Lương hưu không đáp ứng đủ nhu cầu tuổi già
Bộ LĐTBXH đề xuất mô hình bảo hiểm hưu trí bổ sung tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích cả người sử dụng lao động và người lao động tiết kiệm trong thời gian làm việc cho tuổi già.
Ngày 30.11, tại TPHCM, Bộ LĐTBXH đã tổ chức hội thảo đề xuất những nội dung chủ yếu về bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam. Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện trên cơ sở thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể. Mức đóng dựa trên sự thỏa thuận của hai bên.
Tại hội thảo, Bộ LĐTBXH đề xuất mô hình bảo hiểm hưu trí bổ sung tại Việt Nam như: Tạo khuôn khổ pháp lý cho những doanh nghiệp đã thực hiện hưu trí bổ sung. Đồng thời khuyến khích cả người sử dụng lao động và người lao động tiết kiệm trong thời gian làm việc cho tuổi già.
Cụ thể, mức đóng từ 5-10% mức thu nhập thực tế hằng tháng của người lao động, trong đó, mức đóng tối đa 10 triệu đồng/tháng. Trường hợp người lao động từ 45 tuổi trở lên có thể đóng mức cao hơn nhưng tối đa không vượt 15% mức thu nhập thực tế/tháng… Như vậy, người lao động sau khi nghỉ hưu ngoài lương cơ bản hằng tháng, họ còn được nhận thêm khoản thu nhập này.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân thì, loại hình bảo hiểm này đã được triển khai từ khá lâu với nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam lương hưu là khoản thu nhập duy nhất đối với người lao động khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, theo thống kê, mức lương hưu bình quân tại Việt Nam khoảng 3,2 triệu đồng/tháng, so với nhu cầu tuổi già đang mất cân đối chi tiêu, do lương hưu gắn chặt với lương người đang lao động.
Mặt khác, khả năng ngân sách để chi trả lương hưu và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong thời gian gần đây (dự kiến 2023 chi bằng thu).
Theo laodong
Khó đạt chỉ tiêu lao động xuất khẩu
Đây là nhận định về tình hình đưa lao động đi làm việc nước ngoài năm nay qua số liệu vừa được công bố của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH.
Theo đó, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 10 tháng năm 2012 là 65.183 lao động. Trong đó, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) có 24.553 lao động, Hàn Quốc 8.989 lao động, Nhật Bản 7.006 lao động, Lào 5.092 lao động, Malaysia 6.675 lao động, Campuchia 4.278 lao động, Liên bang Nga 290 lao động... Như vậy, tổng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài 10 tháng của năm nay bằng 87% so với cùng kì năm ngoái, đạt 72,4% so với chỉ tiêu kế hoạch dự kiến đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2012.
Theo đại diện của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hai thị trường thường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam là Hàn Quốc và Đài Loan đang gặp khó khăn do tình trạng lao động bất hợp pháp tăng cao khiến số lượng lao động đi làm việc tại hai thị trường này giảm sút. Ngoài ra, thị trường lao động Trung Đông do bất ổn về chính trị nên thời gian gần đây số lượng lao động đi làm việc tại thị trường này cũng rất ít.
Theo ANTD
Tổ chức thi tiếng Hàn lần thứ năm cho người xuất khẩu lao động Tin từ Trung tâm Lao động ngoài nước, trong 2 ngày (21-22.11) sẽ tổ chức tiếp nhận đăng ký thi tiếng Hàn trên máy tính lần thứ năm cho LĐVN hết hạn hợp đồng lao động về nước đúng thời hạn, có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc tại ba điểm: Hà Nội, Nghệ An và TP.Hồ Chí Minh. Theo đó,...