Lương HLV Park Hang Seo giữa mùa dịch: Chờ thầy… lên tiếng!
Đề cập chuyện tiền lương HLV Park Hang Seo là điều nhạy cảm, nhưng với việc bóng đá Việt ảnh hưởng chung vì Covid-19, chờ sự hào sảng của thầy…
1. Vài ngày trước, đội bóng xứ Thanh khiến cả làng bóng đá Việt Nam chao đảo với công văn gửi tới VFF đòi “nghỉ chơi” V-League 2020, trước khi rút lại sau 24 giờ.
Cách mà bầu Đệ đòi ‘bỏ đá’ V-League đương nhiên là không hay ho gì, nhưng lý do để ông muốn rút Thanh Hoá khỏi giải đấu cao nhất Việt Nam thực ra chẳng phải là “tiếng lòng” của mỗi đội bóng xứ Thanh trong thời điểm hiện tại.
Rõ hơn, dịch COVID-19 đẩy bóng đá Việt Nam vào nỗi khó khăn kinh tế khi giải đấu liên tục phải tạm hoãn bất khả kháng, khiến mùa giải phải kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến quỹ lương của tất cả các đội bóng chứ không riêng gì Thanh Hoá.
Vậy nên, khi nhìn thấy gói cứu trợ hàng triệu USD từ FIFA, bầu Đệ không ngần ngại đòi VPF, VFF phải quan tâm đến các CLB bằng cách hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cũng vì… túng quẫn mà ra cả.
Bầu Đệ đùng đùng đòi cho Thanh Hoá bỏ V-League có lý do từ khó khăn về kinh tế của dịch COVID-19
Video đang HOT
2. Vì dịch COVID-19 nên bản hợp đồng thứ 2 của HLV Park Hang Seo với bóng đá Việt Nam cũng lận đận theo với hàng loạt kế hoạch bị hoãn.
Tuyển Việt Nam liên tục đổi ngày tập trung, và lúc này mới chỉ U23 hội quân vài ngày ngắn ngủi để ông thầy người Hàn Quốc… có việc mà làm thực thụ, còn lại gần như là khá rảnh rang.
Nói như thế chẳng có nghĩa chiến lược gia Hàn Quốc không làm gì cả, nhất là khi sự rảnh rang này đến từ lý do bất khả kháng. Nhưng thực sự mà nói việc đi xem hơn chục trận đấu ở V-League trước khi tạm hoãn, hay lên kế hoạch cho tuyển Việt Nam là quá ít so với mức lương ông nhận được.
Nên nhớ rằng, đi xem V-League tìm quân cho tuyển Việt Nam, hay chuẩn bị các giải đấu… là công việc mà ông Park buộc phải làm dù muốn hay không, và đã tính vào trong mức lương chiến lược gia người Hàn Quốc nhận được chứ không chỉ đơn thuần về thành tích.
và vì dịch cúm COVID-19, công việc của HLV Park Hang Seo cũng tương đối nhàn nhã
3. Dù rất khó nói, nhưng lúc này cũng buộc phải nhắc lại câu hỏi rằng: Liệu HLV Park Hang Seo có xứng đáng nhận đủ lương (50.000 USD/tháng chưa thuế) trong bối cảnh hiện tại hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy nhìn lại khó khăn của các CLB, của bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại hay nhìn sang LĐBĐ Thái Lan với việc vừa phải tính đi… vay tiền từ FIFA để duy trì hoạt động, sau thời gian chống chọi với COVID-19.
Mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng cả nửa năm đội tuyển không tập trung, không thi đấu chắc chắn VFF cũng chẳng hơn gì các CLB hay LĐBĐ Thái Lan, khi nguồn thu quảng cáo, tài trợ từ hoạt động của tuyển Việt Nam là rất lớn.
để vấn đề lương bổng của chiến lược gia người Hàn Quốc một lần nữa được đặt ra
Vì những khó khăn do hoạt động bóng đá đình trệ, các đội bóng, HLV khắp nơi đều đã chấp nhận giảm lương, thậm chí lên tới cả 50% nhằm chia sẻ, thậm chí nếu chẳng muốn nói giữ được công việc trước khi mọi thứ trở lại bình thường.
Lương của HLV Park Hang Seo không phải do VFF trả nhưng đừng tưởng rằng tổ chức quản lý, điều hành cao nhất bóng đá Việt Nam… đứng ngoài. Những khoản chi phí đi lại, ăn ở của chiến lược gia người Hàn Quốc chẳng phải VFF lo thì còn là ai?
Thế nên, khi đối tác khó khăn (nên biết rằng vài tháng trước lương của cán bộ, CNV tại VFF cũng phải giảm 1/3 vì dịch cúm COVID-19) thì việc ông Park nhận gần đủ 50.000 USD/tháng quả thực không… hay cho lắm.
Tất nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm, cùng lúc ông Park làm đúng hợp đồng đã ký thì chuyện bắt buộc phải giảm lương không thể nên chỉ có thể đợi sự hào sảng, lịch thiệp và trách nhiệm từ chiến lược gia người Hàn Quốc mà thôi.
Bỏ giải và hệ lụy
Như vậy là sau rất nhiều ồn ào, tình hình V.League 2020 nói chung và Thanh Hóa nói riêng cũng tạm ổn.
Việc đội bóng xứ Thanh tiếp tục thi đấu là niềm vui của người hâm mộ, cũng như là "một bàn thắng trong phút bù giờ" với các cầu thủ. Nên nhớ, trong lịch sử hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam đã chứng kiến khá nhiều trường hợp bỏ giải và hệ lụy của nó là không thể kể hết.
Bầu Đệ của Thanh Hóa.
Mùa 2011, dù CLB còn hạn chế về chuyên môn nhưng theo Ban lãnh đạo Hòa Phát Hà Nội, việc họ bị trọng tài thổi ép là nguyên nhân không nhỏ khiến đội này đì đẹt. Sau vòng 23, vì quá bức xúc, Hòa Phát Hà Nội tuyên bố sẽ bỏ giải.
Dù mọi việc sau đó được BTC V.League thu xếp ổn thỏa, trọng tài Trần Công Trọng bị treo còi vĩnh viễn, đồng thời Hòa Phát Hà Nội trụ hạng thành công, nhưng bầu Tuấn và bầu Long của đội bóng này vẫn tuyên bố bỏ bóng đá. Toàn bộ cơ sơ vật chất và con người của Hòa Phát Hà Nội được chuyển giao cho Hà Nội ACB của bầu Kiên và được hợp nhất dưới cái tên mới: Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội. Tuy nhiên sau khi mùa giải 2012 kết thúc, việc bầu Kiên vướng vào vòng lao lý khiến cho đội bóng này cũng bị giải thể nốt.
Tiếp tục, sau khi không thể vô địch V.League 2012, bầu Thụy dường như đã chán nản và quyết định nhường ghế chủ tịch CLB Sài Gòn Xuân Thành lại cho bầu Thủy là em trai lúc này mới 24 tuổi. Với nền tảng bất ổn, sau trận thua 1-3 trước Kiên Giang ở vòng 19 V.League 2013, đội bóng này phải nhận án phạt trừ 4 điểm. Án phạt mạnh tay này đã trở thành giọt nước làm tràn ly. Anh em bầu Thụy, bầu Thủy rất nhanh chóng quyết định giải tán đội bóng bất chấp việc V.League 2013 vẫn chưa kết thúc.
Ngoài ra, còn những trường hợp của Hùng Vương An Giang hay Vissai Ninh Bình. Dù nguyên nhân như thế nào thì chung cuộc vẫn dẫn đến cái kết giải thể, người khổ nhất là lứa cầu thủ trong sạch, tiềm năng bỗng chốc bơ vơ.
Bầu Đệ lý giải vụ Thanh Hóa định dừng chơi V-League, ngỡ ngàng sự thật Những ngày qua, bóng đá Việt Nam xôn xao với quyết định xin dừng cuộc chơi ở V-League 2020 của CLB Thanh Hóa. Phải đến khi "bầu" Đệ lý giải, người hâm mộ mới vỡ lẽ. Chiều tối ngày 5/8, ông bầu Nguyễn Văn Đệ của CLB Thanh Hoá gây ngỡ ngàng làng bóng đá Việt Nam khi ký công văn gửi đến...