Lương giáo viên tăng lên top đầu, học sinh THCS đi học miễn phí
Bộ GD-ĐT vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành, trong đó, Bộ đề xuất miễn học phí cho cấp THCS và tăng lương giáo viên lên bậc cao nhất trong hệ thống thang bảng lương.
Cụ thể, tại điều khoản quy định về chế độ tiền lương trong Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009 đã được bổ sung trong Điều 81 dự thảo nêu như sau: “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.
Giải thích lý do thay đổi trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, lương của giáo viên còn rất thấp, đặc biệt là nhà giáo ở các cấp mầm non, phổ thông. Chính vì vậy, cần phải có cơ chế chính sách tháo gỡ vấn đề này. Việc sửa đổi bổ sung Điều 81 trong Luật Giáo dục mới xác định lương của giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp nhằm thể chế hóa khoản 6 mục 3 phần B Nghị quyết 29 của Chính phủ.
Học sinh cấp THCS sẽ được miễn học phí. (Ảnh minh họa: IT)
Cùng với lương, chế độ thâm niên và phụ cấp ưu đãi của giáo viên cũng thay đổi. Cụ thể, theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, mức phụ cấp này sẽ tăng từ 25-50% tùy từng đối tượng. Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được hưởng phụ cấp ưu đãi 50%.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đề xuất nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học. Cụ thể, dự thảo sửa đổi bổ sung điểm a khoảng 1 Điều 77 ghi rõ, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, giáo viên tiểu học phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (trước đây cấp tiểu học có thể dùng bằng trung cấp).
Video đang HOT
Về mức học phí, dự thảo đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phi khi bổ sung quy định miễn học phí tới cấp THCS ở các trường công lập. Trong tờ trình xin ý kiến Chính phủ về đề xuất này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ: “Nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện Hiến pháp 2013 và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phổ cập giáo dục; căn cứ thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn hiện nay cũng như yêu cầu phát triển nền giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, cần đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phân luồng. Vì vậy, phải có cơ chế chính sách thích hợp để thực hiện phổ cập giáo dục. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh THCS trường công lập”.
Theo đó, mức thu học phí sẽ được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập được nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc trung ương quản lý. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND cùng cấp. Cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.
Theo Danviet
Giáo viên sẽ có thang, bảng lương riêng?
Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ thống thang, bảng lương riêng xác định theo vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng hiệu quả công việc của nhà giáo
Theo Bộ GD-ĐT, báo cáo của 40/63 tỉnh - thành và khảo sát thực tế tại một số địa phương cho thấy tổng thu nhập bình quân của giáo viên tại các cơ sở giáo dục do ngân sách nhà nước bảo đảm từ 3-10 triệu đồng/tháng (tùy thâm niên công tác). Thu nhập của giáo viên tập trung có thể chia làm 3 mức là thấp, trung bình và cao.
Theo đó, mức thu nhập thấp tập trung nhiều vào số giáo viên trẻ mới ra trường. Nguyên nhân là do mức lương khởi điểm được hưởng của giáo viên thấp, phụ cấp ưu đãi lại tính trên nền của mức lương cơ sở nhân với hệ số lương và họ chưa được hưởng phụ cấp thâm niên ngành do chưa đủ 60 tháng công tác.
Nhà giáo được đề nghị ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp Ảnh: TẤN THẠNH
So sánh với mức lương tổi thiểu vùng (quy định tại Nghị định số 153/2016) cho thấy chưa kể các khoản tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)..., lương của giáo viên tiểu học/mầm non mới ra trường đang thấp hơn mức lương tối thiểu vùng I (hiện là 3.750.000 đồng), chỉ tương đương mức lương tối thiểu vùng II (hiện 3.320.000 đồng) của người lao động ở các doanh nghiệp.
Mức thu nhập trung bình tập trung ở số giáo viên công tác khoảng 15-25 năm, cụ thể là 18 năm. Mức thu nhập cao dành cho những giáo viên đã công tác được khoảng trên 25 năm.
Không khuyến khích được người tài
Theo Bộ GD-ĐT, mức lương cơ sở hiện khá thấp, không khuyến khích và thu hút được người có tài vào làm việc tại các cơ sở giáo dục. Hệ thống thang, bảng lương hiện hành không phù họp với Luật Giáo dục ĐH và một số văn bản hướng dẫn thi hành.
Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống thang, bảng lương giống nhau cho những công việc khác nhau không còn phù hợp với quy định vị trí việc làm hiện nay. Bởi lẽ, ở mỗi vị trí khác nhau cần có sự đòi hỏi khác nhau về trình độ, kỹ năng. Việc xếp chung một hạng viên chức (như hiện hành) sẽ khó thu hút người có tài năng, tâm huyết vào những vị trí việc làm quan trọng.
Chẳng hạn, giảng viên có trình độ tiến sĩ cần được đánh giá cao hơn giảng viên có trình độ thạc sĩ hay cử nhân. Hiện tại, nhà giáo có trình độ khác nhau nhưng xếp lương cùng bảng do hạng chức danh như nhau, mặc dù công việc có thể được phân công khác nhau (đối với các cơ sở giáo dục ĐH, người có trình độ thạc sĩ chỉ có thể dạy ĐH, người có trình độ tiến sĩ dạy cả ĐH, cao học, viết giáo trình...). Các cơ sở giáo dục không thể xếp lương cho một cá nhân có trình độ tiến sĩ quá hệ số 3,00 (tương đương khoảng 4 triệu đồng/tháng) khi tuyển dụng.
Ngoài ra, theo Nghị định 141/2013 (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục ĐH) thì thang, bậc lương của giảng viên có chức danh phó giáo sư được xếp tương ứng ngạch chuyên viên cao cấp; giảng viên có chức danh giáo sư được xếp tương đương chuyên gia cao cấp. Điều này có thể chưa phù hợp về mặt nào đó (như chức danh chuyên gia cao cấp rất khác với chức danh giáo sư). Tuy nhiên, việc giáo sư được đánh giá cao hơn và xếp lương ở hạng cao hơn là hoàn toàn phù hợp với thực tế. Hiện nay, việc xếp lương của phó giáo sư vào ngạch giảng viên cao cấp cùng hạng chức danh và cùng ngạch lương với giáo sư là chưa phù hợp bởi quy trình bổ nhiệm 2 chức danh này khác nhau, đòi hỏi về trình độ chuyên môn cũng khác nhau.
Bộ GD-ĐT nhận định thang, bảng lương của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay chưa phản ánh đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) và Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4-11-2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI - lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
Việc nâng hạng, nâng bậc lương cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay còn dẫn đến hiện tượng cào bằng, đến hẹn lại lên, không khuyến khích người tích cực và khó chế tài người không có sự cố gắng trong công việc. Các cơ sở giáo dục không thể thực hiện chế độ khuyến khích, thu hút người có tài, có trình độ cao đến làm việc.
Ưu tiên xếp bậc lương cao nhất
Nguyên nhân của vấn đề nêu trên là do việc nâng bậc lương chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, chưa chú trọng kết quả công việc. Điều đó dẫn đến việc một người không có sự tiến bộ trong công việc vẫn được nâng lương đúng hạn. Các cơ sở giáo dục không thể xếp lương cho một cá nhân có trình độ tiến sĩ quá hệ số 3,00 khi tuyển dụng.
Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ thống thang, bảng lương riêng được xác định theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng hiệu quả của công việc. Trong đó, lương nhà giáo được thực hiện đúng chủ trương của Đảng được nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW. Theo đó, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.
Ngoài ra, bổ sung đối tượng cán bộ, công chức công tác tại cơ quan quản lý giáo dục được hưởng chế độ thâm niên nghề. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng, đối tượng này tuy không trực tiếp giảng dạy nhưng đều là nhà giáo có uy tín, có chuyên môn giỏi và công tác tại Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, hiện vẫn tham gia ôn luyện học sinh giỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên toàn ngành, thực hiện công tác quản lý và chỉ đạo về giáo dục.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT còn kiến nghị sửa đổi bổ sung khoản 1, điều 22 Nghị định 29/2012 về việc xếp lương cho người tập sự. Cụ thể, từng hạng chức danh nghề nghiệp có gắn với trình độ đào tạo phù hợp tính chất, yêu cầu của mỗi nghề nghiệp.
Theo Yến Anh (Người lao động)
Lương không đủ sống, nhà giáo giảm động lực cống hiến Nhiều ý kiến cho rằng lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương, nhưng thực tế lương của họ vẫn chưa đảm bảo đủ sống, nên nhà giáo giảm động lực cống hiến. Công việc vất vả nhưng lương và các chế độ chính sách của giáo viên, đặc biệt bậc mầm non, khá thấp Hơn 25 năm, chưa được 5...