Lương chồng mỗi tháng hơn 40 triệu nhưng tôi chưa từng cầm một đồng, vậy mà nay vừa hỏi đến tiền thì chồng nói một câu không khác gì giáng sấm sét
Tôi cảm thấy riêng biệt tài chính rất tốt, cũng đã sống như thế được vài năm nay rồi vậy mà chuyện hôm nay khiến tôi rất lăn tăn.
Hai vợ chồng tôi đều là người thành đạt, tôi là trưởng phòng hành chính tại một công ty trên 500 nhân viên, còn chồng là phó giám đốc của một công ty kinh doanh vật liệu chống thấm. Tôi không biết cụ thể lương chồng nhưng cũng có thể đoán được tầm trên 40 triệu mỗi tháng chưa kể thưởng sau khi kết thúc hợp đồng, công trình.
Hai vợ chồng đều riêng biệt kinh tế. Chồng tôi từng đi du học về nên anh nói học theo cách quản lý chi tiêu của châu Âu, ai có tiền người nấy giữ, có việc chung thì cùng góp. Tôi tính tự lập từ bé nên đồng ý luôn.
Vậy là mỗi tháng, tôi có tiền thì tôi gửi về cho bố mẹ đẻ, chồng cũng cho bố mẹ anh bao nhiêu thì cho, không ai hỏi han. Mua sắm cái gì đó nhiều tiền cho gia đình thì hai vợ chồng góp. Hàng tháng mỗi người lại tự đóng vào quỹ chung 5 triệu để làm phí ăn uống. Học phí cho con cái cũng chia đôi, chỉ có riêng tiền thuê người giúp việc mỗi tháng 6 triệu là chồng trả… Mọi thứ rất ổn. Tôi tự nhận thấy sống như thế này lại hay, rất sòng phẳng.
Nhưng lại có chuyện này khiến tôi lăn tăn. Hai hôm trước tôi bàn với chồng sửa lại căn hộ và thay mới một số nội thất cho hiện đại và tiện nghi. Tôi đã tính toán hết khoảng 500 triệu nên nói với chồng mỗi người bỏ ra 250 triệu. Ngờ đâu chồng bảo anh không có tiền. Tôi kinh ngạc hỏi trước giờ lương anh để đâu? Anh thật thà kể làm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, chỉ giữ lại trong thẻ 20 triệu chưa kịp tiêu mà thôi.
Tôi có nên cố ép chồng gọi điện về quê vay tiền mẹ để làm làm cho xong kế hoạch? (Ảnh minh họa)
Tôi ngớ người, vậy mà tôi cứ chắc mẩm chồng không có cả tỉ thì cũng vài trăm triệu tiền riêng. Tôi kiểm tra tài khoản ngân hàng của anh thì thấy đúng là chỉ có hơn 20 triệu. Anh an ủi tôi rằng thôi để vài tháng nữa anh gom được tiền thì đưa tôi. Lúc đó mua sắm sau. Tôi thì rất bất mãn, giờ tôi còn có thời gian rảnh để bài trí lại nhà cửa, chứ ít nữa bận rồi thì làm sao được.
Vậy là chồng thủ thỉ kể mỗi tháng anh gửi về cho bố mẹ dưới quê 20 triệu, anh bảo tôi gọi điện về hỏi mẹ chồng, thế nào bà cũng tiết kiệm được kha khá. “Mình cứ lấy lý do vay trước, sau này anh trả”. Tôi hỏi sao anh không tự gọi điện về thì chồng nói: “Mỗi lần gửi về anh đều bảo mẹ cứ lấy mà chi tiêu, đừng có tiết kiệm làm gì, tuổi già rồi sống được bao lâu nữa đâu mà cứ phải khổ sở. Giờ anh lại gọi hỏi vay tiền thì biết giấu mặt vào đâu”.
Tôi thật hết cách với chồng, anh là con ruột còn ngại hỏi vay tiền mẹ đẻ, vậy mà anh xúi tôi là con dâu, chưa từng gửi cho bà đồng nào, giờ bỗng dưng gọi điện hỏi vay tiền bà thì có hay ho gì không?
Video đang HOT
Tôi có nên cố ép chồng gọi điện về quê vay tiền mẹ để làm làm cho xong kế hoạch hay cứ hoãn lại bao giờ có tiền thì tính tiếp hả mọi người? Và sau này có nên mỗi tháng đòi chồng đưa một nửa lương nhằm tiết kiệm không?
(tu.12.oanh…@gmail.com)
Mách nhỏ các cặp đôi mới cưới 4 cách quản lý chi tiêu để không bị khủng hoảng tài chính khi vừa bước chân vào cuộc sống gia đình
Cuộc sống hôn nhân khác hoàn toàn với cuộc sống độc thân. Bạn không thể tùy tiện chi tiêu theo cảm hứng như trước. Điều này khiến nhiều cặp đôi rơi vào tình trạng khủng hoảng cả về tài chính lẫn tinh thần.
Tài chính kinh tế là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hạnh phúc gia đình. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới xung đột, mâu thuẫn vợ chồng nhất là với cặp đôi mới cưới vì bản thân họ chưa biết cách quản lý kinh tế, tiết kiệm chi tiêu.
Một số cách giải quyết dưới đây sẽ giúp vợ chồng mới cưới dễ dàng tiết kiệm tiền, làm chủ kinh tế, cuộc sống gia đình.
1. Công khai mọi nguồn thu nhập và cả những khoản nợ
Khi đã bước chân vào cuộc sống hôn nhân, chúng ta phải xác định rõ ràng, kinh tế là của chung. Sau khi cưới, vợ chồng nên dành thời gian ngồi lại với nhau để cùng công khai tài sản đang sở hữu, các nguồn thu nhập, những khoản nợ nếu có trước đó và những vấn đề khó khăn vướng mắc đang gặp phải... Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập, gây dựng lòng tin ở đối phương để vợ chồng có thể đồng lòng xây dựng kế hoạch tiết kiệm cho tương lai và cùng cố gắng vì gia đình.
2. Lên kế hoạch cùng nhau trả nợ nếu có
Nợ nần khiến cuộc sống căng thẳng, áp lực cũng như khó có thể tích lũy tài chính. Vì vậy để nhanh chóng ổn định cuộc sống gia đình, cách tốt nhất là vợ chồng ngồi lại với nhau bàn bạc hướng giải quyết số nợ ấy. Phải có sự thống nhất rõ ràng, hỗ trợ và thông cảm với nhau. Làm được như thế, mọi khó khăn sẽ được giải quyết bởi người xưa đã có câu: "Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn".
Ảnh minh họa.
3. Lên kế hoạch tiết kiệm, quản lý chi tiêu một cách khoa học theo từng tuần
Cuộc sống hôn nhân khác hoàn toàn với cuộc sống độc thân. Bạn không thể tùy tiện chi tiêu theo cảm hứng như trước. Cuộc sống gia đình có rất nhiều khoản phải lo, không chỉ cơm ăn áo, gạo tiền hàng ngày mà còn đủ những mối quan hệ đối nội, đối ngoại khác cần vợ chồng bạn chăm sóc.
Thậm chí thời gian đầu nhiều cặp đôi còn phát hoảng với những khoản chi vượt sức tưởng tượng. Cũng vì thế mà sau cưới nhiều vợ chồng trẻ lao đao với cảnh đầu tháng đủ ăn, cuối tháng vay nợ.
Để tránh tình trạng mất kiểm soát tài chính, vợ chồng trẻ phải cùng nhau ngồi lại, lên kế hoạch tiết kiệm và phân chia nhiệm vụ quản lý tài chính gia đình một cách cụ thể, phù hợp với từng người.
Thường thì đàn ông sẽ là người tạo ra nguồn thu chính cho gia đình, vợ là người quản lý tài chính tốt nhất. Mọi khoản chi tiêu cần được liệt kê một cách rõ ràng cụ thể theo tuần.
Bạn đừng nghĩ đó là động tác thừa bởi có làm như thế vợ chồng mới kiểm soát được chi tiêu hàng ngày. Đặc biệt, kế hoạch đã định ra, nhất quyết phải tuân theo không được tiêu lạm phát khi không có lý do quá quan trọng.
Ngoài những khoản chi tiêu sinh hoạt hàng ngày thì kế hoạch cho tương lai chung vợ chồng cần hoạch định rõ ràng, có lộ trình và mục tiêu tích lũy cụ thể với những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn như: 3 năm đầu sau cưới, 5 năm, 10 năm.
Ví dụ 3 năm đầu là trả nợ, sinh con. Tiền chuẩn bị cho việc đón thành viên mới là bao nhiêu; tiết kiệm bao nhiêu cho quỹ học vấn của con; khi nào mua nhà, mua xe với số tiền bằng nào; khoản nào dự phòng rủi ro cho gia đình; khoản nào chuẩn bị cho hưởng thụ, cho tuổi già.
Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, vợ chồng buộc phải cùng nhau chi tiêu khoa học, có công thức cụ thể. Chẳng hạn nếu chưa có con thì vợ chồng có thể chi tiêu 30% thu nhập, tích lũy 70%.
Khi có con, chi phí đội lên, con số chi tiêu có thể lên đến 60%, thậm chí 70% song tuyệt đối không để tình trạng kiếm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Tránh cảnh lúc cần tiền không có, vợ chồng sẽ căng thẳng, xung đột.
4. Kiếm việc làm thêm, tăng thu nhập
Theo tư vấn của các chuyên gia tài chính, nếu có thể thì tốt nhất chúng ta đừng để mình phụ thuộc vào đồng lương nhận được mỗi tháng. Vì khi có việc đột xuất cần tiền, chúng ta sẽ khó lòng xoay xở được. Vợ chồng mới cưới, chưa vướng bận con cái, có nhiều thời gian rảnh nên kiếm thêm cho mình 1 công việc gì đó làm thêm nhằm tăng thu nhập cho gia đình, giúp sớm hoàn thành mục tiêu tích lũy tài chính của vợ chồng.
Đã nghèo mà vẫn chi tiêu theo cách này thì chỉ khiến chị em ngày càng nghèo thêm Nếu có thói quen chi tiêu nào trong danh sách dưới đây, bạn cần thay đổi ngay. 1. Chỉ ước tính mức chi tiêu Trước khi lập một khoản ngân sách, bạn phải biết chính xác tiền của mình tiêu vào đầu và chi phí sinh hoạt thực sự của bản thân. Chỉ ước tính hoặc đoán là hoàn toàn vô ích, bởi...