Lười thay quần chíp, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh hoàn
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe “cậu nhỏ” là nên thay mới quần chíp 6 tháng một lần.
Quần chíp cần thay kịp thời
Nghiên cứu cho biết, con trai rất lười thay quần chíp mới, thậm chí 3-4 năm mới thay một lần. Bất luận con số này có chính xác hay không, chỉ cần bạn phát hiện thấy quần chíp có những dấu hiệu như thủng lỗ nhỏ, quần bị rách hay mài mòn, có vết vàng ố, mùi vị khác thường… bạn nên lập tức vứt bỏ, thay cái mới. Quần chíp tốt nhất nên thay 6 tháng một lần.
Lựa chọn quần chíp thích hợp
Quần chíp mặc nhất định không được quá chật ( tinh hoàn phải chịu áp lực, công với nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chủ nhân), cũng không nên mặc quần chíp quá lỏng (không có sự hỗ trợ dành cho “cậu nhỏ”).
Quần sịp đùi được xem là thích hợp trong mọi trường hợp, nó khiến vùng kín của XY có được sự hỗ trợ vừa phải, thoải mái. Nhưng buổi tối khi đi ngủ, bạn nên mặc chiếc quần đùi rộng rãi để cậu nhỏ được tự do hít thở không khí trong lành.
Không nên giặt cùng lúc vài cái
Video đang HOT
Quần chíp bẩn thường mang theo một lượng phân nhỏ nhất định, ủ lâu ngày sẽ sinh bệnh tật. Vì vậy, sau khi tắm xong bạn nên bớt chút thời gian giặt luôn quần chíp, thay vì chất chồng vài ngày rồi mới giặt một thể.
Cần có được sự nhắc nhở của “đối phương”
Điều tra cho biết, XY đơn thân lười thay quần chíp hơn XY đã có gia đình. Một phần là vì những người vợ sẽ nhắc nhở, hoặc mua đồ mới về cho chồng thay, còn với XY chưa lập ra đình, điều này hơi khó.
Ngoài ra, cánh XY cũng nên lưu ý, không nên chỉ mặc quần ngoài mà không mặc quần chíp. Như vậy mặc dù sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt là mùa hè nóng bức. Nhưng mặc như vậy không chỉ khiến bạn cảm thấy trống trải, mà còn làm cho “cậu nhỏ” dễ bị tổn thương.
Theo TNO
Đau tinh hoàn bên trái là bệnh gì?
Tôi 29 tuổi, đã lấy vợ, sắp có con. Bình thường thì không sao nhưng khi sờ vào tinh hoàn bên trái và bóp mạnh thì thấy đau, có lợn cợn ở chỗ đau đó.
Xin hỏi tôi bị bệnh gì, có nguy hiểm đến tính mạng không? Có cách gì chữa trị không. Tôi bị khoảng 5 tháng nay rồi. Xin cảm ơn. (Nguyễn Tuấn)
Ảnh minh họa: menshealth.
Trả lời:
Tinh hoàn là cơ quan rất nhạy cảm của nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn, viêm nhiễm là một trong số đó, hoặc cũng có thể đau do bị quần chật, yên xe đạp, va chạm...
Trường hợp của bạn, tôi nghĩ rằng có thể do một số nguyên nhân sau:
1. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Khoảng 15-16% nam giới có tĩnh mạch và đám rối tĩnh mạch tinh hoàn giãn bất thường. Bình thường, máu từ tinh hoàn trái được tĩnh mạch tinh hoàn trái dẫn về tĩnh mạch thận trái. Còn máu từ tinh hoàn phải được tĩnh mạch tinh hoàn phải dẫn trực tiếp về tĩnh mạch chủ dưới.
Giãn tĩnh mạch tinh xảy ra khi tĩnh mạch tinh không có van, hoặc hệ thống van chống trào ngược bị trục trặc. Tình trạng này khiến máu từ tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ dưới trào ngược vào tĩnh mạch, làm cho tĩnh mạch tinh ngày càng giãn rộng, lượng máu ứ đọng lại quanh tinh hoàn quá nhiều.
Giãn tĩnh mạch tinh nhẹ (độ 1) thường không gây đau. Nếu giãn nặng (độ 3) thì đau, hoặc người bệnh có cảm giác nặng và khó chịu ở vùng bìu. Trong trường hợp này, cách chữa là thắt tĩnh mạch bằng kỹ thuật mổ nội soi. Sau mổ, thường tinh hoàn vẫn giữ kích thước và khả năng sản xuất tinh trùng bình thường.
2. Ung thư tinh hoàn
Khối ung thư phát triển thành cục cứng trong tinh hoàn, có lúc sờ thấy cứng ở đỉnh hay mặt sau, kèm cảm giác đau hoặc hơi đau. Đôi khi có thêm cảm giác nằng nặng ở bẹn hoặc bìu, gây sốt. Đối với những thể ung thư tinh hoàn thường gặp (như ung thư tuyến tinh), nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi đạt gần 100%.
3. Viêm tinh hoàn
Người bệnh thường cảm thấy phần bìu đau, sưng, đau có thể lan xuống háng, bụng dưới và bộ phận sinh dục.
4. Ngoài ra, bên cạnh tinh hoàn, trong cơ thể nam giới còn có các cấu trúc phụ như: mào tinh, mấu phụ tinh hoàn... Các cấu trúc này nếu bị tổn thương vẫn có thể gây ra cảm giác đau, làm nhầm lẫn với việc đau tinh hoàn. Do đó, bạn nên tới bác sĩ về nam khoa để được khám và siêu âm kiểm tra kỹ hơn.
Thân ái chào bạn.
Theo VnExpress
Cách nhận biết ung thư tinh hoàn Giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn thường không có dấu hiệu đặc biệt, chỉ thấy tinh hoàn to và rắn khi sờ nắn bằng mấy đầu ngón tay, cũng có thể không đau hoặc hơi đau. Ảnh minh họa Ung thư tinh hoàn phát triển từ những tế bào của tinh hoàn, là bệnh lý của nam giới trẻ, ở độ...