Lương điều dưỡng viên tại Đức 55 triệu đồng/tháng
Ngày 9-1, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết, theo chương trình đã thỏa thuận, Cục sẽ tuyển chọn 120 ứng viên để đào tạo về tiếng Đức tại Hà Nội (trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ tháng 3-2013) để chọn ra 100 điều dưỡng viên đưa sang học chương trình chăm sóc người già (2 năm) tại Đức.
Tiêu chuẩn của điều dưỡng viên phải là tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về điều dưỡng. Trong 2 năm học chuyên môn, các học viên sẽ được bố trí chỗ ở miễn phí và được hưởng mức học bổng 800 euro/tháng (22 triệu đồng) năm thứ nhất là 900 euro/tháng (25 triệu đồng) năm thứ hai. Sau đó, các học viên sẽ vào làm việc tại các cơ sở chăm sóc người già tại Đức trong vòng 3 năm, mức lương 1.800-2.000 euro/tháng (tương đương 50-55 triệu đồng).
Phía Đức cho biết, sau khi thí điểm thành công, sẽ mở rộng cho thêm nhiều ứng viên Việt Nam. Ông Andreas Schneider, Phó trưởng đại diện cơ quan Hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam cho biết, nhu cầu về điều dưỡng viên của Đức rất lớn. Tại Đức đang có khoảng 2,3 triệu người già, sau 10 năm nữa, số người già sẽ tăng lên 3,4 triệu nên rất cần lao động ngành điều dưỡng. Được biết, thời gian nhận hồ sơ bắt đầu từ 14-1 đến 4-2-2013 tại 41B Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Video đang HOT
Theo ANTD
ERC "gá nghĩa" với ĐH Gia Định, học viên được rút học phí
Sau khi Sở LĐTBXH TPHCM ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của ERC Việt Nam (do chính sở này cấp vào ngày 6.9.2010), ngày 14.12, đơn vị này đã công bố tạm thời ngừng mọi hoạt động như quảng cáo, tuyển sinh, đào tạo và chính thức trở thành cổ đông (nắm 50% cổ phần) của ĐH tư thục CNTT Gia Định.
Ngày 14.12, ERC Việt Nam trở thành thành viên của ĐH Gia Định.
Vào đầu năm 2012, ERC Việt Nam đã tiến hành ký kết liên kết đào tạo với Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM. Tuy nhiên, việc liên kết đào tạo bị đổ vỡ. Ông Nguyễn Hoàng Tuấn Anh- Phó Tổng giám đốc ERC Việt Nam- cho biết: Nguyên nhân của sự đổ vỡ này là do ERC là một công ty (Cty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam) nên không có thẩm quyền ký liên kết đào tạo với một trường ĐH.
Rút kinh nghiệm từ vụ việc trên, lần này ERC Việt Nam đã ký kết hợp tác đầu tư với ĐH tư thục CNTT Gia Định (gọi tắt là ĐH Gia Định, thành lập năm 2007, chưa có cơ sở chính thức và phải đi thuê). Theo đó, ERC Việt Nam trở thành đối tác chiến lược đầu tư tài chính trực tiếp vào ĐH Gia Định. Lãnh đạo của ERC Việt Nam cũng chính thức được bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu của Trường ĐH Gia Định, phụ trách hoạt động của Trung tâm Đào tạo tổng hợp và hợp tác quốc tế của ĐH này.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn Anh cho rằng, đây chính là giải pháp dành cho học viên có nhu cầu tiếp tục theo học chương trình của ERC tại Việt Nam. ERC Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ĐH Gia Định, xem như ERC đã giao quyền cho trường ĐH này.
Như vậy trong cuộc "gá nghĩa" này, ERC đã mượn "bóng" của ĐH Gia Định để sau này với những chương trình giảng dạy do nước ngoài cấp bằng, các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài, Trường ĐH Gia Định sẽ đứng ra xin phép cơ quan chức năng.
Trả lời câu hỏi của PV, nếu học viên không muốn tiếp tục theo học sau khi ERC Việt Nam trở thành một trung tâm thuộc ĐH Gia Định, ông Tuấn Anh cho biết có 3 hướng giải quyết: Nếu học viên muốn chuyển sang học ở nước ngoài như Singapore, Anh, Úc...thì trường sẽ hỗ trợ thủ tục để đưa học viên đi. Nếu học viên muốn tiếp tục học ở Việt Nam thì tùy vào nhu cầu của học viên mà trường sẽ tìm các chương trình đào tạo liên kết tương thích ở các trường khác như ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Kinh tế- Tài chính TPHCM...để học viên tiếp tục theo học. Thứ ba, học viên muốn rút lại học phí thì trường sẽ thỏa thuận với phụ huynh để hoàn trả lại.
Bà Trần Thị Nhật Hoan-người đại diện theo pháp luật của ERC Việt Nam- cho biết, hiện nay có 23 học viên có đơn xin rút học phí, 14 học viên có mong muốn được chuyển tiếp sang học tại Singapore. Và học viên có được hoàn trả 100% học phí hay không? Bà Nhật Hoan trả lời, tỉ lệ chi trả sẽ được lãnh đạo trường và phụ huynh thỏa thuận trên cơ sở học viên đã học được những gì từ ERC.
Hiện ERC Việt Nam có hơn 350 học viên, nhiều sinh viên cho biết, phương án học chuyển tiếp tại nước ngoài không phải ai cũng có điều kiện theo được. Việc nhận bồi hoàn học phí cũng chỉ là giải pháp bất đắc dĩ. Khi nhiều phụ huynh thắc mắc việc ERC trở thành một thành viên của ĐH Gia Định, họ phải đóng một số tiền học phí khá lớn, để sau này ra trường con em họ nhận bằng do ĐH Gia Định cấp là không thể chấp nhận được. Về vấn đề này, ông Tuấn Anh cho biết: Các chương trình liên kết Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế (thuộc ĐH Gia Định) đều do các trường ở nước ngoài có liên kết với ERC Việt Nam hay ERC các nước trên thế giới cấp bằng!
SIBME cũng "ngầm" đổi vỏ
Liên quan đến việc hậu rút phép hoạt động các trường Melior, ERC Việt Nam, SIBME: Sau khi Cty TNHH đào tạo công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh Singapore (SIBME) bị sở LĐTBXH TPHCM thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (Lao Động đã đưa tin) thì đơn vị này vẫn hoạt động, tiếp tục tuyển sinh. Trường còn gửi thông báo yêu cầu phụ huynh và học viên đến trường ký lại hợp đồng và đóng học phí với tên gọi mới: Trung tâm Đào tạo quốc tế SIBME, trực thuộc Trường ĐH tư thục Quản lý và Hữu nghị Hà Nội. Thông báo rằng, đây chính là bước đệm để thành lập Trường ĐH SIBME ViệtNam.
Theo laodong
Dạy ngoại ngữ ở trường phổ thông: Khó từ chất lượng giáo viên Bộ GDĐT vừa ban hành dự thảo về việc dạy và học tiếng nước ngoài trong nhà trường. Theo đó, đối với giáo dục phổ thông, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các môn khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học theo chương trình giáo dục phổ thông của VN hoặc chương trình của...