Lương 7 triệu đồng, con trai tôi vẫn nằng nặc đòi nuôi con riêng của vợ
Về lâu dài, tôi nghĩ con trai mình không thể gồng gánh cả hai đứa trẻ như vậy được.
Tôi năm nay ngoài 60 tuổi, sinh sống ở vùng quê. Vợ chồng tôi có 3 người con – 2 trai, một gái. Các con đều đã trưởng thành và có gia đình riêng.
Thời gian gần đây, tôi đau đầu và không biết xử lý sao với chuyện của anh con út. Con trai tôi năm nay 32 tuổi. Con luôn là đứa ngoan hiền, biết nghe lời nhất nhà.
Con chín chắn, biết suy nghĩ nên chúng tôi rất ít khi phải nhắc nhở con trong việc học hành hay làm bất cứ việc gì. Vậy mà không ngờ khi đến tuổi trưởng thành, con lại là đứa khiến vợ chồng tôi phiền muộn, lo lắng nhiều nhất.
Năm 28 tuổi, sau khi trải qua vài mối tình, con trai tôi bỗng đưa về một cô gái ở xã bên, đã có con riêng. Con tuyên bố sẽ cưới cô gái này làm vợ.
Nghe tin, vợ chồng tôi đều rất sốc, ra sức khuyên can. Chúng tôi ngăn cản bởi cái tiếng chẳng mấy tốt đẹp về cô gái.
Cô gái này chưa lấy chồng mà đã có con, bố đứa trẻ cũng chẳng rõ là ai. Hơn nữa, cô ấy còn khá ăn chơi và có nhiều mối quan hệ xã hội.
Ads (0:05)
Video đang HOT
Con trai tôi chăm sóc con riêng của vợ rất chu đáo, cẩn thận (Ảnh minh họa: ShutterStock).
Ở quê, chuyện người xã này với người xã kia không mấy xa lạ. Càng là chuyện xấu, người ta càng nhớ lâu.
Chẳng hiểu cô ấy cho con tôi cái gì mà thằng bé răm rắp nghe lời. Thậm chí, con còn nói, nếu không lấy cô ấy thì sẽ ở vậy đến hết đời.
Cả nhà căng thẳng suốt một năm, cuối cùng chúng tôi đành nghe theo ý con. Sau đám cưới, con trai tôi đón luôn con riêng của vợ về ở cùng. Nó quan tâm, chăm sóc đứa nhỏ chẳng khác gì con ruột của mình.
Cưới được gần một năm, con trai tôi đùng đùng xin sang nhà vợ ở. Lý do là bởi vợ đã có bầu nên muốn về nhà mẹ đẻ ở để thuận tiện đi làm. Nhà thông gia của tôi ở trung tâm phố huyện. Con dâu thuê nhà, mở cửa hàng quần áo ở đó.
Chúng tôi không ủng hộ quyết định này nhưng vợ chồng con trai vẫn chuyển đi. Con chuyển đi được vài tháng, tôi nghe hàng xóm xì xào rằng, con tôi đi ở rể đúng là cảnh “chó chui gầm chạn”.
Hỏi chuyện tôi mới biết, công ty cắt giảm nhân sự, con tôi lâm vào cảnh thất nghiệp. Có lẽ kinh tế gia đình vì thế phụ thuộc vào con dâu. Gia đình thông gia cũng coi thường con tôi ra mặt.
Thi thoảng, tôi lại thấy con trai về nhà, gương mặt chẳng mấy vui vẻ. Tôi bảo con, không ở được bên đó cứ về nhà cho thoải mái, công việc từ từ rồi xin. Tôi có lương hưu, có thể hỗ trợ con ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Ấy thế nhưng con tôi không nghe, có lẽ vì không muốn phật lòng vợ. Khi con dâu sinh con, tôi cũng vì cháu, vì con mình mà thường xuyên qua nhà thông gia thăm, mang nhiều hoa quả, đồ bổ cho con dâu.
Tuy nhiên, tôi cảm nhận rằng, dù mình có cố gắng đến mấy, con dâu vẫn giữ khoảng cách và không mở lòng với tôi.
Đầu năm nay, dường như mối quan hệ hôn nhân của con trai tôi ngày càng xấu đi. Con dâu thậm chí còn muốn ly hôn. Con trai tôi không đồng ý, vẫn níu kéo để cháu tôi có mẹ.
Thế rồi chẳng hiểu con trai tôi hàn gắn, níu kéo thế nào mà con dâu bỏ đi biền biệt không về. Có người nói con dâu đi theo người đàn ông nào đó và không có ý định về nữa. Gia đình thông gia cũng không liên lạc được.
Chuyện đã xảy ra mấy tháng nay, con trai tôi rời nhà mẹ vợ về ở với chúng tôi. Con đưa cả 2 đứa con cùng về. Con riêng của con dâu quấn quýt dượng còn hơn mẹ đẻ. Tuy nhiên về lâu về dài, tôi nghĩ con trai không thể gồng gánh cả 2 đứa trẻ như vậy được.
Tôi đề xuất phương án nên đưa bé lớn về bên ngoại nhưng con trai tôi không đồng ý. Con nhất quyết muốn nuôi cả con đẻ và con riêng của vợ.
Chồng tôi rất tức giận, ông bảo con trai bị phụ tình vẫn không sáng mắt ra. Con trai tôi thu nhập chỉ 7 triệu đồng, có tháng còn thấp hơn. Việc nuôi con mình còn khó khăn, giờ phải gánh gồng thêm đứa trẻ chẳng máu mủ có đáng không?
Tôi phải làm gì để khuyên con trai mình đây?
Chị dâu quá lười, mọi việc đều đổ dồn cho mẹ chồng
Chị dâu tôi đã là mẹ của 2 con nhỏ, nhưng từ việc chăm con đến dọn nhà, chị đều tìm cách né tránh, đổ hết mọi việc lên vai mẹ tôi.
Mẹ tôi vì thương con thương cháu, nên nhiều khi ốm vẫn phải cố làm. Chị dâu tôi làm trưởng phòng ở một cơ quan nhà nước, công việc cũng khá bận rộn, nhưng vẫn có nhiều thời gian cho gia đình, không phải tăng ca, làm thêm giờ, thứ 7, chủ nhật cũng được nghỉ. Thế nhưng về đến nhà, chị chẳng bao giờ động tay vào bất cứ việc gì.
Trước đây nhà anh chị tôi thuê giúp việc, nhưng sau chị dâu nói không muốn ở cùng người lạ, nên không thuê nữa. Từ đó mọi việc trong nhà đổ dồn hết lên mẹ tôi. Anh chị tôi có 2 con nhỏ, cháu lớn 5 tuổi, cháu bé mới 3 tuổi, nhưng đi làm về đến nhà, từ việc tắm gội, cho con ăn, chị cũng chẳng mấy khi làm, tất cả đều mẹ tôi phục vụ. Mẹ hết phục vụ 2 cháu, rồi lại phục vụ con trai, con dâu, cơm nước, dọn dẹp đủ việc.
Chị dâu không thuê giúp việc nhưng lại đổ dồn mọi việc lên đầu mẹ chồng. (Ảnh minh họa: KT)
Có những ngày chị tôi ăn xong cũng chẳng thèm rửa bát, kêu mệt lên phòng nghỉ, mẹ tôi thấy thế lại lặng lẽ đi dọn, chưa bao giờ kêu ca vất vả.
Năm nay mẹ tôi cũng đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe đi xuống, thường xuyên đau lưng đau chân, lại thêm bệnh huyết áp thấp, tiền đình, thế nhưng hàng ngày phải làm đủ việc chứ chẳng có lấy chút thời gian nghỉ ngơi.
Cuối tuần được nghỉ, vợ chồng anh chị đưa con về nhà ngoại chơi hoặc đi chơi đâu đó, nếu không cũng "ngủ nướng" tới trưa. Mọi việc trong nhà đều một tay tôi làm. Nhiều lần tôi đến chơi chứng kiến cảnh chị dâu ngồi xem tiktok còn mẹ tôi còng lưng lau bếp tôi đã rất bực. Đôi lần tôi góp ý với chị nhưng không có gì thay đổi, nếu nói nhiều lại mang tiếng chị dâu em chồng, nhưng không nói thì tôi rất thương mẹ. Tôi đã ngỏ ý muốn đón mẹ sang ở cùng vợ chồng tôi, nhưng mẹ không đồng ý, mẹ thương con, thương cháu nên việc gì cũng cố gắng làm hết, tôi nhìn mà thương.
Đến đón con trai, tôi giật mình nghe được câu nói của người vợ của chồng cũ Nghe câu của chị vợ chồng cũ nói với con trai mà tôi không hiểu ý đồ bên trong đó là gì? Không biết chị ấy có ý tốt với mẹ con tôi hay còn có mục đích khác đây? Vợ chồng tôi đã ly hôn được hơn 2 năm, nguyên nhân do sống không hợp nhau. Vài tháng sau chồng cũ đã...