Lượng khách du lịch toàn cầu đạt 84% mức trước đại dịch
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), bà Julia Simpson, nhận định “ ngành công nghiệp không khói” đang phục hồi tích cực sau đại dịch COVID-19.
Bà Julia Simpson. Ảnh: traveldailymedia.com
Trả lời phỏng vấn của báo giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Du lịch Toàn cầu (GTEF) vừa diễn ra ở Macau (Trung Quốc), bà Simpson cho biết, trước đại dịch COVID-19, ngành du lịch và lữ hành đóng góp 10% vào GDP toàn cầu và tạo ra 10% số việc làm trên toàn thế giới. Đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm mất nhiều việc làm và khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Tuy nhiên, dự báo, đến cuối năm nay, doanh thu từ “ngành công nghiệp không khói” toàn cầu sẽ quay trở lại mức 10.000 tỷ USD ghi nhận trước đại dịch.
Theo dữ liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) công bố trong tuần này, lĩnh vực du lịch toàn cầu đã tiếp tục phục hồi sau cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử khi số lượng khách du lịch từ tháng 1-7/2023 đạt 84% mức trước đại dịch. UNWTO dự báo việc Trung Quốc điều chỉnh các quy định chống dịch COVID-19 và các thị trường khác ở châu Á mở cửa trở lại sẽ giúp thúc đẩy ngành du lịch của khu vực và nhiều nơi trên thế giới.
Liên quan đến Trung Quốc, bà Simpson cho biết nước này có thể sẽ trở thành thị trường du lịch lớn nhất trên thế giới trong 3-5 năm tới. Bà nhấn mạnh Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 và đang chứng kiến sự phục hồi trong lĩnh vực du lịch.
GTEF 2023 diễn ra trong các ngày 20-23/9 ở Macau, Trung Quốc, với sự tham gia của đại diện các chính phủ và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành.
Những nguyên nhân khiến Mỹ đang thiếu phi công trầm trọng
Tình trạng thiếu phi công của Mỹ bắt đầu từ rất lâu trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng hiện tại.
Video đang HOT
Số lượng phi công mới gia nhập ngành đang ở mức thấp hơn nhu cầu. Ảnh: AFP
Các nhà lãnh đạo ngành hàng không đã dự báo thiếu hụt phi công cách đây hơn ba năm, trước đại dịch COVID-19, khi ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ đón số lượng hành khách kỷ lục, dẫn đến nhu cầu tăng thêm máy bay và phi công trong 20 năm tới.
Sau đó đại dịch COVID-19 bùng phát. Trong bối cảnh bị phong tỏa trên khắp thế giới, các hãng hàng không đã phải cho "đắp chiếu" hàng trăm máy bay. Vì vậy, các hãng hàng không lớn của Mỹ đã nhận được khoản viện trợ lớn - với quy định rõ ràng là họ phải bay theo lịch trình của mình và không được tăng thêm hoặc sa thải bất kỳ nhân viên nào.
Mặc dù các hãng hàng không không thể sa thải bất kỳ ai cho đến khi hết viện trợ, nhưng họ có thể đưa ra những đề nghị rất hấp dẫn như các gói thôi việc và nghỉ hưu sớm đối với nhân viên.
Ban đầu, các hãng hàng không dự kiến khoảng 4% lực lượng lao động sẽ chấp nhận lời đề nghị và nghỉ việc, nhưng thực tế là số người tham gia vào thỏa thuận này tăng gấp đôi. Ví dụ với hãng hàng không Delta (Mỹ), công ty này cho biết vào tháng 8/2020, khoảng 17.000 nhân viên, tương đương 20% lực lượng lao động, đã tham gia gói thôi việc và nghỉ hưu sớm.
Tình trạng thiếu hụt phi công bắt đầu như thế nào?
Vận tải hàng không bắt đầu phục hồi trở lại vào năm 2021 - chủ yếu là khách du lịch. Điều này tạo ra cơ hội cho các hãng hàng không thiết lập lại các tuyến bay và bổ sung thêm tuyến bay tới điểm du lịch mới.
Nhưng những tuyến đường mới lại được mở hàng loạt. Ví dụ, trước đại dịch, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất tại Mỹ Southwest Airlines thường chỉ công bố mở một đường bay mới trong một năm. Nhưng vào năm 2021 và 2022, Southwest Airlines đã công bố hơn 20 và họ không phải là hãng hàng không duy nhất làm điều này: JetBlue cũng đã công bố 29 đường bay mới.
Điều này dẫn đến một vấn đề: nhiều hãng hàng không đột nhiên bị quá tải lịch trình và thiếu nhân viên đáng kể, buộc phải hủy chuyến bay.
Nhiều sân bay đã quá tải và phải hủy chuyến do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do thiếu phi công. Ảnh: Reuters
Bên cạnh việc mở các tuyến bay mới, hàng loạt nhân viên thôi việc và không chỉ nhân viên thôi việc mới gây ra tình trạng thiếu hụt lực lượng. Đó còn là do những người cao tuổi (từ 58-76 tuổi) nghỉ việc và do tình trạng gián đoạn trong đào tạo phi công mới.
Tại sao các hãng hàng không không thuê thêm phi công?
Trong lịch sử, các hãng hàng không chủ yếu thuê phi công từ bên quân đội do việc chuyển từ điều khiển máy bay quân sự sang máy bay thương mại không phải là một vấn đề khó khăn.
Nhưng trong hai thập kỷ qua, con đường tuyển dụng này đã bị hạn chế đáng kể, một phần là do chính quân đội Mỹ cũng không có đủ phi công. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2019 cho biết Không quân nước này đã thiếu phi công kể từ năm 2006 và họ cho biết đã thiếu hơn 1.500 phi công vào cuối năm 2016. Tình trạng thiếu hụt này ngày càng tăng lên, đến cuối năm 2019, Mỹ đã thiếu 2.100 phi công.
Vì vậy, thực tế là Quân đội Mỹ cũng đã phải vật lộn trong nhiều năm để đáp ứng các mục tiêu đào tạo phi công mới của chính mình.
Scott Kirby, Tổng Giám đốc điều hành của hãng hàng không Mỹ United Airlines ước tính nước này sẽ không có đủ phi công trong 5 năm tới. Số liệu thống kê của Chính phủ Mỹ dường như cũng khẳng định điều này. Trong vài năm qua, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã cấp khoảng 6.500 giấy phép lái máy bay mỗi năm và dự kiến sẽ thiếu trên 18.000 phi công mỗi năm trong thập kỷ tới.
Một lý do khác dẫn đến tình trạng thiếu phi công hiện nay là do quá nhiều máy bay đang hoạt động. Gần đây, American Airlines đã buộc phải "đắp chiếu" 100 máy bay, thừa nhận rằng họ không có phi công để lái chúng. Tuy nhiên, những chiếc máy bay là loại bay khu vực 50 chỗ, không còn mang lại lợi nhuận cho hãng. Với chi phí nhiên liệu máy bay tăng đột biến và tăng lương cho phi công đồng nghĩa với việc mỗi máy bay sẽ phải đầy khoảng 90% hành khách trên mỗi chuyến bay thì mới có thể hòa vốn.
Biện pháp khắc phục
Năm ngoái, United Airlines bắt đầu đào tạo những sinh viên đầu tiên tại Học viện United Aviate, trường dạy bay mới của hãng ở Arizona. Năm nay, hãng hàng không này tuyên bố sẽ chi 100 triệu USD để mở rộng một địa điểm đào tạo phi công khác ở Denver.
Về phần mình, American Airlines cho biết họ đang thuê 2.000 phi công trong năm nay, nhưng gần như không đủ so với nhu cầu của hãng. American Airlines cũng thông báo họ đang lập một quỹ học bổng phi công trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ tài chính cho 2 học viên phi công mỗi năm được đào tạo tại Học viện Hàng không American Airlines.
Với cam kết 10 năm nhằm đa dạng hóa các cấp bậc phi công, 2 học viên mỗi năm sẽ được nhận 50.000 USD mỗi người để trang trải chi phí. Nhưng chi phí để có được giấy phép phi công thương mại thường có thể vào khoảng 100.000 USD và chương trình ước tính mất khoảng 12 tháng để hoàn thành. Tóm lại, tình trạng thiếu phi công của Mỹ sẽ không sớm được giải quyết.
Singapore trở thành quốc gia đầu tiên phủ sóng 5G hoàn toàn "Đảo quốc Sư tử" đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phủ sóng hoàn toàn bằng mạng 5G độc lập (5G SA - Standalone), sau khi nhà mạng Singtel của nước này chính thức đạt tỷ lệ phủ sóng 5G lên tới 95%, sớm hơn 3 năm so với mục tiêu ban đầu đề ra là năm 2025. Khách du...