Luôn phản đối lắp điều hòa, “âm mưu” của bố mẹ chồng khiến tôi ngã ngửa
Trong khi bố mẹ chồng tính toán đủ điều, chồng tôi lại có suy nghĩ khác. Anh không thích lối sống “tầm gửi”.
Không biết trên đời này có thông gia nào muốn lợi dụng nhà con dâu để đạt được mục đích tài chính hay không? Thế nhưng, chuyện “bòn của” mà gia đình chồng vẫn “ủ mưu” bấy lâu, đến nay tôi mới được “ mắt thấy tai nghe”.
Tôi sinh ra trong gia đình khá giả. Ngày yêu anh, bố mẹ không mấy ủng hộ. Tuy nhiên, vì chỉ có một con gái nên cha mẹ không muốn cấm cản.
Từ cô gái sống trong căn nhà bề thế 3 tầng, tôi chấp nhận ở căn nhà cấp 4. Trước khi cưới, anh nói sẽ sớm xây nhà. Thế nhưng, mấy năm đã trôi qua, dự định này chưa thực hiện được.
Một phần vì dịch Covid-19 đến, việc làm ăn của chồng bị ảnh hưởng. Phần nữa do bố mẹ chồng ốm đau nên chúng tôi phải hỗ trợ tiền thuốc men hàng tháng.
Bố mẹ chồng không phải quá dễ tính nhưng chẳng đến mức xét nét như biết bao nhiêu người khác. Các cụ sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, sau khi dựng vợ gả chồng phải tần tảo nuôi 4 đứa con nên chuyện tiết kiệm từng đồng là dễ hiểu.
Trong khi cả làng, nhà nào cũng lắp điều hòa, nhà chồng tôi vẫn “án binh bất động”.
Nhà cửa có nhiều cây cối xung quanh, không gian thoáng mát nhưng đó là chuyện của mấy năm về trước. Còn năm nay, nắng nóng liên tục, có những hôm ăn bát cơm mà mướt mồ hôi.
Cả nhà vật vã vì nắng nóng nhưng bố mẹ chồng phản đối mua điều hòa (Ảnh minh họa: Adobe).
Tôi nhiều lần đề xuất vợ chồng sẽ chi tiền mua điều hòa, lắp ở hai phòng để cả nhà đỡ vất vả ngày nắng nóng. Nhưng 5 lần 7 lượt, bố mẹ chồng tôi đều phản đối.
Quan điểm của bố mẹ chồng là “dùng điều hòa sẽ mát hơn nhưng không có điều hòa bao nhiêu năm qua vẫn sống được”. Thêm nữa, các cụ sợ có điều hòa sẽ “ngốn” tiền điện, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó vẫn hơn.
Thậm chí, bố mẹ chồng còn khá gay gắt với vợ chồng tôi về chuyện lắp điều hòa. Hai cụ cho rằng, sau này khi có con nhỏ mới cần lắp, còn vợ chồng son nên tiết kiệm để phòng thân và lo cho cháu.
Video đang HOT
Chồng tôi bên ngoài mạnh mẽ, ăn to nói lớn nhưng rất muốn chiều lòng bố mẹ. Chuyện chi ra 5-7 triệu đồng mua điều hòa không khó khăn nhưng ai sống chung rồi mới hiểu. Khi sắm sửa cái gì mà bố mẹ không đồng lòng, gia đình lại rơi vào cảnh bất hòa.
Mấy ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt hơn, tôi lại đưa chuyện điều hòa ra bàn bạc. Tôi nói chưa xong, bố mẹ chồng đã phản đối ngay, đổ lỗi đường dây điện của gia đình lắp đặt từ xưa nên không tải được.
Trong khi hàng xóm đua nhau mua đồ tích điện, máy phát đề phòng lúc mất điện luân phiên, nhà chồng tôi chẳng mấy bận tâm. Tôi có hỏi đi chăng nữa cũng chỉ nhận được câu trả lời giáo điều về tiết kiệm và không mua những thứ không cần thiết.
Tôi không hài lòng với quan điểm của bố mẹ nên “trút giận” lên đầu chồng. Anh đứng giữa một bên là vợ, một bên là bố mẹ cũng rất khó xử.
Tuy vậy, tôi muốn anh phải nói rõ quan điểm để con cái được thoải mái. Bố mẹ chồng không thể mãi áp đặt mọi thứ, dù là sống chung đi chăng nữa.
Chồng tôi vốn dĩ không dùng điều hòa từ khi còn nhỏ, nhưng nhìn vợ khó chịu đành hứa sẽ thu xếp để trao đổi thêm với bố mẹ.
Cách đây vài ngày, tôi tranh thủ vừa đi dạo bộ, vừa về nhà mẹ đẻ lấy một ít đồ đạc. Lúc quay về, chồng và bố mẹ đang nói chuyện trong nhà.
Chồng tôi tha thiết xin lắp điều hòa vì không muốn vợ khổ sở, cả làng hầu hết đều có món đồ gia dụng này. Trong khi đó, bố mẹ chồng vẫn phản đối với đủ lý do, nhưng nguyên nhân chính là tiết kiệm.
Chồng tôi thưa chuyện:
- Chúng con bây giờ chưa giàu có nhưng thu nhập đủ để mua và trả tiền điều hòa. Nhà mình không phải quá nóng nhưng có điều hòa phần nào dễ chịu hơn rất nhiều. Thỉnh thoảng bị cắt điện, có máy phát tại nhà sẽ tiện hơn, mua một lần dùng được nhiều năm không lo bị thiệt.
- Nhưng bố mẹ không muốn lắp điều hòa, chẳng để làm gì. Bao nhiêu năm rồi vẫn chịu được tại sao phải tốn kém đâu con?
Con dại lắm, nhà mình không khá giả, còn nhà vợ con có điều kiện kinh tế, lại là con một. Bao nhiêu tài sản cũng là của vợ con, sao không chịu vất vả một chút.
Ông bà bên đó sang đây nhìn con gái thiếu thốn sẽ tài trợ tiền, thậm chí cho tiền mua đất, xây nhà. Họ ấm ức cảnh con sống chung sẽ sẵn sàng chi tiền, vợ chồng có thêm căn nhà, mảnh đất chẳng tốt hơn hay sao. Bố mẹ đã tính mọi nhẽ rồi, con không hiểu nên đành nói hết vậy.
Chồng tôi không đồng ý kiểu sống “tầm gửi” như vậy.
Anh nói: “Đúng, bố mẹ vợ có kinh tế khá giả, sau này cũng để lại cho vợ con. Tuy nhiên, con không bao giờ muốn lợi dụng kiểu đó.
Chúng con có thể làm ra tiền, tại sao phải dựa dẫm chỉ vì một cái điều hòa hay máy phát điện? Chuyện tài sản sau này là của tương lai, hiện tại chúng ta cố làm được gì thì nên làm bố mẹ ạ”.
Lén lút đứng ngoài sân nghe câu chuyện, tôi vui vì chồng biết suy nghĩ, không muốn dựa dẫm. Trong khi đó, tôi thất vọng về cách suy nghĩ của bố mẹ chồng.
Sau đêm hôm đó, tôi bắt chồng cùng đến siêu thị điện máy mua điều hòa và máy phát điện. Bố mẹ chồng sững sờ khi các thiết bị được chuyển đến. Tôi chẳng muốn giải thích quá nhiều khi các cụ đã có suy nghĩ muốn lợi dụng nhà thông gia.
May mắn là tôi có người chồng hiểu chuyện, biết suy nghĩ và có ý chí, không hùa theo bố mẹ trông chờ tài sản bên ngoại.
Với nhà chồng, tôi sẽ phải có quan điểm rõ ràng về mọi chuyện, nhất là kinh tế, để nhà ngoại không bị lợi dụng trong mọi tình huống.
Năm đầu về làm dâu, đang đau đầu chuyện tiền Tết biếu nội ngoại, tôi mừng quýnh khi nhận tin nhắn của mẹ chồng
Nhà chồng tôi thuộc gia đình khá giả, Tết biếu bố mẹ ít quá thì sợ bị chê, nhưng biếu nhiều thì vợ chồng tôi quả thật không có.
Đang đau đầu vì chuyện sắm Tết, biếu hai bên nội ngoại bao nhiêu thì mẹ chồng bỗng nhiên gọi điện tới.
Tôi mới lấy chồng được 6 tháng. Sau đám cưới một ngày, tôi và chồng lên thành phố để đi làm lại luôn. Trước khi cưới tôi mới về nhà chồng được đôi ba lần nên tình cảm, sự hiểu biết về bố mẹ chồng cũng không nhiều.
Tôi liên tục dặn chồng nhắc nhở mình về thói quen, sở thích của bố mẹ để điều chỉnh bản thân sao cho hòa hợp. Nhưng chồng tôi tính xuề xòa nên với anh, không có việc gì là quá quan trọng. Lúc nào câu cửa miệng của anh cũng là "không sao đâu, bố mẹ anh dễ ấy mà". Nói là vậy nhưng là dâu mới, ai mà chẳng lo lắng đôi chút đúng không?
Thoáng cái đã gần đến Tết nguyên đán, đây là cái Tết đầu tiên của tôi ở nhà chồng nên tôi không khỏi lo lắng. Tôi không biết phong tục ăn Tết nhà chồng như thế nào, dâu mới ngày Tết cần làm những gì, có cần phải đi quà cáp, chúc Tết anh em họ hàng trước không, rồi nên biếu nội ngoại bao nhiêu tiền để sắm Tết,...
Đủ thứ phải lo, đau hết cả đầu mà chồng cứ nhơn nhơn ra, anh bảo tôi không cần phải lo nghĩ nhiều thế, nhà anh đơn giản không có phong tục gì đặc biệt nhưng sao có thể không lo chứ. Dâu mới về nhà làm gì ai cũng nhìn vào rồi đánh giá, làm không tốt nhỡ bị nói ra nói vào thì mất mặt lắm.
Năm đầu về làm dâu, tôi thật sự không biết nên biếu bố mẹ hai bên thế nào cho hợp lý. (Ảnh minh họa)
Với lại, nhà chồng tôi thuộc gia đình khá giả, Tết biếu bố mẹ ít quá thì sợ bị chê, nhưng biếu nhiều thì vợ chồng tôi quả thật không có. Đang đau đầu vì chuyện sắm Tết, biếu hai bên nội ngoại bao nhiêu thì hôm qua, khi tôi đang ở công ty, mẹ chồng bỗng nhiên gọi điện tới.
- Con đang đi làm à? Năm nay có tiền sắm Tết, tiêu Tết chưa con?
- Dạ chúng con cũng có một chút rồi ạ. Con đang chờ xem thưởng Tết năm nay có được nhiều không ạ?
- Thế hả, con gửi số tài khoản qua cho mẹ đi, mẹ chuyển cho ít tiền tiêu Tết. Con lấy tiền đó để biếu bố mẹ hai bên, mỗi bên khoảng 10 triệu là được rồi. Nhưng con đừng nói chuyện này với chồng con nhé, không nó lại về nói mẹ đấy.
Tôi từ chối, ai lại lấy tiền của mẹ chứ, nhưng chối mãi không được nên sau cùng tôi vẫn đưa số tài khoản cho mẹ. Nghĩ mẹ sẽ gửi 20 triệu thôi, ai ngờ mẹ gửi hẳn cho tôi những 50 triệu. Sau khi gửi xong, mẹ nhắn tin tới:
- Bố mẹ cho hai vợ chồng con tiền tiêu Tết. Chồng có hỏi sao có nhiều tiền thế thì con cứ bảo là được công ty thưởng. Biếu hai bên nội ngoại mỗi bên 10 triệu, còn lại để sắm Tết cho thoải mái con nhé.
Đọc tin nhắn của mẹ chồng, tôi mừng quýnh vì vui sướng. (Ảnh minh họa)
Tôi mừng quýnh khi thấy mẹ chồng nói như vậy, ngẫm nghĩ thấy mình quả thật có phúc khi được gả vào một gia đình tốt như thế. Từ ngày về làm dâu, vì quê cách không xa thành phố cho lắm nên tháng nào vợ chồng tôi cũng về quê thăm bố mẹ chồng.
Bố mẹ chồng tôi rất thoải mái, không bắt làm việc nhà nhiều, vợ chồng tôi thích ngủ đến giờ nào dậy cũng được. Có hôm dậy sớm mẹ còn "trách": "Mấy khi về nghỉ ngơi lại còn phải dậy sớm làm gì hả con? Con cứ ngủ cho thoải mái đi".
Mẹ chồng tôi rất sành điệu, thỉnh thoảng còn mua quần áo, phấn son cho tôi nữa. Mẹ bảo con gái là phải biết làm đẹp, biết trau chuốt để bản thân tự tin hơn cũng là để chồng biết mà sợ mất vợ, nhờ đó mà biết trân trọng, nâng niu. Tết này mẹ còn bảo tôi về quê sớm để đi làm nail, nối mi ăn Tết, mẹ sẽ tài trợ cho. Tôi khoe chuyện này với chồng, anh ấy cứ hết lắc đầu lại bĩu môi ca cẩm "không biết mình là con ruột hay con rể của mẹ nữa", nhìn mà tức cười lắm.
Những mâm cơm và lời nhắn của bố chồng dành cho con dâu ở cữ khiến ai cũng xúc động Nhận được tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình chồng là điều khiến chị Phương luôn cảm thấy biết ơn và hạnh phúc. Người ta thường nói là lấy được chồng tốt là may mắn, nhưng quan điểm của chị Hà Phương (sống tại Hải Phòng) là được gả vào gia đình chồng có bố mẹ hết mực yêu thương, có...