Lương hưu người cao và thấp chênh lệch nhau 100 lần
Hiện nay số người hưởng lương hưu cao nhất và người hưởng lương hưu thấp nhất chênh lệch nhau khoảng 100 lần.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có ý kiến đối với đề án điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ, do Bộ LĐ-TB&XH xây dựng.
Theo đó, BHXH Việt Nam cho rằng thực tế hiện nay có người hưởng mức lương hưu cao (trên 100 triệu đồng/tháng), nhưng có người hưởng lương hưu rất thấp, dưới mức lương cơ sở (lương cơ sở 1,49 triệu đồng – PV), tức chênh nhau khoảng 100 lần.
Thời gian vừa qua nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện. Ảnh: V.LONG
Nếu tiếp tục thực hiện điều chỉnh đồng loạt các đối tượng với cùng một mức điều chỉnh sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa người hưởng lương hưu cao với người hưởng lương hưu thấp…
“Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc của BHXH là mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có sự chia sẻ giữa những người tham gia BHXH, cần có phương án xử lý bất hợp lý về khoảng cách chênh lệch trên…”, BHXH Việt Nam nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, trên thực tế việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đều thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước hàng năm (bao gồm cả đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và đối tượng do quỹ BHXH đảm bảo). Trong khi đó việc điều chỉnh lương, trợ cấp không có sự phân tích, báo cáo khả năng đảm bảo kinh phí từ quỹ BHXH để chi cho đối tượng chi trả từ nguồn quỹ BHXH.
Video đang HOT
“Vì vậy, đối tượng chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước ngày càng ít đi và số đối tượng chi trả từ nguồn quỹ BHXH ngày càng tăng lên. Đề án cần bổ sung nội dung báo cáo về dự toán chi trả từ nguồn quỹ BHXH trong thời gian tới để có cơ sở đề xuất phương án điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước và quỹ BHXH cho phù hợp…”, BHXH kiến nghị.
Thời điểm năm 2021 cũng là thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. “Do đó, đề án cần có phương án điều chỉnh cho người hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng phù hợp với việc cải cách tiền lương trong năm 2021, sau đó việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng sẽ độc lập tương đối với việc điều chỉnh tiền lương của người đang làm việc…”, BHXH đề xuất.
VIẾT LONG
Theo PLO
Thành tựu 25 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở An Giang
Qua 25 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang đã đạt nhiều thành tựu. Hàng năm đều hoàn thành, đạt và vượt các chỉ tiêu quan trọng do Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước và Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vũ Hoàng Cương chủ trì Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu An Giang đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội tỉnh đã chủ động phối hợp các ngành tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện; đưa chỉ tiêu thực hiện chính sách BHXH, BHYT vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm và được cụ thể hóa bằng các giải pháp, giao chỉ tiêu từng địa phương thực hiện.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, đến nay số người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tăng nhanh qua các năm. Năm 1996 có 30.435 người tham gia BHXH bắt buộc, đến hết năm 2019 là 112.980 người (tăng gần 2,7 lần, với 82.545 người). BHXH tự nguyện thực hiện từ năm 2008 chỉ với 49 người tham gia, đến hết năm 2019 tăng lên 11.325 người (tăng 231 lần). BHTN thực hiện từ năm 2009, có 49.373 người tham gia, đến hết năm 2019 tăng lên 101.209 người, chiếm 81,42% lực lượng lao động tham gia BHXH, tăng 2,1 lần so năm 2009.
Từ năm 2003, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp nhận BHYT, tại thời điểm đó có 144.754 người tham gia, đến hết năm 2019 tăng lên 1.676.935 người (tăng 11,6 lần, đạt tỷ lệ bao phủ 87,87% dân số), cơ bản hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra tại Chương trình hành động số 23-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020.
Số thu BHXH, BHYT, BHTN liên tục tăng theo thời gian. Số thu năm 1996 là 20 tỷ đồng, đến cuối năm 2019 đạt 1.686 tỷ đồng (tăng gần 82 lần). Số thu BHTN năm 2009 là 18 tỷ đồng, đến cuối năm 2019 là 116 tỷ đồng (tăng 6,32 lần). Số thu BHYT năm 2003 là 16 tỷ đồng, đến cuối năm 2019 là 1.547 tỷ đồng (tăng 99 lần).
Việc giải quyết cho hưởng các chế độ BHXH được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp tốt với ngành bưu điện và hệ thống ngân hàng tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, BHTN an toàn, kịp thời đến tận tay người thụ hưởng.
Năm 1996, toàn tỉnh có 2.523 người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, đến cuối năm 2019 tăng lên 13.543 người (tăng gần 537%). Năm 1996 có 1.361 lượt người hưởng các chế độ trợ cấp 1 lần và các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, đến cuối năm 2019 tăng lên 38.348 lượt người.
Từ năm 2010 đến cuối năm 2019, giải quyết gần 82.536 người hưởng chế độ BHTN (bình quân trên 8.253 người/năm). Năm 1996, chi trả BHXH khoảng 10 tỷ đồng, đến năm 2019 tổng chi trả BHXH, BHTN 1.741 tỷ đồng, trong đó chi trả BHXH 1.556 tỷ đồng (tăng 156 lần), chi trả BHTN 185 tỷ đồng.
Thực hiện chính sách BHYT, đến nay đã triển khai hệ thống thông tin giám định BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB), giúp quản lý KCB, giám định và thanh toán chặt chẽ, minh bạch. Đồng thời, thực hiện giám định và quyết toán trên phần mềm giám định BHYT. Tỷ lệ hồ sơ gửi đúng theo quy định lên Hệ thống thông tin giám định BHYT (hồ sơ gửi ngay khi người bệnh ra viện) đạt trên 95%. Năm 2003, gần 241.400 lượt người KCB BHYT, với số tiền chi trả BHYT hơn 11 tỷ đồng, đến năm 2019 tăng lên 4.590.248 lượt (tăng 19 lần), với tổng số tiền chi trả BHYT 1.360 tỷ đồng (tăng 117 lần).
Trong thanh tra, kiểm tra sau khi các văn bản luật được thể chế hóa, Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất tại các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, ngăn chặn kịp thời các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Bảo hiểm xã hội tỉnh đã đẩy mạnh công tác truyền thông; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, cơ quan truyền thông đổi mới các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH, BHYT. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Thực hiện Hệ thống một cửa điện tử tập trung...
Từ đó, thời gian thực hiện các TTHC được cắt giảm: từ năm 2009 đến năm 2019, bộ TTHC của ngành BHXH được cắt giảm khoảng 90%, từ 263 thủ tục xuống còn 27 thủ tục; số giờ thực hiện TTHC cho người dân và doanh nghiệp giảm 60%, từ 335 giờ/năm xuống còn 147 giờ/năm.
Bảo hiểm xã hội tỉnh đã triển khai các ứng dụng, phần mềm nghiệp vụ, hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT, hoàn tất kết nối liên thông với dữ liệu cấp giấy khai sinh của Bộ Tư pháp để thực hiện liên thông cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi.
Đồng thời, quan tâm kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy. Bảo hiểm xã hội tỉnh thành lập năm 1995 với biên chế 50 người, nay có 247 người được đào tạo trình độ chuyên môn cao, đáp ứng tốt nhiệm vụ.
Thực hiện Đề án "Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", đầu năm 2020, sáp nhập Bảo hiểm xã hội TP. Long Xuyên về Bảo hiểm xã hội tỉnh để quản lý, điều hành và đáp ứng yêu cầu công việc.
HẠNH CHÂU
Theo AGO
Đề xuất tăng lương, trợ cấp cho 8 đối tượng từ ngày 1-7-2020 Theo dự thảo Nghị định, từ ngày 1-7-2020, tám đối tượng sẽ điều chỉnh tăng thêm 7,382% lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Bộ LĐ-TB&XH vừa có tờ trình dự thảo nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng. Theo đó, từ ngày 1-7-2020, tám đối...