Lưới tình đắng cay
Vy bị dòng đời xô đẩy dù xuất thân là một cô gái ngoan lành. Vì sao ư? Vì đó là lưới tình.
Đúng là cái lưới khó ai thoát được, người đời thường nói “tình yêu thường là cái khôn của người dại và là cái dại của người khôn”.
Nắng non buổi sáng chiếu vào lưng gầy của người mẹ trẻ và khuôn mặt bầu bỉnh của cô con gái 6 tháng tuổi. Hôm nào cũng vậy, người ta vẫn thấy hình ảnh quen thuộc một đứa bé được mẹ đìu trước bụng và đưa đi mua dưa cà ở chợ đầu mối trên chiếc xe máy khá cũ.
Hình ảnh đấy, đập vào mắt nhiều người dân ở đó, có người bảo buôn rau mà có vẻ trí thức, có kẻ trêu ghẹo “em ơi, chiều anh một đêm là thoát khỏi kiếp dưa cà ngay”… Nghe những lời đó Vy chỉ im lặng, hoặc chỉ cười cho qua chuyện.
Mẹ con Vy chuyển đến đây được mấy tháng, không ai biết về gia cảnh của cô. Họ chỉ thấy một mẹ, một con mưu sinh bằng nghề muối dưa, muối cà để bán. Nếu ai hỏi bố đứa bé đâu, Vy đều phải nó dối “bố cháu làm thuê ở tận miền Nam cơ”. Vy không muốn nói sự thật vì cô muốn bình yên và tránh những lời chọc ghẹo của những kẻ trăng hoa. Nhưng mỗi lần trả lời như vậy, cô đều thấy tim mình nhói lên từng hồi. Nếu nhìn từ bên ngoài với nghề mưu sinh bình thường đó, ai cũng nghĩ rằng Vy chỉ học hết cấp một, cấp hai, cùng lắm thì cấp ba và xuất thân cũng bình thường.
Đúng là cái lưới khó ai thoát được, người đời thường nói “tình yêu thường là cái khôn của người dại và là cái dại của người khôn”. (Ảnh minh họa)
Không! Vy xuất thân trong một gia đình công chức khá giả, cô là con gái rượu cưng, bản thân cô đã tốt nghiệp cử nhân Sinh. Nhưng tại sao con người ấy lại bị dòng đời xô đẩy như vậy? Đó là lưới tình. Đúng là cái lưới khó ai thoát được, người đời thường nói “tình yêu thường là cái khôn của người dại và là cái dại của người khôn”.
Vy yêu anh ta – một người đàn ông đất Cảng say đắm. Một thời gian tìm hiểu, thuận theo tự nhiên hai người dọn về sống chung để tiết kiệm một số thứ. Anh học bên dược ra, đang bán thuốc cho một phòng khám gần chỗ Vy làm, nên sống chung là thượng sách nhất. Thời sinh viên, Vy ghét những cặp đôi sống thử nhưng giờ cô cũng đang học theo trào lưu “sống thử” đó.
Video đang HOT
Tuy sống chung nhưng hai người khá sòng phẳng về kinh tế, lương của ai người đó dùng, tiền nhà, tiền ăn chia đôi. Hai người thấy hợp lý và rất thoải mái. Một thời gian sau, anh có ý muốn đầu tư vốn mở phòng dược riêng để cuộc sống hai đứa đỡ khổ. Đúng lúc bố mẹ gửi tiền ra cho Vy mua xe tay ga thay xe số khá cũ mà cô đang dùng. Anh ngỏ lời mượn tạm, đồng thời gợi ý Vy rút số tiền cô đang gửi tiết kiệm cho anh vay với lời hứa khai trương phòng dược một tháng sẽ trả. Vy không ngần ngại đưa hết cho anh. Cầm được số tiền của Vy gần 70 triệu anh vui lắm, cảm ơn ríu rít gọi Vy một cách ngọt ngào “vợ yêu!”
Một sáng thức giấc, Vy không thấy anh đâu, cô hốt hoảng tìm anh. Cô nhìn thấy mảnh giấy nhỏ anh để lại “Cảm ơn em về số tiền, và một năm làm vợ anh, còn cái thai em tự giải quyết, Vĩnh biệt”. Vy điếng người, Vy chỉ biết kêu trời. Cô chỉ biết anh là người Hải Phòng chứ có biết nhà ở đâu mà tìm. Cô nhìn nhanh xuống bụng, thương đứa con tội nghiệp… Vy nức nở khóc.
Vy vẫn tiếp tục đi làm, vẫn cười mặc dù nụ cười đang méo mó, không ai biết chuyện gì đang xảy ra với cô. Bốn tháng trôi qua, Vy tìm đủ mọi cách để dấu cái bụng, nhưng nó vẫn lùm lùm sau tà áo. Bí quá Vy đành xin nghỉ việc không lý do. Vy về xóm trọ ngơ ngẩn, bà hàng xóm tốt bụng biết chuyện thuê Vy về giúp việc nhà, để kiếm cơm và góp tiền sữa cho con sau này. Mấy lần Vy định thú nhận với bố mẹ nhưng cô không dám. Cô cứ im lặng cho tới khi cái thai được 8 tháng thì cậu em trai lên cơ quan tìm Vy và biết sự thật.
Cả gia đình không ai đứng về phía Vy. Mà sao có thể bào chữa cho cô được chứ. Một người có học như cô mà ngu hết phần thiên hạ vậy sao! Ngày Vy sinh bé đến gần, cô không biết phải làm thế nào, “chửa là cửa mả” người xưa vẫn nói thế. Cô mạnh dạn gọi cho mẹ nhờ giúp đỡ. Mẹ lạnh lùng nói với Vy “cũng đẻ à?” Nói xong mẹ cúp máy, bố Vy im lặng, cái im lặng của bố làm Vy đau lắm, bởi từ trước giờ bố lúc nào cũng bênh Vy nhất.
Vy khóc những giọt nước mắt muộn màng. (Ảnh minh họa)
Vy vẫn ở lại giúp việc cho bà hàng xóm tốt bụng đó. Ngày cô con gái bé bỏng của Vy chào đời, mọi nhoc nhằn, buồn khổ trong cô tan biến. Cô đón thiên thần bé nhỏ với nụ cười hạnh phúc. Lúc bé được 5 tháng tuổi vợ chồng con trai nhà bà hàng xóm về ở với mẹ. Vy lọt vào tầm ngắm của cậu con trai, để lường trước mọi chuyện có thể xảy ra, mẹ con Vy từ biệt người hàng xóm tốt bụng đó đến thuê trọ một quận khác của Thủ đô.
Mẹ con Vy đi bà hàng xóm buồn lắm, bà thanh toán tiền lương tháng cuối cho Vy được 2,5 triệu như đã thỏa thuận. Bà còn đưa cho cô một phong bì dặn Vy khi nào thật sự cùng quẩn nhất hãy giở nó ra. Vy cầm phong bì xem như đó phép màu cổ tích. Từ biệt bà, cô bế con đi, số vốn trong tay 2,5 triệu đống và đứa con thơ, cô không biết phải làm thế nào. Một tia sáng hé trong cô, cô sẽ kinh doanh rau và các hàng khô.
Vy gọi cho một số người thân cô, dì ,chú, bác vay mượn. Nhưng tất cả mọi người đều ái ngại, có người thương cho mẹ con Vy mấy trăm, có người buông câu “thế vay có trả được không?” Cũng không thể trách được, ở hoàn cảnh như Vy ai dám cho vay chứ! Vy tiếp tục vay bạn bè, họ cũng cố gắng quyên góp. Bố mẹ cô thấy nóng ruột gửi cho Vy 5 triệu. Như vậy tổng số vốn Vy có là 12 triệu.
Vy bắt đầu bế con tìm nhà mặt đường vừa để ở, vừa để buôn bán. Sau mấy ngày tìm kiếm, Vy đã tìm ra một nhà ưng ý với giá 2,5 triệu một tháng, nhưng ông chủ bắt trả trước 3 tháng và 1 triệu tiền cọc điện nước. Đã khó càng khó, số tiền đã ít càng ít nên Vy chả biết bán gì ngoài dưa, cà và rau xanh.
Ba tháng cũng qua, mẹ con Vy tiết kiệm mấy cũng không đủ để đóng 3 tháng tiếp theo, buộc Vy phải chuyển địa điểm khác rẻ hơn, và tiền nhà trả tháng một. Mẹ con cô lại chuyển địa điểm cách đó gần một km. Vy hy vọng nhiều lắm. Nhưng một lần nữa ông trời lại thử thách cô. Chuyển lên địa điểm mới con bé ốm, Vy thức trắng mấy đêm, cộng thêm lo nhiều thứ, cơm lại không đủ no nên Vy cũng lăn ra ốm.
Vy ốm không ai chăm, con bé cũng đang ốm khóc liên hồi. Cô không dậy được cứ nằm vạch áo cho bé bú. Người Vy lả dần, con vẫn khóc, cô dỗ dành con bằng lời nghẹn ngào “kiếp sau đừng làm con của mẹ nhé”. Bà chủ nhà thấy mẹ con ốm lăn, ốm lóc, bà nói mát một câu “khỏe chuyển đi chỗ khác, tôi không cho thuê nữa”. Thấy con lã dần theo mẹ, Vy gọi điện thều thào với bà chị họ nhờ giúp đỡ… Được giúp đỡ, mẹ con Vy dần khỏe, khỏe lại tiền trong người hết sạch. Mới ốm dậy, Vy thèm đủ thứ nhưng không có tiền làm sao mua?
Mẹ con Vy lại phải khăn gói một lần nữa, cô không biết đi đâu, ở đất Thủ đô cái gì cũng phải tiền, không tiền không nhà để ở, không cơm để ăn… Vy gọi cho mẹ, mẹ cô cay nghiệt “tôi đã nuôi cô lớn, cho ăn học đàng hoàng cô trả ơn như vậy, đứa con hoang trả cho bố nó, hoặc gửi vào trại mồ côi”. Vy khóc nức nở, cô nhìn đứa con thơ đứt từng khúc ruột.
Nhớ lại lời bà hàng xóm dặn, Vy mở phòng bì ra, trong đó có 3 triệu đồng. May quá! Vốn là người gan lỳ không bỏ cuộc, cô lại tiếp tục thuê nhà mặt đường kinh doanh. Cô tìm đến sân đình, may quá gần đó có nhà cho thuê. Thấy hoàn cảnh đáng thương họ cho mẹ con Vy thuê 1,5 triệu một tháng, và 3 trăm tiền cọc điện nước. Đến bây giờ vốn Vy chỉ có 1,2 triệu. Vy đến ở nhà mới nhưng cô lo lắm, cô ra đình trước nhà cầu khẩn trời đất, hãy cho mẹ cô một con đường sống.
Sau một tháng, gánh hàng dưa cà của Vy đắt khách. Vy nấu xôi sáng, bỏ thêm ít hàng khô bán. Lợi nhuận tăng lên trông thấy, nhưng cuộc sống hai mẹ con vẫn thiếu trước hụt sau, có ngày Vy phải ăn cháo trắng. Vy lại sang quỳ gối vay tiền chị họ, người đó cho Vy vay 10 triệu với lãi suất 1,3. Bây giờ cuộc sống của mẹ con Vy đã dần ổn.
Vào một ngày đẹp trời, anh ta gọi cho Vy và hẹn gặp. Cô cũng tò mò xem từ ngày anh bỏ mẹ con Vy đi bây giờ sống như thế nào, nhất là Vy muốn biết anh ta trả lời thế nào với số tiền anh ta đã lấy của Vy. Cô đồng ý hẹn gặp ở quán cà phê xa nhà trọ. Anh ta đi xe ga, tóc vuốt keo, áo quần sành điệu, giầy bóng lộn, đồng hồ mã vàng đến điểm hẹn gặp Vy. Vy cười khểnh! Thì ra những ngày tháng mẹ con Vy cơ cực là lúc anh ta sung sướng nhất.
Lúc gặp anh ta ngơ ngác nhìn đứa bé, hỏi mấy câu qua loa, khi Vy nhắc đến số tiền, anh ta quanh co và đứng dậy đi thẳng. Vy nhìn anh ta đi như chạy, cô lắc đầu buồn bã. Nhưng Vy thấy phục mình đã biết cân bằng cuộc sống, đúng là có khó khăn mới biết sức mình như thế nào!
Theo VNE
Vợ cứ để 'mặt mộc' cho anh nhờ!
Anh đang thử tưởng tượng, khi em để mặt mộc thì người khác sẽ nghĩ em thế nào nhỉ? Hoặc là họ sẽ chê em xấu, các nét không đẹp.
Hoặc là có người sẽ khen em giản dị, nhìn thật hơn. Nhưng anh nghĩ, dù họ có nói thế nào đi nữa, thì việc em để mặt mộc anh còn thấy thoải mái hơn gấp ngàn lần so với việc ngày nào em cũng chát phấn tô son.
Hôm qua ông bạn gọi điện cho anh bảo: "Không ngờ là vợ mày xinh thế. Ngày trước, hồi mới yêu mày, tao có gặp cô ấy mấy lần, thấy nhan sắc bình thường mà nhỉ. Sao giờ lại xinh thế. Mày cho ăn gì, hay mày đắp vào đó bao nhiêu tiền mỹ phẩm mà vợ mày như hotgirl vậy." Tưởng người ta khen mình được câu, nào ngờ, đằng sau đó là đầy ẩn ý. Họ đang chửi thầm mình, chắc đang bảo em suốt ngày choe choét môi son.
Còn cô bạn cùng cơ quan thì lại hỏi xéo: "Cái loại mỹ phẩm vợ anh dùng là loại gì ấy nhỉ? Xem chừng có thể che được cả sẹo, biến xấu thành đẹp, như thuốc tiên ấy nhỉ? Anh biết giới thiệu cho em cái. Em mà đánh vào thì phải Kiều gọi bằng cụ". Biết vậy nhưng anh cũng chỉ cười trừ cho xong chuyện, chứ đôi co làm gì. Mình là đàn ông, lại đi nói mấy cái chuyện nhảm nhí ấy, chấp nhặt với đàn bà thì có mà bằng họ à, mà có khi họ lại cười cho thối mũi.
Thật ra, anh chẳng thù hằn gì họ, cũng không chê bai gì người ta cả. Họ không có ý nói vợ xấu, không có ý ghen ăn tức ở. Anh hiểu được hàm ý sâu xa của họ. Có lẽ họ chỉ muốn góp ý với anh để anh nói với vợ rằng, em bớt son phấn đi một chút.
Anh ngại vì người ta chê vợ bảnh chọe (ảnh minh họa)
Trước đây anh không để ý nhiều, vợ thích làm gì thì làm, mặc gì thì mặc, bôi gì thì bôi. Nhưng gần đây, anh thấy người ta bàn tán nhiều về việc chị em phụ nữ đã quá thoáng, còn cả &'thả rông' ra đường cho bao nhiêu người nhìn mà chẳng biết ngại. Nhiều người thì nói các bà cô bảnh chọe, già rồi mà còn lòe loẹt son phấn. Anh thấy vợ đúng là như thế.Thôi thì, người ta đã nói rồi thì vợ cũng hạn chế đi chút xíu. Anh không cấm chuyện vợ trang điểm đi làm, nhưng bớt cái khoản môi đỏ như gấc, bớt cái khoản mắt xanh, gắn lông mi giả và dùng kẻ mắt đen xì đi vợ nhé. Cái đó giờ chỉ dành cho lứa tuổi teen. Vợ đã bao nhiêu tuổi rồi mà còn học đòi như thế. Phấn thì đánh nhẹ thôi, đừng bôi chát lên dày cộp mấy phân, nhìn gớm chết.
Anh làm chồng, để ý còn thấy ghê đừng nói gì người khác. Họ nói cũng không sai đâu vợ ạ. Trang điểm thì đẹp nhưng phải làm sao cho nó tế nhị, chứ lố bịch thì thành trò hề. Nhớ lời anh dặn vợ nhé.
Mà anh nghĩ, tốt nhất vợ cứ để mặt mộc đi, vừa không hại da lại khiến người ta bớt bàn tán. Mà anh thích vợ như thế, có xấu có quê gì cũng là vợ anh, anh chưa chê thì lo gì người khác chê. Vợ nhỉ?
Theo Eva
Tình khờ vì yêu anh! Vì yêu Tuấn, Vân chấp nhận đánh đổi danh dự và những ước mơ. Tình yêu cho cô can đảm ấy. Vân có thể cảm nhận được cái nhìn đầy khinh bỉ của gia đình Tuấn khi cô đứng trước nhà họ. Một cái nhìn xoáy sâu vào chiếc bụng lùm xùm của cô. Một đứa trẻ vô tội vừa mới được hình...