Lương chưa tăng được, tiền đâu làm “siêu dự án” Long Thành?
Ngổn ngang những mối lo, hoang mang những câu hỏi, nghi hoặc những con số… Những yếu tố đó được đưa lên bàn cân để đối chứng với những đòi hỏi cần thiết về việc đầu tư dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành…
Chiều 4/11, Quốc hội dành thời gian thảo luận tại các đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành.
Long Thành – bài toán của 2016 hay 2020
Đại biểu Nguyễn Văn Bình: “Vấn đề đặt ra với sân bay Long Thành cũng giống dự án đường dây 500KV Bắc Nam 10 năm trước”.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) cho rằng, việc đặt vấn đề đầu tư xây dựng sân bay Long Thành cần trả lời 3 câu hỏi. Trước hết, việc sân bay Tân Sơn Nhất quá tải thì không có gì phải nghi ngờ. Phương án mở rộng sân bay này cũng không khả thi vì vấn đề chiếm dụng đất, sử dụng cho mục đích khác, không còn khả năng “cơi nới” thêm.
“Tôi đã từng tham gia quân tiếp quản vào Sài Gòn sau giải phóng. Vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày ấy và đến giờ nhìn lại mới thấy xót xa vì sự thiếu quản lý khiến toàn bộ quy hoạch bên trong, bên ngoài khu vực này đều vị phá vỡ cả. TPHCM đã thống kê, muốn mở rộng sân bay này thì phải di chuyển gần nửa triệu dân – một con số kinh khủng. Hạ tầng xung quanh sân bay cũng khó có phương án đáp ứng khi chỉ có 2 tuyến giao thông hướng đến đây đều đã tắc nghẽn, áp lực” – ông Nam nói.
Trả lời câu hỏi thứ 2, có thể làm sân bay này trong những năm tới, đại biểu Lê Nam nhắc lại phát biểu của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng là bản thân ông cũng trăn trở vì “ siêu dự án” có khả năng gây áp lực lên ngân sách đang khó khăn. Tuy nhiên, ông Nam phân tích lại, kỳ họp này Quốc hội chưa quyết việc đầu tư ngay, mới chỉ là trình xin ý kiến, trên cơ sở nếu được ủng hộ, chấp thuận mới tiếp tục xây dựng phương án đầu tư cụ thể để trình Quốc hội xem xét quyết định.
Mới xin chủ trương trong khi dự án thì thấy rõ là rất cần thiết, vậy thì, ông Nam quả quyết, “không có gì mà không đồng ý cả” vì chưa phải lo chuyện có tiền chi tiêu lúc nợ công đang “găng”, chưa có gì phải đặt ra chuyện cân đối ngân sách cho việc này. Đại biểu cũng bày tỏ lạc quan với hướng đề xuất của Bộ GTVT là để DN vay lại vốn ODA từ Chính phủ, tự vay tự trả.
Đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) dẫn lại chuyện đầu tư đường dây 500KV Bắc – Nam. Dự án ban đầu cũng gây hoang mang cho là quá “khủng”, quá lãng phí. 10 năm sau, cho đến bây giờ mới thấy tác dụng, sự đúng đắn, thức thời của những người làm dự án khi đó.
Thêm một phiếu ủng hộ chủ trương đầu tư làm Long Thành, ông Bình cũng gạt đi lo ngại số vốn khủng của dự án. Đại biểu lập luận, miễn là cơ quan chuẩn bị chứng minh được tính hiệu quả của dự án, chắc chắn việc huy động các đối tác, các nhà đầu tư tham gia không cần phải lo.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hiếu – Thứ trưởng Bộ Công an nhận định, tính cần thiết của dự án ai cũng có thể thấy rõ nhưng tính cấp thiết trong thời điểm hiện tại thì chưa thể hiện được trong báo cáo đầu tư. Ông Hiếu chia sẻ lo lắng về thực tế nhiều công trình đầu tư xây dựng, ngốn hàng nghìn tỷ xong rồi để đấy, như dự án Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, mỗi năm chỉ dùng được ít ngày vào việc lễ tiết.
Tướng Hiếu cho rằng, cần tính lại thời gian thực hiện dự án, không nên vội vàng, 2020 sân bay Tân Sơn Nhất mới thực sự quá tải khi vượt ngưỡng công suất thiết kế 25 triệu khách thì thời điểm đó làm Long Thành sẽ chắc chắn hơn, 5 năm tới (2015 – 2020) nên được dành cho việc chuẩn bị đầu tư thật kỹ lưỡng.
Video đang HOT
“Ít năm nữa, kinh tế đất nước chắc cũng khá hơn nhiều rồi, tích lũy cũng ổn hơn, việc khởi công dự án sẽ chắc ăn, đỡ áp lực hơn. Lúc đó, các đối tác nước ngoài cũng nhìn thấy triển vọng lớn, rõ ràng hơn ở Việt Nam, ta sẽ dễ thuyết phục, kêu gọi đầu tư hơn”- ông Hiếu lập luận.
Thứ trưởng Bộ Công an cũng gợi ý một vấn đề khác là phương pháp lên kế hoạch. Không đồng tình với phương án giải phóng mặt bằng một lúc cả 5000ha cho dự án có 3 giai đoạn thực hiện, kéo dài đến tận 2030, ông Hiếu cho là tự “ôm” khó khăn. Theo đại biểu, nên lấy đất dần cho từng giai đoạn triển khai vì chưa dùng đến thì đất để đấy cũng là lãng phí, cần để người dân tiếp tục canh tác trong bối cảnh đất nông nghiệp đang rất thiếu hiện nay.
Mối lo khác trong mắt tướng Hiếu là mục tiêu xác định xây dựng Long Thành là một cảng hàng không trung chuyển lớn trong khu vực. Câu hỏi ông Hiếu đặt ra, việc cạnh tranh với các sân bay trung chuyển đã có sẵn của Thái Lan, Singapore sẽ khó khăn. Thứ trưởng Bộ Công an dẫn chứng, Malaysia cũng xây dựng sân bay trung chuyển nhưng chưa thu hút được khách vì phải cạnh tranh với sân bay của Thái, của Sing.
Ai chịu trách nhiệm nếu trì hoãn Long Thành
Những ý kiến “can gián” có thể ghi nhận nhiều nhất tại tổ thảo luận của đoàn ĐBQH TPHCM.
Đại biểu Võ Thị Dung của đoàn này cũng không phủ nhận tính cần thiết của dự án nhưng cho rằng báo cáo đầu tư có nhiều điểm chưa thuyết phục. Đại biểu lo ngại hướng “đóng cửa” sân bay Tây Sơn Nhất để dồn khách cho Long Thành vì mục tiêu hút 100 triệu hành khách/năm của dự án này quá lớn.
Nữ đại biểu khái quát, đông đảo cử tri TPHCM không đồng tình nếu để mở cửa Long Thành lại đóng cửa Tân Sơn Nhất. Còn nếu không đóng cửa sân bay này thì quy mô đặt ra của Long Thành quá lãng phí.
“Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nói, với tốc độ phát triển kinh tế 8-9%/năm thì 40 năm nữa Việt Nam mới bằng Hàn Quốc. Vậy thì ta có cần ngay một sân bay lớn như Long Thành, để phục vụ ai, phục vụ việc gì?” – bà Dung đặt câu hỏi.
Bà Dung cũng cho rằng, dự án “làm mất lòng tin” của người dân khi Chính phủ lập luận là không thể mở rộng Tân Sơn Nhất. Bỏ qua lý giải về việc khu đất hơn 160ha trong khuôn viên sân bay này đang được dùng làm sân golf khó chuyển sang làm đường băng được vì có hình tam giác, đại biểu lý luận, các chuyên gia hàng không mà đoàn ĐBQH TPHCM đã tiếp xúc đều khẳng định có thể làm được.
Đại biểu cũng không tin số liệu đưa ra là khoảng 140.000 hộ dân phải giải tỏa nếu muốn làm thêm đường băng ở Tân Sơn Nhất. Số liệu dự báo sản lượng khai thác hàng năm của sân bay này cũng có sự vênh lớn, chênh đến 2 lần giữa nguồn thống kê của UBND TPHCM và TCty Hàng không VN.
Về vấn đề vốn cho dự án, phản bác đề xuất giữ lại 5.000 tỷ đồng tiền cổ phần hóa TCty Cảng Hàng không VN để dành cho việc giải phóng mặt bằng, đại biểu lật lại, không coi số tiền đó là tiền ngân sách là không được vì tiền vốn của DNNN cũng là tiền của người dân.
Nữ đại biểu đề nghị “gác” lại câu chuyện Long Thành, đến 2030 mới tính tiếp.
Đại biểu Nguyễn Văn Minh: “Chuyện tăng lương năm tới chưa biết thế nào mà giờ đã bàn chuyện sân bay Long Thành”.
Đại biểu Nguyễn Văn Minh cũng đề nghị xem xét lại dự án, xem lại tính xác thực của các con số 140.000 hộ dân phải di dời nếu muốn mở rộng, làm thêm một đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất, 9 tỷ USD tiền bồi thường cho phương án này, tính hiệu quả, khả năng hoàn vốn của Long Thành… vì đó đều chỉ là ước tính, là kỳ vọng, là tình huống đẹp nhất đặt ra.
“Nợ công đang chồng chất. Trong nước thì không có tiền tăng lương. Chuyện 2016 tới chưa biết thế nào mà giờ này đã bàn chuyện Long Thành. Người dân chỉ mong một điều, làm sao nhà nước tiết kiệm chi hơn để tăng lương được, nếu không tăng chung cho cả nước thì cũng tăng trước cho những đối tượng khó khăn, người có lương hưu thấp, công chức đang phải thắt lưng buộc bụng, gồng mình gánh sức ép mấy năm nay. Một người lái xe ngày kiếm 150.000 đồng, một công chức, viên chức lương chì vài ba triệu đồng/tháng. Đồng tiền bỏ ra phải xót lắm” – ông Minh ta thán.
Giữ quan điểm bình tĩnh hơn, đại biểu Trần Du Lịch nhận xét, báo cáo giải trình bố sung của Chính phủ đã làm rõ được nhiều điểm mờ về dự án. Việc cần tính là phương án thu xếp để nâng công suất khai thác của Tân Sơn Nhất lên 30-40 triệu khách/năm được không, nếu nâng được thì sau 2020 mới phải tính tới làm Long Thành.
Cái khó hiện tại, ông Lịch nhìn thẳng là Tân Sơn Nhất khai thác 1 đường băng đã có có thể đảm bảo gánh 25 triệu hành khách/năm. Vì khoảng cách 2 đường băng hiện tại quá hẹp nên dùng 2 đường băng này thì cũng chỉ nâng được công suất lên đôi chút (26 triệu khách/năm). Nếu không dám đảm bảo nâng công suất Tân Sơn Nhất lên được thì đến 2020, khi sân bay quá tải, ai sẽ phỉ chịu trách nhiệm về việc trì hoãn Long Thành?
P.Thảo
Theo Dantri
Tên cướp giết 3 người chấn động đi bụi sau hôn nhân đổ vỡ
Từng có vợ nhưng tên cướp giết 3 người không chí thú làm ăn, gia đình bất hòa, hôn nhân đổ vỡ khiến Nam đi bụi rồi lún sâu vào tội lỗi.
Nghi can giết người cướp tài sản Nguyễn Hoài Nam, 20 tuổi ở ấp Long Thạnh, xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có thời gian bỏ nhà đi bụi không nhiều như thông tin ban đầu của một cán bộ xã. Đêm 27/10, phóng viên có mặt tại tổ 4, ấp Long Thạnh, cách bệnh viện huyện Chợ Gạo khoảng 1 km để tìm hiểu về cuộc đời tên cướp 20 tuổi gây chấn động miền Tây.
Nhà Nam nằm cuối hẻm nhỏ cách đường 24 cũ khoảng 50 m. Đêm xuống, nước kênh Chợ Gạo dâng cao khiến đường vào nhà đầy nước. Thấy người lạ, cha Nam lắc đầu, xua tay, không chịu nói gì về con mình. Còn vợ ông lớn tiếng quát khách, tắt đèn ngoài hiên rồi đóng mạnh cửa nhà.
Ông Long kể về gia đình Nam.
Ông Phạm Kim Long - Trưởng công an ấp Long Thạnh - cho biết cha Nam gốc Chợ Gạo, mẹ quê Bến Tre. Ở nhà, thanh niên này được hàng xóm gọi là "Bói" vì hay trộm vặt. Cậu có cô em kém 1 tuổi, vừa thôi chồng, đang nuôi con nhỏ.
"Xóm này ai cũng sợ chị em bà Nguyễn Thị Đen (mẹ Nam) vì nói động tới gia đình này là nghe chửi. Thằng Nam hư hỏng cũng bị ảnh hưởng từ mẹ vì bà này không chỉ chửi hàng xóm mà còn mắng con trai thường xuyên. Mẹ nó có hôm không cho con ăn cơm, đuổi khỏi nhà khiến thằng nhỏ bị ảnh hưởng tâm lý", ông Long đánh giá.
Trước đây vợ chồng bà Đen mua bán dừa, Nam bỏ học sớm nên thường theo ghe giúp cha. 5 năm nay gia đình chuyển nghề mua tro củi bán lại. Nhờ chịu khó tích cóp, gia đình này có nhà xây, cuộc sống ổn định.
"Nam bỏ nhà đi khi hôn nhân đổ vỡ chừng 2 năm nay. Nam quậy phá, không chịu làm ăn nên đang ở rể thì cha mẹ vợ trả về. Vợ Nam sau khi ly dị có chồng khác, đã có bầu", trưởng công an ấp nói. Còn theo một láng giềng thì lúc đầu bà Đen cho con ở rể nhưng sau đám cưới, bà này buộc vợ Nam về làm dâu khiến sui gia bất hòa.
"Hai tháng trước Nam về nhà xin tiền mẹ không được đã đập vỡ kính. Bà Đen sang báo, tôi liên hệ công an xã mời lên giáo dục thì nó đi đâu không rõ. Hôm sau mẹ nó bảo thôi, không muốn chính quyền can thiệp", ông Long cho biết thêm.
Như vậy, thời điểm Nam giết anh Trần Trung Hoàng trên đường Kênh Nổi ở ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh (TP Mỹ Tho) cách ngày xin tiền mẹ khoảng nửa tháng. Lúc này hung thủ cần tiền xài, không muốn trộm vặt nữa mà nảy sinh giết người để cướp tài sản và xe ôm rước khách ban đêm được cậu ta nhắm đến.
Nghi can giết 3 người cướp tài sản gây chấn động miền Tây tại cơ quan điều tra.
Toàn cảnh vụ thanh niên 20 tuổi hơn một tháng giết 3 người cướp tài sản
Chuẩn bị hung khí trong người, đêm 10/9 Nam lang thang trên quốc lộ 60 đoạn qua TP.Mỹ Tho để tìm xe ôm nhưng lại gặp "ca sĩ hội chợ". Khi được chở gần đến nhà, Nam xuống xe kêu anh Hoàng quay về.
"Biết anh Hoàng không phải xe ôm, Nam bỏ ý định sát hại nhưng nạn nhân cứ chạy từ từ theo rủ tìm nơi 'tâm sự'. Được rủ nhiều lần, Nam đồng ý, kêu anh Hoàng chở đến đoạn vắng để vui vẻ rồi ra tay giết, cướp", cán bộ điều tra nói.
Bán xe cướp được của anh Hoàng, Nam bỏ túi 7 triệu đồng đón xe lên Ninh Thuận tìm người tình mà anh ta yêu đơn phương. Nhận chiếc điện thoại iPhone 5 từ cậu thanh niên nhỏ tuổi hơn mình cho, thiếu phụ không nghi ngờ gì cho đến ngày cơ quan điều tra lần ra manh mối, xác định món quà này liên quan đến trọng án xảy ra ở miền Tây.
"Người bạn này không biết Nam quê Tiền Giang. Lúc mời hợp tác điều tra, chúng tôi cũng không biết Nam ở huyện Chợ Gạo vì trước giờ chưa có thông tin gì về nhân thân nghi can. Qua đấu tranh suốt 2 giờ, Nam mới khai ra tên thật và thừa nhận gây ra vụ án thứ nhất, nạn nhân là anh Hoàng", trinh sát kể.
Để lời khai của Nam đảm bảo vững chắc, lãnh đạo công an Mỹ Tho chỉ đạo cán bộ điều tra khai thác nơi tiêu thụ xe của anh Hoàng. Khi Nam chỉ ra nơi bán xe, tổ công tác kết hợp với cán bộ VKS trực tiếp đi thu hồi tang vật, tránh trường hợp nghi can phản cung sau này.
Một hàng xóm cho biết khi hay tin Nam bị bắt đã chạy sang nói với bà Đen. Người mẹ này cứ tưởng con mình quậy phá nên nói lẫy "kệ nó, quậy quá bắt là phải". "Người báo tin nói nghe đâu con bà bị bắt vì giết người thì mẹ Nam chùng giọng, bỏ vào nhà", láng giềng kể.
Theo Zing News
Ủy ban Kinh tế: Nhiều đại biểu ủng hộ dự án Sân bay Long Thành Báo cáo giải trình bổ sung trước đó của Chính phủ cho biết cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào dự án đã có thay đổi đáng kể, theo hướng giảm tiền ngân sách và ODA, tăng vốn doanh nghiệp. Nỗi lo vốn trước tình hình nợ công gia tăng là điều mà các đại biểu Quốc hội băn khoăn nhất về dự...