Luôn phải nhìn trước ngó sau khi ở nhà chồng
Đọc bài viết: “Mẹ chồng nói và làm bất nhất”, tôi có vài điều muốn chia sẻ, hy vọng sẽ nhẹ nhõm và thoải mái đầu óc hơn.
Tôi làm dâu 2 năm, con nhỏ một tuổi. Nói là hai năm nhưng thực chất quãng thời gian làm dâu của tôi có thể nói chính thức từ khi sinh con (trước vợ chồng tôi thuê trọ, sau khi đẻ mới về nội để tiện chăm sóc con, từ đó mọi mâu thuẫn bắt đầu từ chuyện nề nếp sinh hoạt giữa người già người trẻ, lời ăn tiếng nói, nhiều nhất là chuyện nuôi dạy con nhỏ. Tôi xác định hai thế hệ nên cách nuôi dạy không thể giống nhau, thậm chí sẽ va chạm cực nhiều, thế nhưng không nghĩ lại phức tạp như vậy.
Từ chuyện tôi cực ít sữa được quy thành không chịu ăn uống, không cho con bú là để giữ dáng. Chuyện tôi không cho bé ăn đêm vì bé ngủ một mạch được quy thành tôi lười không chịu dậy pha sữa cho con. Chuyện tôi cho con ăn cơm khi bé 8 tháng tuổi thành tôi không biết thương cho cái dạ dày của con, bắt con ăn cơm sớm. Chuyện tôi để cháu tự bốc, tự xúc thìa ăn… thành tôi không chăm bẵm, không cho con ăn. Thậm chí con tôi không lên cân được hiểu là tôi không bồi dưỡng con. Con 13 tháng mới biết đi được cho là con yếu, không có sức nên không đi nhanh được. Rồi lúc nào cũng kêu con tôi bé, yếu, trong khi con vẫn vui chơi hàng ngày, ăn cơm cháo, uống sữa đầy đủ, người ngoài ai cũng khen con tôi trộm vía.
Chưa hết, bất đồng quan điểm nuôi con khiến tôi bị bố chồng rêu rao, chỉ trích. Quan điểm của vợ chồng tôi là đã ăn cơm thì không xem tivi, ông lại bảo cho nó ngồi xem tivi để tập trung ăn. Ý kiến với ông thì nhà lại ầm ầm, cãi vã. Rồi ông lôi những chuyện tôi không cho con bú, lười cho con ăn ra để nói. Thú thực, tôi nghĩ không một cô con dâu nào đi lấy chồng lại mong muốn suốt ngày va chạm, cãi vã với nhà chồng cả. Cũng chẳng cô nào đang yên đang lành lại đi gây sự với nhà chồng, bởi rõ ràng một thân một mình mình ở nhà chồng, nói ra có được lợi gì đâu. Với cảm giác của bản thân, tôi nghĩ sẽ rất nhiều người cảm giác bức bối, khó chịu. Tôi không được thoải mái là chính mình; đi đâu, làm gì cũng phải nhìn trước ngó sau, nhìn nét mặt người này, ngó nét mặt người kia; chỉ cần vô ý nói ra câu gì đó không đúng là sẽ bị bắt lỗi dài dài.
Video đang HOT
Là người mẹ, ai chẳng thương con, ai chẳng mong muốn con được phát triển tốt nhất. Thế nhưng qua lời bố mẹ chồng, dường như tôi là bà mẹ chẳng ra gì, chẳng có tình thương với con. Điều mệt mỏi hơn là bố chồng còn thường xuyên kể lể tôi thế này thế kia với hàng xóm, anh em họ hàng. Tôi biết và tức nhưng nào có dám làm ầm lên. Đến chồng tôi còn phải bất lực với tính của ông, phận làm dâu như tôi phản kháng có được gì. Đỉnh điểm, có lần ông đuổi vợ chồng tôi đi, đừng có về nhà ông bà.
Đến giờ, chúng tôi quyết định dọn ra riêng, cho con đi trẻ sớm; một là để thoải mái tự do, hai là để con có môi trường vận động, phát triển. Tôi biết con ở nhà với ông bà sẽ được cho xem tivi nhiều, ôm ấp nhiều. Hy vọng, sống xa cách nhau ra, tình cảm thân thiện sẽ trở lại; hoặc có thể hàn gắn những rạn nứt trước kia. Có điều, bố chồng dường như rất ác cảm với tôi, mà thú thực tôi cũng không có nhu cầu để nói những lời quan tâm giả dối. Sau nhiều việc, có thể tôi ích kỷ nhưng nghĩ phận làm dâu có lẽ chỉ nên làm đúng bổn phận, đừng cố gắng làm tốt quá. Người ta dễ dàng quên đi việc tốt bạn làm nhưng sẽ nhớ rất lâu những lần bạn làm chưa đúng. Dù sao, mối quan hệ nhà chồng với con dâu bao giờ cũng nhạy cảm, con dâu vốn dĩ ít khi được xem là “người một nhà”.
Bị hoãn đám cưới, em chồng trút giận lên chị dâu
Ngày tôi về ra mắt nhà chồng, mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ, trừ em chồng thì ai cũng vồ vập, thể hiện tình cảm quý mến đặc biệt dành cho tôi.
Ảnh minh họa.
Ánh mắt cô ấy khiến tôi không dám nhìn thẳng vào, trong khi tôi lúng túng vì không biết nói gì thì cô ấy chủ động cất tiếng: "Anh trai em yêu chị, gia đình em không phản đối.
Về đây em cũng thấy chị được bố mẹ chiều chuộng. Nhưng khi đi làm dâu không giống như ở nhà, chị phải xác định trước, gia đình em gia giáo, bố mẹ em lại hay đau ốm nên chị phải chăm sóc gia đình chồng như gia đình mình. Nếu cảm thấy làm được thì chị hãy quyết định cưới, không được thì suy nghĩ lại, không sau này về thấy khổ lại oán trách anh em...".
Quá ngỡ ngàng trước lời "cảnh báo" của em chồng, nhưng vì tình yêu, tôi quyết định bỏ qua tất cả để kết hôn. Đúng như những gì tôi cảm nhận về mẹ chồng, bà là một người mẹ hiền, phúc hậu. Nhưng mọi chuyện chỉ tốt đẹp cho đến khi hai vợ chồng tôi đi hưởng tuần trăng mật về. Kết thúc những ngày ngập tràn hạnh phúc, chồng tôi thông báo anh sẽ đi công tác một tháng.
Nằm mơ tôi cũng không ngờ 30 ngày ấy đối với tôi là một cực hình tưởng như... bất tận. Thậm chí đến giờ tôi cũng không hiểu mình đã làm sai điều gì khiến em chồng cư xử với tôi như kẻ thù.
Có mặt bố mẹ ở đó thì em chồng tỏ ra lạnh lùng, không quan tâm đến ai hết giống như bản tính thường thấy ở cô ấy. Nhưng hễ bố mẹ đi ngủ, đi chơi hay đi đâu đó không có nhà là em chồng lại tỏ thái độ khó chịu ra mặt với tôi.
Một mình tôi loay hoay cơm nước, lúc mời ra ăn thì cô ấy trả lời rất phũ phàng: "Tôi gọi cơm quán ăn rồi, chờ cơm chị nấu chắc tôi chết đói. Mà cơm nấu như vậy chỉ có mình chị ăn được thôi. Mà có khi chính chị cũng chẳng ăn nổi".
Cũng là tình huống ấy, nhưng hễ có mặt bố mẹ chồng thì cô ấy lại thay đổi chóng mặt, chẳng những tấm tắc khen cơm tôi nấu ngon, cô ấy còn bảo: "Hôm nào chị truyền bí quyết cho em với nhé!".
Là em chồng nhưng cô ấy coi tôi không khác gì nô bộc. Những lúc chỉ có hai chị em, chưa bao giờ cô ấy cất một tiếng gọi tôi là chị, xưng em, chưa bao giờ cô ấy giúp tôi làm việc nhà, từ nấu nướng, đi chợ, giặt giũ, lau dọn nhà cửa... Cả ngày loay hoay với công việc, tôi còn phải chịu đựng cách cư xử bất công và vô lý của em chồng.
Tôi đếm từng ngày, chỉ mong chồng tôi công tác nhanh chóng rồi về, tôi sẽ kể hết mọi chuyện rồi thuyết phục anh xin phép bố mẹ để được ra ở riêng. Thậm chí, anh nghĩ ra phương án nào cũng được, miễn sao tôi có thể hạn chế chạm mặt cô em chồng quá quắt này.
Cuối cùng thì chồng tôi cũng về, thấy anh mệt nên tôi để anh nghỉ ngơi cho thoải mái rồi mới kể chuyện ở nhà. Nghe chuyện xong, anh nắn nhẹ vai tôi: "Vất vả cho em quá, nhưng em đừng lo, cái Oanh sắp đi lấy chồng nên nó chỉ tranh thủ bắt nạt em một thời gian ngắn nữa thôi".
Tôi tỏ ra nghi ngờ: "Thật không? Sắp lấy chồng mà chưa một lần em thấy cô ấy dẫn người yêu về ra mắt, lạ nhỉ!".
Chồng tôi khẳng định chắc nịch: "Thật mà! Anh nói dối em làm gì. Thậm chí trước khi tổ chức đám cưới cho bọn mình, bố mẹ còn bàn đến chuyện ăn hỏi cho cái Oanh cơ. Nhưng thầy bảo năm nay chưa được tuổi nên nó phải đợi ít nhất 2 năm nữa. Có khi nó "giận cá chém thớt" cũng vì chuyện này. Thôi em cứ giả điếc cho êm cửa êm nhà".
11 giờ trưa nhưng chưa có cơm ăn, tôi hỏi thì mẹ chồng gắt lên một câu điếng người Câu nói của mẹ chồng không sai nhưng khiến tôi bị tổn thương sâu sắc. Khi quyết định lấy chồng xa quê, tôi đã chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống chẳng mấy thoải mái, vui vẻ. Bởi nhà chồng dù có tốt đến đâu, bố mẹ chồng dù có tâm lí đến đâu cũng không thể bằng được ở nhà mình, sống...