Luôn trả lời “no problem” khi sếp hỏi công việc có ổn không, cô gái lĩnh ngay cái kết mà nhiều dân văn phòng “ấm ớ” cũng mắc phải
Hy vọng loạt ý kiến với nhiều góc nhìn hay của dân mạng bên dưới câu chuyện sẽ giúp ích dân văn phòng nào chẳng may gặp phải tình cảnh tương tự.
Càng tài giỏi thì càng được trọng dụng – đây là một nguyên tắc bất thành văn mà hầu hết dân công sở đều thuộc nằm lòng. Do đó, khi muốn trở nên có giá trị trong mắt cấp trên, nhân viên nào cũng cố gắng chứng minh bản thân làm việc thật năng suất và mang lại hiệu quả cao. Thậm chí nếu không giỏi cũng sẽ tỏ ra mình giỏi, được sếp quý mến trọng dụng, thử hỏi ai mà không thích cơ chứ?
Tuy nhiên, chuyện này vẫn có mặt trái đối với nhiều dân công sở, một mặt trái phổ biến mà tin chắc rằng, ai đã trải qua như cô nàng trong câu chuyện dưới đây sẽ vô cùng thấm thía. Cô đăng đàn than thở trong một hội nhóm có rất đông thành viên trên MXH như sau:
“Lúc nào sếp cũng hỏi em công việc có ok không, mà tính em cứ ai tốt với mình em đều trả lời “no problem” hết. Thế là giờ đây em nghiễm nhiên trở thành 1 người làm 2 việc trong khi benefit chẳng mấy hài lòng.
Công ty em dạo này đang thiếu nhân sự trầm trọng bộ phận nào không có người là sếp em lại kêu em đi hỗ trợ. Nhiều lúc em nghĩ “biết nhiều là tốt, đi chỗ khác không sợ bị coi là ngơ”, nhưng em đang thấy do em lúc nào cũng kêu ổn nên mới bị như vậy. Nhiều thằng lười ngồi chơi không, trong khi mình phải làm bục mặt, nghĩ mà ức chế.
Sếp em là người nâng đỡ và dìu dắt em rất nhiều, bây giờ mà nghỉ trong lúc sếp gặp khó khăn có quá đáng lắm không các anh chị? Em thấy ngày nghỉ vẫn phải vác laptop về nhà làm là không hề vui rồi”.
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Bên dưới phần bình luận, loạt ý kiến đáng suy ngẫm với nhiều góc nhìn cũng đã nhanh chóng được viết ra như sau:
Video đang HOT
“Bạn hiện tại mang tâm trạng của mình 1 năm trước. Công ty thấy 1 mình mình kham nổi từng ấy công việc thì cứ để thế cho làm thôi, mọi chuyện kéo dài được 1 năm và còn 16 ngày nữa là mình nghỉ việc. Cũng biết sau đấy sếp vất vả nhiều việc thiếu nhân sự, người mới chưa quen việc nhưng thôi nghĩ cho mình trước đã. Chúc bạn có quyết định sáng suốt”.
“Không biết em bao nhiêu tuổi. Ta không nói thiệt hơn ở đây, nhưng làm nhiều sẽ nhiều kinh nghiệm, cũng tốt. Xem lại coi mục tiêu nghề nghiệp em là gì, những công việc hiện tại nó có giúp đạt được nó không? Ngày trước một mình anh cân hết cả phòng nên giờ động đến đâu cũng làm được”.
“Đầu tiên bạn cần các định tầm quan trọng của công việc và thời gian dành cho riêng mình. Nếu không muốn đi làm thêm thì đơn giản là nên học cách từ chối khi sếp, còn nếu muốn quyền lợi xứng đáng, bạn hãy đối thoại để xin nâng lương. Còn sức cùng lực kiệt mà không thể giải quyết, mình tin ra đi là điều đúng đắn”.
Thế đấy dân công sở ạ, đôi khi trong một môi trường làm việc, lằn ranh giữa sự trọng dụng và bóc lột sức lao động chỉ cách nhau có một gang tay. Nếu chẳng may là một phần trong môi trường đấy, chúng ta phải xác định rõ ràng, tránh để bản thân rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Ấy thế, việc xác định lằn ranh này không đơn giản chỉ bằng hành vi quan sát mà còn bằng tiếng nói của chính chúng ta.
Ví dụ như cô nàng trong câu chuyện trên, khi cảm thấy việc quá nhiều thì hãy biết cách khéo léo đối thoại với sếp, đừng sợ, cũng đừng cả nể mà luôn luôn trả lời “no problem” như một cái máy – Hoặc xin ý kiến sếp về việc tăng lương để phù hợp với khối lượng công việc bạn phải làm.
Dựa vào câu trả lời của sếp, tin chắc rằng cô ấy sẽ biết được mình thực sự đang được trọng dụng hay bị bóc lột, từ đó đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho tình cảnh của mình.
Còn nếu bạn là dân công sở đang muốn thử thách để phát triển bản thân thì phải luôn tâm niệm, muốn bứt phá phải nỗ lực làm những việc bên trên tài sức của mình vài nấc!
Theo Trí Thức Trẻ
Bị sếp gọi bằng "mày", nàng công sở ngay lập tức bỏ việc và phản ứng bất ngờ của cư dân mạng
Căng thẳng, áp lực là thứ mà dân công sở phải đối mặt; đừng vì những giọt nước tràn ly mà hất đổ đi hết những thành quả tích luỹ được.
Căng thẳng, áp lực là câu chuyện không thể tránh khỏi đối với chị em công sở. Nguyên nhân của những cảm xúc tiêu cực có thể bắt nguồn từ núi công việc khổng lồ đang chờ được hoàn thành trong một quãng thời gian ngắn không tưởng, mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc cấp trên, công việc quá nhàm chán khiến tự bản thân mỗi người nảy sinh cảm giác chán chường.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến dân văn phòng gặp áp lực trong công việc và kết quả của nó đa phần khiến người ta gục ngã nếu không đủ sự mạnh mẽ. Vừa mới đây, trong một hội nhóm được đông đảo người làm văn phòng quan tâm theo dõi trên mạng xã hội, một thành viên đã có dịp chia sẻ câu chuyện kết thúc công việc sau 3 năm dài gắn bó của mình vì bị sếp gọi bằng mày. Cụ thể, cô kể:
"Chào mọi người ạ. Mình dấn thân vào môi trường công sở mới ngót nghét 3 năm. Như bao bạn đồng trang lứa, mình ra trường và đi làm. Mình xin vào làm ở một nhà máy sản xuất quy mô lên tới hàng nghìn người, vị trí nhân viên bộ phận nghiệp vụ. Với một đứa vừa chập chững vào đời lúc đó, guồng máy công nghiệp khiến mình choáng váng. Thật may, những người đồng nghiệp đầu tiên của mình đã giúp mình hòa nhập và vượt qua thời gian shock văn hóa đấy.
Công việc theo hệ thống nên vô cùng áp lực. Một móc xích nhỏ bị lệch cũng có thể làm sập cả dây chuyền. Đây là câu mà mình được nghe nhiều nhất trong khoảng thời gian làm việc ở đấy. Bởi thế nên, mình cũng cố gắng để hoàn thành công việc của mình tốt nhất có thể.
Tuy nhiên, áp lực vẫn chẳng bao giờ hết. Kết quả là stress và bắt đầu cảm thấy chán nản. Đến mức, khi sếp vô tình trách "Sao mày lại làm việc đấy như thế? Sao mày lại chọn cách này mà không phải cách kia?", cảm xúc lúc đấy thực sự bế tắc, cảm thấy mình kém cỏi vô cùng. Thế là mình đã bật khóc ngon lành suốt 2 tiếng đồng hồ ngay giữa văn phòng, mặc cho sếp ngỡ ngàng, mặc cho đồng nghiệp an ủi.
Cuối cùng, mình xin nghỉ việc sau gần 3 năm gắn bó, khép lại chuỗi ngày vùi đầu vào công việc mỗi ngày 10 tiếng. Hiện tại, mình cũng chưa biết phải bắt đầu lại từ đâu. Thôi thì, tạm cho phép bản thân nghỉ ngơi một thời gian vậy".
Ngay sau khi vừa được đăng tải cách đây không lâu, câu chuyện của cô nàng nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều ý kiến bày tỏ sự trách móc về thái độ của "khổ chủ" đã được để lại bên dưới phần bình luận:
"Nếu không vượt qua được áp lực thì bạn chẳng thể làm được ở bất cứ công ty nào. Khi phỏng vấn tuyển dụng, chẳng phải các ứng viên luôn tự tin sẽ làm tốt công việc. Vậy mà khi gặp chuyện thì người ta hết nói lý do này đến lý do kia mà ít khi nhìn nhận lại bản thân".
"Bạn có vẻ dễ tự ái. Mình thấy có vẻ như sếp kiểu bỗ bã "anh - mày" thôi, chứ có phải thù hận gì đâu. Nói thật, mấy sếp trong ngành xây dựng toàn tao mày (riêng với con gái thì anh em, anh mày cho nhẹ nhàng) nhưng chỉ là cái xưng hô thôi, các ông ý cực tốt bụng dễ tính luôn".
"Mình cũng làm sai, sau đó bị sếp mắng cho té tát trước mặt mọi người luôn. Ai cũng kháo nhau là sếp mắng con nhỏ ghê lắm. Nhưng khóc xong thì thôi cố gắng vì sếp chửi đúng nên phải nghe. Sếp nói ra là tốt đấy bạn, có người không nói mà cứ lẳng lặng đánh giá rồi đuổi luôn, lúc đó chẳng biết lý do gì thì lại càng tức hơn".
Một công việc mang đến nhiều căng thẳng áp lực là một công việc chứa đựng nhiều thử thách. Mà con người ta chỉ có thể trưởng thành khi vượt qua những khó khăn, vấp ngã. Vì lẽ đó, stress là một phần tất yếu mà chị em công sở phải đối mặt cũng như học cách chung sống nếu muốn đạt đến những thành tựu mới.
Về phần lãnh đạo, đôi khi xuất phát từ sự lo lắng nhưng không kiểm soát được lời nói, họ có những từ ngữ bộc phát mà nghe qua chưa đúng mực. Chúng ta có thể giận sếp nhưng đừng vì thế mà mang hết những phấn đấu, cố gắng của bản thân "đổ sông đổ biển".
Công việc nào cũng vậy, khó khăn là tất yếu, ai vượt qua được, người đó trưởng thành - đạo lý này chị em công sở nên hiểu và làm kim chỉ nam cho sự nghiệp của bản thân mình.
Theo Trí Thức Trẻ
Từ quản lý bị giáng xuống làm nhân viên khi nhảy việc, nàng công sở đăng đàn hỏi: Nên đi hay ở? Đối với dân công sở mà nói, năng lực là thứ cần thời gian để chứng mình chứ không chỉ một vài ba câu trong quá trình phỏng vấn mà chứng minh được. Đối với dân công sở, nhảy việc là chuyện quá đỗi bình thường, miễn tần suất nằm trong giới hạn chấp nhận được. Mỗi lần nhảy việc, người ta có...