Lượng bão, áp thấp vượt kỷ lục trong năm 2013
Nếu năm 1964 có 16 cơn bão, áp thấp nhiệt đới thì năm nay con số này có thể lên tới 18. Biển Đông được dự báo sẽ đón bão kép trong những ngày tới.
“Mùa bão năm nay thật đặc biệt”, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương nói. Theo ông Hải, tại khu vực biển Đông đã có 12 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới. Hai ngày nay, thêm áp thấp nhiệt đới gần biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão (cơn bão số 13) và một cơn bão khác có tên quốc tế là Haiyan khả năng lớn sẽ đổ bộ vào nước ta (bão số 14).
“Như vậy, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có thể lên tới 18 cơn, vượt kỷ lục năm 1964 có 16 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Đây là điều hiếm gặp trong 49 năm qua”, ông Hải nói.
Cũng theo vị phó giám đốc, thêm một điều đặc biệt của mùa bão năm nay là chỉ tính riêng tháng 10/2013 có tới 7 cơn bão trên Thái Bình Dương, vượt số lượng được cho là kỷ lục vào tháng 10/1989 (6 cơn).
Ông Hải nhận định, khả năng có thể còn 1-2 cơn bão nữa ảnh hưởng đến Việt Nam.
Video đang HOT
Một áp thấp nhiệt đới đang hình thành trên biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ảnh: nchmf.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương, 7h sáng nay, tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía bắc đảo Palaoan (Philippines), với sức gió tối đa 61 km một giờ (cấp 7). Trong sáng nay, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào phía đông nam biển Đông với tốc độ di chuyển nhanh, hướng đi phức tạp và có khả năng mạnh lên thành bão.
Ngày mai, tâm bão trên khu vực phía bắc quần đảo Trường Sa, cách bờ biển các tỉnh Phú Yên – Bình Thuận khoảng 430 km về phía đông đông nam, sức gió tối đa 88 km một giờ (cấp 9). Sau đó, bão đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Ngoài ra, trên khu vực biển Thái Bình Dương đang có một cơn bão mạnh hoạt động, tên quốc tế là Haiyan. Dự báo Haiyan sẽ di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây bắc với tốc độ khoảng 25 km mỗi giờ. Sáng 9/11, cơn bão này có khả năng đi vào vùng biển phía đông biển Đông.
Hương Thu
Theo VNE
Bão số 12 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Theo bản tin phát lúc 21 giờ 30 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều tối nay (4.11), bão số 12 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hướng di chuyển của bão số 12 (trên) và áp thấp nhiệt đới - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ vĩ bắc; 110,3 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 30 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp rồi đi vào đất liền các tỉnh Đà Nẵng - Bình Định.
Đến 7 giờ ngày 5.11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 107,2 độ kinh đông, trên khu vực nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là từ dưới 39 km/giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định và bắc Tây nguyên có mưa vừa, có nơi mưa to.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với hoạt động của không khí lạnh nên ở Vịnh Bắc bộ, có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 ở khu vực miền nam (Philippines) Hồi 19 giờ ngày 4.11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,4 độ vĩ bắc; 123,5 độ Kinh Đông, trên khu vực miền nam (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km/giờ), giật cấp 8, cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 19 giờ ngày 5.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,3 độ vĩ bắc; 118,0 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 410 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 6.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,2 độ vĩ bắc; 112,5 độ kinh đông, trên khu vực phía tây bắc quần đảo Trường Sa, cách bờ biển các tỉnh Ninh Thuận - Bà Rịa-Vũng Tàu 370 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, từ ngày mai (5.11), vùng biển phía đông nam biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh.
Theo TNO
Áp thấp nhiệt đới mới xuất hiện Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư, bão số 12 đã suy yếu sau khi đi vào vùng biển Trung Bộ. Tuy nhiên Biển Đông sẽ sớm đón một cơn bão mới trong 24 giờ tới. Bão số 12 đã suy yếu sau khi đi vào vùng biển Trung Bộ. Tuy nhiên Biển Đông sẽ sớm đón một cơn bão...