Lượng băng kỷ lục “bốc hơi” khỏi Greenland năm 2019
Sau một thời gian “tạm thời gián đoạn” từ năm 2017 đến 2018, dải băng Greenland đã mất một lượng băng kỷ lục vào năm 2019. 532 tỷ tấn băng đã biến mất chỉ trong một năm.
Các nhà khoa học Đức đã sử dụng dữ liệu mô hình và hình ảnh vệ tinh đưa ra kết luận cho thấy kỷ lục mới đã phá vỡ kỷ lục trước đó là 464 tỷ tấn bị mất vào năm 2012. Về cơ bản, lượng băng tan ở Greenland trong năm 2019 khiến mực nước biển toàn cầu tăng 1,5 mm.
Cùng với sự tan chảy, nghiên cứu cũng chỉ ra năm 2019 có lượng tuyết rơi thấp hơn trung bình trong thời gian dài, làm tăng thêm sự mất mát về khối lượng chung.
Trước đó, những nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của NASA từ năm 2003 đến năm 2019, phát hiện lượng tan chảy thấp bất thường vào năm 2017 và 2018, tiếp theo là lượng tan chảy cao kỷ lục vào năm 2019.
Video đang HOT
“Sau hai năm, vào năm 2019, tổn thất đã tăng mạnh vượt quá tất cả các tổn thất hàng năm kể từ năm 1948. Năm 2017 và 2018 là những năm rất lạnh ở Greenland, tuyết rơi nhiều. Chúng tôi nhận thấy sự thay đổi đáng kể giữa các năm”, Ingo Sasgen, tác giả nghiên cứu và là nhà nghiên cứu về băng tại Trung tâm Nghiên cứu Biển và Địa cực Helmholtz ở Đức, cho biết.
Bắc Cực đang chịu một số tác động khắc nghiệt nhất và tức thời của biến đổi khí hậu thông qua một quá trình được gọi là khuếch đại vùng cực. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng sự tan chảy cũng được khuếch đại bởi sự giảm khả năng phản xạ các tia từ Mặt trời. Nói cách khác, quá trình tan chảy trước đó đã dần dần loại bỏ những tảng băng lớn phản chiếu và để lại những tảng băng sẫm màu hơn, hấp thụ nhiều nhiệt hơn làm ấm thêm khu vực.
“Thật kinh khủng khi năm 2019 là một năm kỷ lục khác về lượng băng mất đi. Vào năm 2012, đã khoảng 150 năm kể từ khi trải qua mức độ tan chảy tương tự. Hiện chúng ta đã có lượng băng kỷ lục mất hai lần trong vòng chưa đầy 10 năm”, tiến sĩ Twila Moon, một nhà khoa học tại Đại học Colorado ở Boulder, người không tham gia vào nghiên cứu, bình luận.
Tàu vũ trụ NASA phát hiện điều lạ trên bầu trời Sao Hỏa
Tàu vũ trụ không người lái MAVEN của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã phát hiện một tia cực tím phát sáng bất thường giữa bầu trời đêm từ Sao Hỏa.
Tia cực tím phát sáng bất thường từ bầu trời Sao Hỏa được tàu vũ trụ MAVEN chụp lại
"Nhóm điều khiển tàu MAVEN đã rất ngạc nhiên khi thấy tia cực tím này phát sáng 3 lần trên bầu khí quyển của Sao Hỏa vào mỗi đêm, trong các thời điểm được cho là 'mùa xuân' và 'mùa thu' của hành tinh này", Trung tâm điều hành các chuyến bay vào Vũ trụ Goddard của NASA giải thích trong một tuyên bố. "Hiện tượng này xảy ra khi những cơn gió theo chiều thẳng đứng mang theo khí gas xuống các vùng có mật độ khí gas cao hơn trên Sao Hỏa, giúp đẩy nhanh các phản ứng hóa học tạo ra nitric oxide và cung cấp năng lượng cho tia cực tím."
Các hiện tượng tia sáng hình "bước sóng và xoắn ốc" cũng được phát hiện một cách bất ngờ ở các thời điểm "đông chí' trên sao Hỏa. Theo Nick Schneider, giáo sư thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Không gian và Khí quyển của Đại học Colorado, Mỹ, "Hình ảnh của MAVEN cung cấp những kiến thức mang tính toàn cầu đầu tiên của chúng ta về chuyển động của các dòng khí trong bầu khí quyển giữa của sao Hỏa, một khu vực quan trọng nơi các dòng khí giữa các lớp khí quyển thấp nhất và cao nhất của hành tinh này được lưu thông."
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Geophysical Research, Space Physics.
Robot thám hiểm Mars 2020 Perseverance Rover của NASA mới đây cũng đã khởi động sứ mệnh của mình trên Sao Hỏa, trong một cuộc hành trình dự kiến kéo dài 7 tháng. Robot này dự kiến sẽ đặt chân lên Miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa vào ngày 18.2.2021.
Thời gian của Mars 2020 Perseverance Rover trên bề mặt Sao Hỏa sẽ kéo dài ít nhất 1 năm của hành tinh này, tương đương khoảng 687 ngày trên Trái Đất.
Đầu tháng này, robot thám hiểm Curiosity Rover của NASA đã kỷ niệm tròn 8 năm thám hiểm trên bề mặt Sao Hỏa.
Mục tiêu dài hạn của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ là đưa con người lên sao Hỏa vào khoảng năm 2030. Tuy nhiên, cựu phi hành gia Buzz Aldrin cho rằng mục tiêu này nên được thực hiện muộn hơn một chút, ở thời điểm năm 2040.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào năm 2016, phi hành gia từng có mặt trong chuyến bay lịch sử lên Mặt Trăng vào năm 1969 cho biết ông tin rằng các phi hành gia có thể ghé thăm Phobos, Mặt Trăng của Sao Hỏa. vào năm 2040. Điều này có thể đóng vai trò như một bước tiến lớn trong sứ mệnh chinh phục hành tinh này.
Sao Diêm Vương có một đại dương rộng lớn trong 4,5 tỷ năm qua Phân tích hình ảnh từ sứ mệnh New Horizons thu thập được của NASA cho thấy Sao Diêm Vương rất nóng khi mới hình thành. Điều này sẽ tạo ra nước lỏng tồn tại đến ngày nay. Hình ảnh cho thấy bề mặt băng giá của Sao Diêm Vương. Các nhà khoa học cho biết, hành tinh lùn này rất nóng khi mới...