Luồn rừng ngắm thác Bảo Đại
Ẩn mình giữa núi rừng Tà In thanh vắng, có một thác nước cao hùng vĩ. Người bản địa gọi đây là thác Jráiblian, hay một tên gọi khác nữa là thác Bảo Đại. Vẻ đẹp hoang dã giữa núi rừng đã thu hút biết bao tâm hồn mơ mộng phiêu lưu luồn rừng, vượt núi để ngắm dòng chảy như dát bạc của thác Bảo Đại.
Vẻ đẹp thác Bảo Đại
Từ Đà Lạt xuôi theo hướng Nam khoảng 60 cây số đến ngã ba Đại Ninh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cách khá xa đã nghe thấy tiếng ì ầm vang dội của dòng thác mang tên vị vua cuối cùng của Việt Nam. Càng đi sâu vào rừng, đến gần hơn tiếng thác chảy là muôn vàn tiếng chim rừng lảnh lót cùng hơi nước mát lạnh tỏa ra vương vấn trên khuôn mặt háo hức của những người ưa khám phá.
Con đường dẫn xuống thác Bảo Đại bắt đầu với một cây si già vài trăm năm tuổi vươn mình như một cánh cổng rêu phong. Bước qua đó, ta lạc vào một thế giới hoàn toàn khác lạ. Những bậc đá gồ ghề tự nhiên do nước chảy đã tạo ra lối đi đặc biệt. Thi thoảng, những rễ cây cổ thụ bắc ngang qua những hố sâu tạo một cây cầu để bạn bước qua.
Vào khu rừng này, những lối đi chằng chịt vắt ngang núi hoặc luồn qua hang khiến nhiều người lạc lối. Nhưng con đường độc đáo nhất để đứng trước ngọn thác lại là đường luồn qua những vách đá dựng đứng ẩm ướt rêu phong. Trên những vách đá đó, những chùm phong lan vắt vẻo đang tỏa hương khoe sắc.
Đang hào hứng khám phá, bỗng ngọn thác sừng sững hiện ra ngay trước mặt mới biết mình đã đi hết đường luồn. Một dòng thác tuôn trào chia làm 3 nhánh tung bọt trắng xóa khuấy động mặt nước phía dưới. Từng tia nước đuổi nhau tạo thành cầu vồng dưới ánh nắng mặt trời khiến ta mê mẩn ngắm không chớp mắt.
Video đang HOT
Người dân bản địa gọi đây là thác đá cao, mang trong mình truyền thuyết lạ kỳ về hai cậu cháu Zuwar và Stak. Hai người đến suối bắt cá nhưng không được con nào. Chiều tối, đang lúc đói lả, 2 người phát hiện một quả trứng khổng lồ trong hang. Khi luộc trứng xong, ai cũng muốn ăn trước. Và cuối cùng, Stak là cháu được nhường.
Ăn xong, Stak thấy ngứa khắp mình mẩy, càng gãi càng ngứa. Người cậu thấy thế chạy về gọi dân làng. Khi đến nơi, Stak đã biến thành một con cá sấu khổng lồ. Stak được dân làng cho ăn no rồi nằm ngửa ra chết. Tiếng nước chảy qua lưỡi con cá sấu tạo thành tiếng đàn, khiến dân làng bỏ việc đến để nghe cho đến khi chết đói hóa thành những tảng đá dưới chân thác.
Sau này, vua Bảo Đại mỗi lần săn bắn đều qua đây nghỉ ngơi ngắm dòng thác chảy. Từ đó, thác được đổi tên là thác Bảo Đại và cho đến ngày nay đã trở thành một thắng cảnh mà ai một lần đến cũng không bao giờ quên.
Nam Trần
Theo ANTD
Giếng Vàng Cẩm Xuyên kêu cứu
Nước Giếng Vàng nổi tiếng trong, ngọt từ xa xưa; đến nỗi vua Minh Mạng nhà Nguyễn ban chỉ đặt tên cho giếng là Kim Tĩnh (Giếng Vàng). Thế nhưng, Giếng Vàng có lịch sử mấy trăm năm nay đang đối mặt nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cổ tích linh thiêng
Giếng Vàng Cẩm Xuyên tọa lạc tại tổ dân phố 15, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên. Thời vua Minh Mạng (1820-1840), giếng này được vua ban tên là Kim Tĩnh, tức Giếng Vàng vì có nguồn nước tốt. Đến triều vua Bảo Đại (1926-1945), Giếng Vàng được trùng tu và tồn tại cho đến nay. Trải qua bao biến cố của thời gian nhưng nguồn nước của giếng vẫn trong và mát như hàng trăm năm trước.
Theo thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Xuân Lam, nguyên Chủ tịch Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TPHCM, thì các bậc tiên hiền đất Hà Tĩnh đều khẳng định xứ Cẩm Xuyên có 4 cổ tích linh thiêng, cần phải lưu tâm là Động Choác, hang vua Hồ Quý Ly, lăng mộ Bình Ngô Thượng Tướng Quân Nguyễn Biên và Giếng Vàng. Các bậc tiên hiền đều dặn dò con cháu cẩn thận giữ gìn vì nếu động đến các cổ tích này sẽ khiến đất Cẩm Xuyên nghèo đói, lụi tàn.
Ông Nguyễn Xuân Lam chia sẻ: "Là người sinh ra và lớn lên ở đất này, từ nhỏ tôi đã thuộc lòng câu ca dao "Nước Giếng vàng vừa trong vừa mát/ Nu chợ chùa nhuộm lạt lâu phai/ Cá chợ Nhượng, khoai Mục Bài/ Ai ơi về huyện Cẩm, kẻo một mai tiếc thầm". Sự tích Giếng Vàng không có nhiều trong sử sách, chỉ được truyền tụng, nhưng nó vô cùng ý nghĩa đối với cuộc sống của người dân quanh vùng".
Trải qua gần 100 năm kể từ lần tu sửa cuối cùng vào thời Bảo Đại, nước Giếng Vàng vẫn trong mát nhưng công trình đã xuống cấp nhiều. Xót xa cho 1 cổ tích linh thiêng của quê nhà, năm 2012, ông Lam đã cùng các đồng hương Hà Tĩnh làm ăn xa và bà con địa phương tiến hành trùng tu lại công trình này. Ngày 20/11/2012, công trình tôn tạo Giếng Vàng chính thức được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng bảo tồn cổ tích này của người dân Cẩm Xuyên.
Giếng Vàng Cẩm Xuyên được tôn tạo lại vào năm 2012
Nguy cơ ô nhiễm
Nay Giếng Vàng đã đẹp đẽ trở lại, nhưng nỗi lo của người dân Cẩm Xuyên đối với sự tồn tại của Giếng Vàng vẫn chưa nguôi. Trong thời gian tham gia trong đoàn tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, có điều kiện về quê hương dài ngày, bác sĩ Nguyễn Xuân Lam mới phát hiện nguồn nước trong mát của Giếng Vàng đang đối mặt nguy cơ ô nhiễm trầm trọng.
Đem vấn đề này trao đổi với bà con cố hương, ông được biết ai cũng lo ngại vấn đề này mà chưa có cách giải quyết. Bác sĩ Xuân Lam cho biết: "Linh thiêng của giếng là nguồn nước chứ không phải tô vẽ ở giếng. Nhưng nguồn nước của giếng đang đối mặt nguy cơ bị ô nhiễm vì nước thải sinh hoạt của người dân thị trấn Cẩm Xuyên".
Hiện khu vực xung quanh Giếng Vàng phát triển đô thị với tốc độ chóng mặt, đã trở thành thị trấn từ lâu nhưng hệ thống tiêu thoát nước không được đầu tư, mọi nước thải sinh hoạt của người dân để đổ thẳng ra đường. Đó là chưa kể trong mùa mưa, đường sá khu vực quanh Giếng Vàng bị ngập nặng do nước không thoát được, nước thải sinh hoạt và bể thải vệ sinh theo nước mưa phát tán khắp nơi, có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên. Tình hình này đã diễn ra nhiều năm nay, dân cư khu vực đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng chưa được giải quyết.
Năm 2010, bác sĩ Nguyễn Xuân Lam đã lấy nước ở khách sạn Giếng Vàng (gần di tích Giếng Vàng) đi xét nghiệm tại TPHCM, kết quả 37 chỉ tiêu hóa lý đều đạt tiêu chuẩn của nước sạch. Tuy nhiên, ông lo ngại: "Toàn bộ nước thải của khu dân cư tập trung không có hệ thống thoát nước mà mỗi nhà đều phải tự cho thấm vào lòng đất, ô nhiễm là điều tất nhiên và ngày càng trầm trọng. Về lâu dài, mạch nước Giếng Vàng cũng không thể nào tránh được ô nhiễm".
Giếng Vàng nằm ngay thị trấn Cẩm Xuyên, vị trí trung tâm của huyện Cẩm Xuyên, nơi tập trung dân cư đông đúc nhưng người dân phải sống trong một cảnh ngập úng triền miên, không có hệ thống tiêu thoát nước đã là vấn đề nhức nhối. Việc này còn gây nên hệ lụy là một cổ tích linh thiêng có thể biến mất. Điều lạ là 1 vùng đất được quy hoạch thành thị trấn huyện lỵ nhưng lại không có thiết kế, thi công hệ thống thoát nước. Ông Xuân Lam bức xúc: "Từ lâu người dân đã có ý kiến, các ban nghành, HĐND huyện đã có chất vấn nhưng vẫn chưa được Ban quản lý Dự án huyện Cẩm Xuyên quan tâm, chưa có kế hoạch triển khai".
Cẩm Xuyên
Theo Dantri
Gió lốc thổi bay 5 mái nhà dân Ngày 16/7, nguồn tin từ UBND xã Hòa Thành (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) cho biết, mưa lớn kéo dài kèm gió lốc đã làm thiệt hại 5 căn nhà và nhiều tài sản của người dân trên địa bàn. Trước đó, chiều ngày 15/7, tại xã Hòa Thành đã xảy ra trận mưa giông và gió lốc, thổi bay 5 mái...