Lương giáo viên hiện nay cao nhất gần 11 triệu đồng/tháng
Theo báo cáo thực hiện chính sách tiền lương mới nhất của Bộ GDĐT, tổng thu nhập bình quân của giáo viên tại các cơ sở giáo dục do ngân sách nhà nước bảo đảm, đang ở mức từ 3,2-10,8 triệu đồng/tháng.
Nên ưu tiên tăng lương cho đội ngũ giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Hải Nguyễn
Cơ chế trả lương “sống lâu lên lão làng”
Theo Bộ GDĐT, lương giáo viên hiện nay được chia làm 3 mức. Mức thấp tập trung chủ yếu ở số giáo viên mới ra trường, khởi điểm là 3.264.300 đồng.
Mức thu nhập cao tập trung ở số giáo viên đã công tác được khoảng trên 25 năm, dao động từ 9.183.720 đồng đến 10.876.320 đồng.
Mức lương thấp của giáo viên – chủ yếu người mới ra trường.
Video đang HOT
Mức lương trung bình
Và mức lương cao giáo viên đang được hưởng.
Do được ưu đãi vùng miền nên lương và thu nhập của giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn cao gần gấp đôi lương giáo viên đang công tác vùng thuận lợi.
Tuy nhiên, phụ cấp thu hút (70%) chỉ được hưởng tối đa 5 năm trong cả quá trình công tác.
Theo Bộ GDĐT, mức lương cơ sở hiện khá thấp, không khuyến khích và thu hút được người tài vào làm việc tại các cơ sở giáo dục.
Việc thực hiện cơ chế tiền lương như hiện nay là người làm việc càng lâu năm, càng lớn tuổi thì mức lương càng cao, trong khi đó cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực chuyên môn và tâm huyết với công việc nhưng hệ số lương thấp.
Chính điều này không khuyến khích người trẻ cống hiến.
Nâng bậc lương theo kiểu cào bằng không thu hút được người giỏi
Bộ GDĐT cũng chỉ ra rằng, việc áp dụng hệ thống thang, bảng lương giống nhau cho những công việc khác nhau không còn phù hợp với quy định vị trí việc làm hiện nay. Bởi ở mỗi vị trí khác nhau cần có sự đòi hỏi khác nhau về trình độ, kỹ năng.
Việc nâng bậc lương theo các quy định hiện hành, chủ yếu dựa vào thâm niên, chưa chú trọng kết quả công việc, xảy ra hiện tượng cào bằng, đến hẹn lại lên, không khuyến khích người tích cực.
Từ đó, Bộ GDĐT kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ thống thang, bảng lương riêng cho giáo viên.
Bên cạnh đó, lương giáo viên cũng được xác định theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng hiệu quả của công việc, chứ không cào bằng như hiện nay.
Trước đó, theo thông tin Bộ Nội vụ đưa ra tại Hội thảo Giáo dục 2017 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ của Quốc hội tổ chức vào tháng 9 vừa qua, lương của giáo viên hiện nay cao hơn của công chức, viên chức khác.
Theo đó, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo cao nhất trong đội ngũ cán bộ công chức viên chức từ 30-70%, đồng thời đã được hưởng thêm phụ cấp thâm niên.
Dù vậy, Bộ Nội vụ cũng thừa nhận, tiền lương theo chế độ quy định đối với đội ngũ nhà giáo hiện nay vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế của cuộc sống.
Theo Bích Hà (Lao Động)
Lương giáo viên tăng lên top đầu, học sinh THCS đi học miễn phí
Bộ GD-ĐT vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành, trong đó, Bộ đề xuất miễn học phí cho cấp THCS và tăng lương giáo viên lên bậc cao nhất trong hệ thống thang bảng lương.
Cụ thể, tại điều khoản quy định về chế độ tiền lương trong Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009 đã được bổ sung trong Điều 81 dự thảo nêu như sau: "Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ".
Giải thích lý do thay đổi trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, lương của giáo viên còn rất thấp, đặc biệt là nhà giáo ở các cấp mầm non, phổ thông. Chính vì vậy, cần phải có cơ chế chính sách tháo gỡ vấn đề này. Việc sửa đổi bổ sung Điều 81 trong Luật Giáo dục mới xác định lương của giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp nhằm thể chế hóa khoản 6 mục 3 phần B Nghị quyết 29 của Chính phủ.
Học sinh cấp THCS sẽ được miễn học phí. (Ảnh minh họa: IT)
Cùng với lương, chế độ thâm niên và phụ cấp ưu đãi của giáo viên cũng thay đổi. Cụ thể, theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, mức phụ cấp này sẽ tăng từ 25-50% tùy từng đối tượng. Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được hưởng phụ cấp ưu đãi 50%.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đề xuất nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học. Cụ thể, dự thảo sửa đổi bổ sung điểm a khoảng 1 Điều 77 ghi rõ, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, giáo viên tiểu học phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (trước đây cấp tiểu học có thể dùng bằng trung cấp).
Về mức học phí, dự thảo đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phi khi bổ sung quy định miễn học phí tới cấp THCS ở các trường công lập. Trong tờ trình xin ý kiến Chính phủ về đề xuất này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ: "Nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện Hiến pháp 2013 và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phổ cập giáo dục; căn cứ thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn hiện nay cũng như yêu cầu phát triển nền giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, cần đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phân luồng. Vì vậy, phải có cơ chế chính sách thích hợp để thực hiện phổ cập giáo dục. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh THCS trường công lập".
Theo đó, mức thu học phí sẽ được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập được nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc trung ương quản lý. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND cùng cấp. Cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.
Theo Danviet
Đại biểu QH: Luật quy định để lãnh đạo có đi chơi golf sẽ yên tâm Liên quan đến vấn đề thể thao quần chúng, đại biểu Nguyễn Bắc Việt cho rằng, luật cần phải quy định đầy đủ để trường hợp cán bộ công chức, nhất là lãnh đạo có đi đánh golf, chơi tennis yên tâm, bởi đây là quyền. Đại biểu Nguyễn Bắc Việt. Ảnh VPQH. Chiều 15.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về...