối cảnh kiến trúc lối lên xuống số 4, khu vực phía sau tượng đài Cảm tử và đền Bà Kiệu
Trước đó, trao đổi với Dân Việt về lý do đặt nhà ga C9 tại khu di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm, ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết đã tính toán, nghiên cứu hai hướng, một hướng đi trong phố cổ, một hướng vòng ra ngoài đê.
Phương án ra ngoài đê tức là nghiên cứu bố trí hướng tuyến đường hầm và ga ngầm ra các tuyến đường Trần Quang Khải, Ngô Quyền hoặc Nhà Hát Lớn... nhưng đều gặp phải các trở ngại không thể khắc phục như: vi phạm hành lang bảo vệ theo Luật đê điều, tuyến đường hầm phải xuyên qua các khu vực có nhiều nhà cao tầng với móng cọc sâu, vấn đề giải phóng mặt bằng, khai thác vận hành không hiệu quả, kết nối với các tuyến số 1 và số 3 phức tạp hơn, chiều dài đoạn hầm lớn hơn dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng, vận hành khai thác tăng cao...và không phù hợp với kinh nghiệm của các quốc gia đi trước. Thêm nữa, nếu vòng ra ngoài, phải bố trí phương tiện kết nối về trung tâm, như thế làm tăng áp lực giao thông.
Còn phương án đi ngầm phố cổ có một số điểm khống chế như gặp móng các công trình nhà cao tầng. Chúng tôi phải tránh các trường hợp như thế.
Còn phương án đặt vị trí nhà ga C9 gần Hồ Gươm sẽ đem lại nhiều thuận lợi nhất, thuận lợi về giao thông, mặt bằng. Thêm nữa, nhà ga C9 nằm giữa ga C8 và C10, trong đó, ga C8 kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1, nằm ở khu vực vườn hoa Vạn Xuân gần bốt Hàng Đậu. Ga C10 đặt ở vị trí giao giữa phố Trần Hưng Đạo với phố Hàng Bài (kết nối với tuyến đường sắt số 3). Hai ga 8 và 10 là ga kết nối nên đã cố định. Vì thế, theo yêu cầu hướng tuyến; quy hoạch đã được duyệt và yêu cầu về kỹ thuật (đảm bảo khoảng cách giữa ga C9 với các ga C8, C10 khoảng 1 km), vị trí ga C9 được chọn ở đường Đinh Tiên Hoàng phía trước Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là phù hợp nhất.
Theo tính toán, Tháp Bút cách ga 36 mét nên nằm ở vị trí ngoài vùng ảnh hưởng lún do thi công ga nên không bị ảnh hưởng.
Theo Danviet
Tổ chức tour du lịch miễn phí lừa đảo khách hàng Thời gian qua xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp không có chức năng hoạt động du lịch đã lợi dụng danh nghĩa tổ chức chương trình du lịch miễn phí để kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ... Ngày 30/8, Sở Du lịch Hà Nội cho biết đã có văn bản gửi Công an Hà...